Người cao tuổi đóng góp nhiều thành tích cho địa phương
Hội Người cao tuổi phường Trung Phụng, quận Đống Đa vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động công tác Hội năm 2019.
Với 1.403 hội viên – có tới trên 90% hội viên từ 60 tuổi trở lên, Hội người cao tuổi phường Trung Phụng đã nhận được sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền phường, đồng thời cũng đã có nhiều thành tích đóng góp cho địa phương (có tới trên 200 hội viên tham gia công tác từ tổ dân phố trở lên).
Hội nghị Tổng kết hoạt động công tác Hội người cao tuổi phường Trung Phụng
Hội đã thăm khám sức khoẻ và tặng quà 500.000 đồng/suất cho 13 cụ có hoàn cảnh khó khăn, 106 cụ tuổi từ 80 trở lên được hưởng chế độ trợ cấp xã hội 350.000 đồng/tháng.
Video đang HOT
Câu lạc bộ dưỡng sinh và câu lạc bộ thơ ca được duy trì đều đặn. Hội cũng đã tham gia tích cực các phòng trào “ Tuổi cao gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Ông, bà, cha, mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”…
Có 9 tập thể và 19 cá nhân đã đươc Hội đồng thi đua phường khen thưởng nhân dịp tổng kết công tác thi đua của Hội năm 2019.
Theo LĐTĐ
Vâng lời Bác dạy, viết tiếp chiến công
Truyền thống của quân đội, Binh chủng Pháo binh (PB) và Quân đoàn 2 luôn khắc ghi những trận đánh oanh liệt của Trung đoàn PB 164 (nay là Lữ đoàn PB 164, Quân đoàn 2)-đơn vị vinh dự được Bác Hồ gửi điện giao nhiệm vụ, gửi thư khen và tặng 8 chữ vàng "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng".
Một thời chiến đấu hào hùng
Ngay sau khi thành lập (25-10-1954), Trung đoàn PB 86 (đơn vị tiền thân của Lữ đoàn PB 164) được giao nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chi viện cho chiến trường miền Nam. Tháng 5-1958, Trung đoàn PB 86 đổi tên thành Trung đoàn PB 164, thuộc Quân khu 4. Năm 1967, trung đoàn vinh dự được giao nhiệm vụ đại diện cho PB miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đánh trả, trừng trị PB địch ở bờ Nam sông Bến Hải.
Bức điện giao nhiệm vụ Bác Hồ viết "...Các chú đại diện cho PB miền Bắc xã hội chủ nghĩa đánh trả hành động leo thang của PB địch ở bờ Nam, vì vậy trận đầu các chú phải đánh thắng". Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Bác giao, Đảng ủy, chỉ huy trung đoàn đề ra phương châm chỉ đạo: "Chuẩn bị chu đáo, bí mật tuyệt đối, nắm chắc thời cơ, đánh trúng, đúng mục tiêu, đánh mãnh liệt". Ngày 20-3-1967, sau khi hoàn thành mọi công tác chuẩn bị và thời cơ xuất hiện, đúng 18 giờ 18 phút, các khẩu pháo của trung đoàn đồng loạt nổ súng dồn dập trút "bão lửa" vào căn cứ địch ở Dốc Miếu (Gio Linh, Quảng Trị). Sau gần một giờ chiến đấu, ta đã tiêu diệt hơn 1.000 tên địch, phá hủy 57 xe quân sự, 5 máy bay, bắn cháy 1 kho xăng, 2 kho đạn... Chiến thắng đã gây được tiếng vang lớn trên toàn mặt trận, đơn vị vinh dự được Bác Hồ tặng cờ "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" và gửi thư khen, trong thư Bác tặng 8 chữ vàng "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng".
Chỉ huy lữ đoàn kiểm tra bộ đội Tiểu đoàn 2 huấn luyện chuyên ngành. Ảnh: CHUNG QUÁCH
Vâng lời Bác dạy, trung đoàn càng đánh càng mạnh, vừa tổ chức chiến đấu độc lập, vừa tham gia chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng, kịp thời chi viện hỏa lực cho các đơn vị trên những hướng của chiến dịch: Đường 9-Bắc Quảng Trị; Mậu Thân 1968; Xuân Hè năm 1972... Trung đoàn vinh dự được nhân dân trao tặng phiên hiệu "Đoàn PB Bến Hải" để ghi nhớ những chiến công hào hùng, oanh liệt trên đất lửa Vĩnh Linh-Đường 9-Bắc Quảng Trị-nơi có dòng sông Bến Hải chảy qua.
Sau khi sáp nhập về đội hình chiến đấu của Quân đoàn 2, mùa xuân năm 1975, lữ đoàn là đơn vị hỏa lực mặt đất chủ yếu chi viện cho quân đoàn lập công xuất sắc trong các chiến dịch: Trị Thiên-Huế; Huế-Đà Nẵng. Tiếp đó, lữ đoàn trong đội hình Quân đoàn 2 thực hiện cuộc hành quân thần tốc quy mô lớn, vượt chặng đường hàng nghìn cây số, vừa hành tiến, vừa đánh địch... Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đúng 4 giờ 30 phút ngày 29-4-1975, đơn vị nổ súng mở màn cuộc tổng công kích vào nội đô Sài Gòn. Pháo 130mm của lữ đoàn từ Nhơn Trạch (Đồng Nai) bắn dồn dập vào sân bay Tân Sơn Nhất, cắt đứt cuộc tháo chạy cuối cùng bằng đường không của quân ngụy Sài Gòn, góp phần quan trọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...
Kiên cường, tự lực viết tiếp chiến công
Những năm gần đây, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 87 của Thường vụ Quân ủy Trung ương và Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ", Đảng ủy, chỉ huy lữ đoàn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị phát huy truyền thống "Kiên cường, tự lực, đánh giỏi, bắn trúng" xây dựng lữ đoàn vững mạnh toàn diện. Các cơ quan, đơn vị trong lữ đoàn thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tin, ý chí quyết chiến, quyết thắng và tinh thần tự lực, tự cường cho bộ đội. Thực hiện huấn luyện theo đúng phương châm "Cơ bản, thiết thực, vững chắc", kết hợp chặt chẽ huấn luyện với rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy; hoàn thành toàn diện công tác hậu cần, kỹ thuật; tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Đơn vị luôn ổn định về chính trị, cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, nhiều năm liền lữ đoàn đạt đơn vị huấn luyện giỏi, không có vi phạm kỷ luật phải xử lý.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, lữ đoàn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân (năm 1972) và tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, phần thưởng cao quý. Lữ đoàn được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (năm 2014); Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì (năm 2019), nhiều năm liền được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Quân đoàn 2 tặng cờ thi đua. Kết quả đó là nhân tố chính trị tinh thần quan trọng bảo đảm cho lữ đoàn luôn hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Đại tá NGUYỄN HOÀNG TÚ (Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Lữ đoàn Pháo binh 164)
Theo QĐND
Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Thủ đô Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 86-HD/BTGTU về tổ chức hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Theo đó, nội dung tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống cách mạng, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí xây dựng và...