Người cao tuổi Trung Quốc ‘nghiện game’
Đại dịch đã khiến nhiều người mắc kẹt ở nhà và tìm cách giải trí bằng trò chơi điện tử, nhiều nhà phát hành đã bất ngờ khi biết một lượng không nhỏ khách hàng mới của họ lại là những người trên 60 tuổi.
Ông Yang Binglin gần như không thể kiềm chế được sự phấn khích của mình khi chơi thử trò chơi điện tử đua xe Gran Turismo Sport.
Người đàn ông 86 tuổi này đã kết nối vô lăng cùng bộ bàn đạp với máy chơi game PlayStation 5 của mình, và rất khó khăn để không bị chệch hướng khỏi đường đua.
Cảm giác này rất thật, nhìn kìa!, ông Yang hét lên. Bình tĩnh đi, ông suýt nữa va vào bàn rồi, vợ ông cười đáp lại.
Từng là một kỹ sư, ông Yang đã dành cả sự nghiệp của mình để làm việc trong lĩnh vực thăm dò khí đốt cho các công ty dầu khí của Trung Quốc. Nhưng kể từ khi nghỉ hưu, ông đã tìm được cho mình một niềm đam mê mới, thậm chí là một sự nghiệp mới.
Vài lần mỗi tháng, ông Yang lại đăng tải video và phát trực tiếp cảnh mình chơi các trò chơi lên nền tảng video Bilibili. Kênh của ông, với tên gọi Hardcore Gamer_Old Man Yang, đã trở thành một hiện tượng nổi đình đám trênBilibili và hiện có hơn 230.000 người đăng ký.
Ông Yang Binglin có một dàn máy chơi game khiến nhiều người trẻ ngưỡng mộ.
Đối với những người trẻ, Ông già Yang là một hiện tượng mới lạ. Họ thích việc một cụ ông lại có chung niềm đam mê với các trò chơi điện tử và thích xem ông Yang nói chuyện phiếm với cháu trai của mình khi cả hai chơi cùng nhau.
Ông ơi, ông là thần tượng của cháu, một người hâm mộ của ông Yang bình luận. Cháu hy vọng sẽ giống như ông trong 50 năm nữa.
Nhưng trên thực tế, người về hưu nghiện chơi điện tử không còn là chuyện hiếm nữa. Đại dịch COVID-19 đã làm bùng nổ số lượng game thủ tóc bạc ở Trung Quốc và ngành công nghiệp trò chơi điện tử trị giá 278 tỷ nhân dân tệ (44 tỷ USD) của nước này đang bắt đầu được chú ý.
Với việc Trung Quốc đưa ra các giới hạn mới nghiêm ngặt về thời lượng chơi game đối với thanh, thiếu niên hồi cuối tháng 8, phân khúc khách hàng trên 60 tuổi đã nổi lên như một trong những động lực tăng trưởng lớn nhất của ngành công nghiệp trò chơi điện tử.
Hiện có 45-57 triệu người cao tuổi chơi game ở Trung Quốc và con số này đã tăng gần gấp đôi kể từ giữa năm 2020, theo một báo cáo tháng 7 của Viện Tiếp thị Baidu (BIM). Tổng số người chơi của quốc gia này đã tăng 10% trong giai đoạn này.
Video đang HOT
Kể từ khi đại dịch bùng phát, ngày càng nhiều người cao tuổi học cách sử dụng các tiện ích công nghệ do bị phong tỏa trong nhà, từ việc đặt hàng tạp hóa đến thanh toán hóa đơn, qua điện thoại thông minh.
Các tùy chọn giải trí dành cho thiết bị di động như ứng dụng video và trò chơi điện tử cũng chứng kiến sự gia tăng lớn ở số lượng người dùng, khi những người cao niên tìm cách giải khuây trong thời gian ở nhà.
Song Delong, chủ một cửa hàng trò chơi điện tử dành cho người cao tuổi ở Bắc Kinh, cho biết: Trò chơi điện tử đem lại những tương tác giống như ngoài đời thực cho người cao tuổi. Chơi game giúp làm giảm cảm giác cô đơn của họ.
Hiện nay, khoảng 23% người cao tuổi ở Trung Quốc chơi game trên điện thoại di động, một báo cáo do Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc công bố vào tháng 9 cho thấy. Phần lớn người cao tuổi Trung Quốc thích chơi Anipop, một phiên bản tương tự game ghép hình Candy Crush.
Wang, một người phụ nữ 76 tuổi đến từ tỉnh Cát Lâm, cho biết bà chơi Anipop dành 60 phút để chơi game trên điện thoại mỗi ngày. Bà chia sẻ chơi điện tử đem lại cảm giác dễ chịu hơn là ngồi chơi mạt chược hàng giờ liền.
Những tựa game như Anipop và trò chơi mô phỏng nông trại Happy Farm đã trở nên quá phổ biến đối với những người cao tuổi, khiến nhiều game thủ Trung Quốc đã bắt đầu mô tả chúng là những trò chơi dành cho người già.
Hiện ngày càng nhiều công ty bắt đầu phát triển các trò chơi di động dành riêng cho người cao tuổi. Duan Mingjie, người sáng lập công ty tư vấn AgeClub có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết một số công ty khởi nghiệp tập trung vào thị trường tiềm năng này.
Trò chơi di động không chỉ dạy người cao tuổi những kiến thức về sức khỏe mà còn mang lại cho họ cảm giác sảng khoái, có thể làm chậm quá trình lão hóa, ông Duan chỉ ra.
Mặc dù những thay đổi ở Trung Quốc đặc biệt mạnh mẽ, nhưng thị trường trò chơi dành cho người cao tuổi đang gia tăng trên toàn cầu trong những năm gần đây. Theo một báo cáo do công ty nghiên cứu thị trường Global Web Index công bố vào tháng 4, số lượng game thủ trong độ tuổi từ 55 đến 64 trên toàn thế giới đã tăng 32% kể từ năm 2018.
Ở Mỹ, xu hướng này đã rõ ràng ngay cả trước khi xảy ra đại dịch. Người cao tuổi Mỹ đã chi 3,5 tỷ USD cho các trò chơi và phụ kiện chơi game vào năm 2019, tăng hơn 6 lần so với năm 2016.
Các game thủ cao tuổi cũng đang đóng một vai trò ngày càng rõ nét trong văn hóa chơi game của Mỹ, với những nhân vật như Shirley the Gaming Grandma Curry thu hút gần 1 triệu người đăng ký trên YouTube. Vào năm 2020, trò chơi nhập vai The Elder Scrolls VI thậm chí còn bổ sung thêm một nhân vật mới ở độ tuổi 85 tuổi.
Theo Viện Tiếp thị Baidu, ngày càng có nhiều người cao tuổi Trung Quốc sẵn sàng chơi các game vốn chỉ dành cho giới trẻ, chẳng hạn như Perfect World và Honor of Kings. Và một số người, tiêu biểu là ông Yang, đang đạt được lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội.
Một game thủ lớn tuổi nổi tiếng khác của Trung Quốc là Bác Jifeng. Nổi tiếng chủ yếu nhờ chơi Liên minh Huyền thoại, ông Jifeng đã thu hút được gần 1,2 triệu người theo dõi trên nền tảng video Douyin và thậm chí đã xuất hiện một số lần trên truyền hình.
Ông cũng đã trở thành người phát ngôn không chính thức cho cộng đồng người chơi game cao tuổi của Trung Quốc. Sau bản cập nhật gần đây của Liên Minh Huyền Thoại, Jifeng đã phàn nàn về phông chữ quá nhỏ và mô tả phức tạp của phiên bản mới. Ông thừa nhận rằng hiện ông cần sự giúp đỡ của cháu trai mình để chơi game.
Việc thường xuyên chơi game giúp người cao tuổi cải thiện cả sức khỏe tinh thần và thể chất.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Jifeng cho biết ông đã mất gấp đôi thời gian để thích nghi với một trò chơi điện tử mới so với một người trẻ. Nhưng ông cho biết sẽ không nghĩ tới việc nghỉ chơi game.
Ông già Yang cũng cho biết ngành công nghiệp game thường không quá chú tâm đến những người chơi lớn tuổi hơn khi thiết kế sản phẩm.
Ngoài yêu cầu kỹ năng, người cao tuổi cũng gặp khó trong việc cập nhật cấu hình cho thiết bị chơi game. Thêm vào đó, có rất nhiều tiếng Anh trong các trò chơi, vì vậy tôi cũng cần biết một chút tiếng Anh để chơi, ông nói.
Yang cũng không có kế hoạch nghỉ chơi. Ông cho rằng chơi chơi game giúp ông hoạt động cả tinh thần và thể chất. Việc tương tác với người hâm mộ trên nền tảng Bilibili giúp ông giữ được một trái tim trẻ trung.
Phát hành game quốc tế: Định hướng" bắt buộc" của các NSX Trung Quốc và "kẻ đứng thứ 2 lại về nhất" NetEase
Ngay cả Tencent - gã khổng lồ về internet và trò chơi điện tử số 1 Trung Quốc - cũng đang mong muốn điều đó mà chưa có kết quả đáng kể nào.
Để tìm một công ty sản xuất game năng động, tích cực và sáng tạo hàng đầu hiện nay, không ngoài ai khác, cái tên NetEase Games sẽ được nhắc đến nhiều nhất. Vượt khỏi ranh giới của thị trường game Trung Hoa đại lục, ngày càng nhiều game mobile hấp dẫn của hãng game này được cộng đồng game thủ quốc tế đón nhận, hưởng ứng nhiệt tình.
NetEase Games là công ty game lớn thứ 2 tại Trung Quốc
Có thể nói, định hướng phát triển và phân phối trò chơi điện tử ra nước ngoài đang là một trong những mảng kinh doanh có tính cấp thiết, quan trọng của nhiều công ty game Trung Quốc. Ngay cả Tencent - gã khổng lồ về internet và trò chơi điện tử số 1 Trung Quốc - cũng đang mong muốn điều đó. Nguyên nhân chính được cho là chính sách siết chặt vấn đề sản xuất, ra mắt game tại đại lục vì áp lực dư luận trước tình trạng sức khỏe của trẻ vị thành niên, kèm theo các vấn nạn xã hội của việc ham mê chơi game và cũng không thể không nhắc những quy định cực kỳ khắt khe về nội dung.
Thị trường game Trung Quốc vốn rộng lớn nhưng có sự bão hòa nhất định và ngày càng khắt khe hơn. Dự đoán được tình hình này, khá nhanh nhạy và khôn ngoan, hãng game NetEase đã bắt đầu tạo dựng cho mình một con đường đúng đắn và hiệu quả từ trước đó qua định hướng phát hành game quốc tế.
NetEase nắm bắt xu hướng, thị hiếu chơi game cực tốt
Nếu như chúng ta thấy, Tencent vẫn đang "lưu luyến", "mặn mà" với các sản phẩm game thể loại truyền thống như kiếm hiệp, bắn súng FPS hoặc vẫn tập trung cho các sản phẩm trụ cột (Vương Giả Vinh Diệu, Crossfire Legends, Võ Lâm Truyền Kỳ Mobile...) thì bộ mặt của NetEase đã khác đi nhiều thông qua phát hành game quốc tế cực sớm.
Hiểu rõ game thủ đang thích chơi gì là bí quyết thành công của game NetEase
Hãng game NetEase nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu của giới game thủ. Hai sản phẩm Rules of Survival, Knives Out ra đời ngay khi hiện tượng PUBG bùng nổ và đến nay đã giúp NetEase gần như có được người chơi trung thành ở thể loại này. Chưa kể, các tựa game thuộc dòng khác của NetEase cũng được dịch chuyển dần sang style "xu hướng bắt trend", nghĩa là hiểu rõ game thủ đang thích chơi gì và tập trung phát triển nó.
Nhắm vào các thị trường khác nhau với những chiến lược khác nhau, với đội ngũ nhân sự chuyên biệt và mức đầu tư công bằng
Một điều chắc chắn rằng muốn mạnh ở sân chơi "nhà người ta" bắt buộc bạn phải chơi với họ. NetEase còn rất khôn khéo và thông minh trong việc trở thành đối tác của những thương hiệu lớn và các NPH lớn nhằm quảng bá game ra quốc tế. Gần đây nhất là sự kiện Wanpixia Game - tiền thân của Galaxy NetEase, trực thuộc NetEase hợp tác với SohaGame và nhanh chóng cho ra mắt siêu phẩm Tuyệt Kiếm Cổ Phong, trở thành tựa game sở hữu nền đồ họa cổ phong đầu tiên được du nhập vào Việt Nam.
Dưới bàn tay nhào nặn của đội ngũ nhân sự NetEase, cảnh ingame 100% cũng đủ như một thước phim tuyệt đẹp
Chung "cha đẻ" với nhiều bom tấn từng xuất hiện tại Việt Nam như Thiên Hạ bản client, Trảm Hồn, Anh Hùng Tam Quốc, Knives Out, Onmyoji Arena, Mộng Huyễn Tây Du 3D... Tuyệt Kiếm Cổ Phong chứng minh được năng lực, kinh nghiệm cũng như tầm nhìn chiến lược khôn ngoan của đội ngũ nhân sự dưới trướng NetEase. Họ hiểu được rằng làng game thế giới đang chuộng hơn những tựa game tươi sáng, mới lạ theo phong cách Nhật Bản, sau sự thành công của Genshin Impact.
Mặt khác, một đặc sản của NetEase mà sau, dù nhân sự tách ra thành lập công ty hay Studio riêng cũng vẫn vận dụng rất tốt, ấy là sự đầu tư nghiêm túc và công bằng giữa các sản phẩm. Lại lấy ví dụ như Tuyệt Kiếm Cổ Phong, dù là game nhập vai mobile - tính phức tạp và hardcore không thể nào bằng các sản phẩm sinh tồn - nhưng vẫn được đầu tư khủng, đầy đủ một "3D Production Pipeline", áp dụng kỹ thuật "Cross-Cutting", phương pháp dựng "Intellectual Montage" và được chỉ đạo bởi những chuyên gia hàng đầu trong ngành.
Từ những điều trên, chúng ta có thể thấy hiện nay vị trí của NetEase Games đang ở đâu trên bản đồ game mobile quốc tế. Chắc chắn một điều, từ sự thắt chặt của chính sách game nội địa sẽ tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa để NetEase vươn ra thế giới - điều mà ngay cả Tencent còn đang hì hụi thực hiện nhưng chưa có kết quả đáng kể nào.
Đang yên đang lành, "ngọc nữ" LPL - Candice phát cáu vì bị ném đá sau tin đồn tham gia đóng phim "thảm họa" về Esports Nữ MC xinh đẹp của LPL đã phải lên tiếng trong sự bực bội khi bất ngờ gặp "tai bay vạ gió". Nếu phải bình chọn một bộ phim gây tranh cãi nhất trong cộng đồng Liên Minh Huyền Thoại, nhất là ở khu vực LPL, thì chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến Em đẹp nhất khi cười. Bộ phim do...