‘Người buôn tiền’ nói gì về con số ngoại tệ ‘chảy’ ra nước ngoài?
Thực sự con số 7,3 tỷ USD này nói lên điều gì? Và nó thực sự đáng lo ngại hay không?
Ông Trương Văn Phước – Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Con số 7,3 tỷ USD gửi nước ngoài trong quý 3 năm 2015 được công bố mới đây của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt Nam (VERP) đã đặt ra nhiều nghi vấn, lo lắng cho người dân. Vậy thực sự con số 7,3 tỷ USD này nói lên điều gì? Và nó thực sự đáng lo ngại hay không?
“Lo chảy máu ngoại tệ là không có cơ sở”
“Lo ngại về lãi suất USD về 0% gây “chảy máu” ngoại tệ là không có cơ sở”. Đây là một trong những khẳng định của ông Trương Văn Phước – Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên Tổng giám đốc Eximbank, đưa ra khi được hỏi về con số 7,3 tỷ USD.
Kể từ nửa cuối năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đưa ra một loạt giải pháp chính sách nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, góp phần hạn chế tình trạng đô la hóa. Trong số các chính sách đó, đáng lưu ý phải kể đến quyết định hạ lãi suất tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế và cá nhân xuống 0%/năm.
Đây là quyết định “mạnh tay” chưa có trong tiền lệ. Nó đặt ra lo ngại về nguy cơ “chảy máu” ngoại tệ ra nước ngoài. Đặc biệt trong bối cảnh mới đây VERP lại đưa ra vấn đề tăng đột biến của dòng tiền ngoại hối gửi ra nước ngoài với con số 7,3 tỷ USD vào quý 3 năm 2015.
Vậy, có hay không sự việc, vì lãi suất tiền gửi USD xuống 0% nên người dân mang tiền gửi ra nước ngoài, gây ra hiện tượng “chảy máu” ngoại tệ?
Video đang HOT
Ông Trương Văn Phước khẳng định “không thể có chuyện người dân Việt Nam ồ ạt gửi tiền USD ra nước ngoài. Bởi, tiền USD gửi ở hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có từ 40 năm nay sau ngày đất nước thống nhất. Và việc tiền gửi trên các tài khoản thanh toán đó, tương thích quy mô hoạt động vốn liếng, ngoại hối vào ra của các nước. Nước ta trước đây dự trữ ngoại hối từ vài ba trăm triệu, tới nay đã lên tới hai ba trăm tỷ. Nên không thể nói vì lãi suất USD về 0% mà dân “tuồn” tiền USD ở Việt Nam mang gửi ra nước ngoài”.
Ông Phước cho biết thêm rằng: “Đưa lãi suất USD về mức 0% là một trong những giải pháp của NHNN chống lại vấn đề USD hóa. Đây là vấn đề của mọi quốc gia để đảm bảo chính sách tiền tệ trong nước. Có thể có một vài trường hợp mang ngoại tệ đi gửi ra nước ngoài, nhưng đó chỉ là một vài trường hợp cá biệt, còn chúng ta có hệ thống giám sát quản lý ngoại hối nên không thể có hiện tượng người dân ào ào gửi tiền ra nước ngoài”.
Và thực ra lãi suất USD ở nước ngoài cũng gần bằng 0% từ nhiều năm trở lại đây. Nên nói do lãi suất USD trong nước xuống 0% mà lo ngại người dân mang hết USD ra nước ngoài gửi là không có căn cứ.
Lý giải thế nào về con số 7,3 tỷ USD?
Về con số 7,3 tỷ USD gửi ra nước ngoài năm 2015, ông Phước cũng cho biết: Người dân không nên lo lắng về con số trên. Và chúng ta cũng không cần lo ngại rằng ngân hàng sẽ rơi vào “bẫy” thanh khoản USD.
Những năm 90, nước ta đã bắt đầu có những dòng tiền ngoại hối. Thay cho việc chúng ta mua hàng ở nước ngoài, sau đó dùng các phương tiện như máy bay, tàu hỏa để chuyên trở tiền thanh toán. Thì nay chúng ta mở các tài khoản nước ngoài ngắn hạn là để có thể ký gửi tiền để phục vụ cho việc mua bán, xuất nhập khẩu, để thanh toán, chi trả, nhận lại những dòng tiền ngoại hối vào trong nước.
Ông Phước cũng cho rằng “ngân hàng phải duy trì các tài khoản nước ngoài để làm trung gian cho việc xuất nhập khẩu đi vào Việt Nam, chi trả thanh toán ngoại hối của quốc gia. Ngân hàng thương mại đi vay là đi vay những nguồn vốn rất dài hạn để có thể phục vụ cho các tài khoản vay ngắn hạn, trung hạn của ngân hàng họ”.
Và trong những vấn đề này, rõ ràng các ngân hàng đã có những tính toán rất kỹ lưỡng trước khi có bất cứ động thái nào trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ.
Ông Phước cũng đưa ra một ví dụ hóm hỉnh để nói về việc chúng ta không nên lo lắng vấn đề ngân hàng có rơi vào “bẫy” thanh khoản USD. “Việc này giống như việc chúng ta đi qua đường, thấy một con voi và lo rằng nếu nó chết thì ai sẽ chôn nó.”
Thị trường ngoại hối là thị trường rất chuyên nghiệp. Ngân hàng trung ương có trách đảm bảo cho tỉ giá hối đoái làm sao đạt ở mức tối ưu cho nền kinh tế. Có nghĩa là tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, còn hàng nhập khẩu vừa phải không tác động tới giá thành sản phẩm, không làm cho lạm phát tăng lên.
Do vậy, người dân và doanh nghiệp không cần lo lắng về những con số công bố mới đây của VERP, ông Phước nói.
Theo Bizlive
Doanh nghiệp loay hoay với biến động chính sách ngoại tệ
Kết quả kinh doanh quý I và cả năm 2016 của nhiều DN có nợ vay ngoại tệ, các DN có quan hệ vay mượn ngoại tệ lâu nay sẽ chịu tác động lớn từ biến động tỷ giá, cũng như các chính sách liên quan đến cho vay ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1/4/2016.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2016 của CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) đã phản ánh kết quả kinh doanh quý I của DN với con số lỗ ròng lên tới 157 tỷ đồng.
Xét về hoạt động kinh doanh chính, doanh thu quý I của PPC giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.707 tỷ đồng do giá bán điện bình quân quý I/2016 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015. Giá vốn hàng bán biến động giảm cùng chiều với doanh thu, tỷ lệ giảm gần 12% về 1.654 tỷ đồng. Doanh thu giảm, tuy nhiên giá vốn giảm ít hơn doanh thu khiến lợi nhuận gộp có sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, chỉ đạt 53 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lợi nhuận gộp lên tới 134 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận gộp cùng với doanh thu tài chính gần 98 tỷ đồng không thể bù đắp khoản chi phí tài chính lên tới 285 tỷ đồng của PPC trong kỳ. Trong đó, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá mà PPC phải ghi nhận gần 262 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Kết quả, trong quý I/2016, PPC ghi nhận con số lỗ ròng lên tới gần 157 tỷ đồng, trong khi quý I/2015 đạt lãi ròng gần 52 tỷ đồng.
Đến thời điểm ngày 31/3/2016, số dư nợ vay của hợp đồng vay dài hạn của EVN (vay lại hợp đồng vay vốn của JBIC) còn lại là 22,2 tỷ JPY. Đây chính là khoản vay có ảnh hưởng trọng yếu đến việc trích lập chi phí chênh lệch tỷ giá của PPC trong thời gian qua.
Trên sàn niêm yết, khá nhiều DN sẽ chịu tác động tương tự PPC khi có khoản vay ngoại tệ lớn, đơn cử như CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau, CTCP Nhiệt điện dầu khí Nhơn Trạch 2, CTCP Nhiệt điện Bà Rịa...
Không chỉ các DN vay nợ ngoại tệ lớn, tác động từ quy định, kể từ ngày 1/4/2016, các ngân hàng không còn được cho vay ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước cũng sẽ tác động lớn đến các DN, bởi lãi suất vay ngoại tệ trước đây thường chỉ bằng một nửa lãi suất vay VND. Như vậy, chi phí tài chính của nhiều DN sẽ đội lên gấp đôi so với trước đây.
Đại diện CTCP Tập đoàn Minh Phú cho biết, lâu nay họ vẫn vay ngoại tệ của một số ngân hàng với lãi suất khoảng 3-4%/năm, sau đó đổi ra tiền đồng để thanh toán việc mua nguyên liệu trong nước. Là DN xuất khẩu tôm, nên Minh Phú luôn có nguồn thu ngoại tệ để trả các ngân hàng sau đó.
Việc vay ngoại tệ đã giúp DN tiết kiệm không ít chi phí tài chính. Tuy nhiên, theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, Công ty không còn được vay USD để đổi ra tiền đồng nữa. Trong khi đó, lãi suất tiền đồng lại cao gấp đôi so với lãi suất vay USD, dẫn đến chi phí vay vốn tăng lên, từ đó làm giá thành hàng hóa của Công ty bị đội lên, giảm khả năng cạnh tranh.
Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, chủ tịch một DN lớn cho biết, hiện có rất ít DN thực hiện được chính sách vay USD với các ngân hàng. Họ phải thỏa mãn nhiều điều kiện khắt khe như có nguồn USD về bán cho ngân hàng đủ tương ứng với nguồn DN đã vay. Quan trọng hơn, tín nhiệm của ngân hàng đối với DN phải ở mức rất cao, dựa trên khả năng trả nợ, dòng tiền tốt...
Không có năng lực tốt như những DN nọ, tổng giám đốc một công ty chuyên kinh doanh hàng thực phẩm rất lo lắng. Chi phí tài chính tăng, buộc công ty phải tính đến việc tăng giá bán sản phẩm, nhưng nếu không tính toán kỹ sẽ mất thị phần vào tay các đối thủ nước ngoài, bởi họ đang có lợi thế vốn vay rẻ khi xuất hàng cùng nước sở tại vào Việt Nam.
Thách thức này cũng được ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch CTCP Đầu tư và thương mại TNG nhấn mạnh rằng, lãi suất tiền đồng mà các DN dệt may như TNG đang được ngân hàng áp dụng là 7-8%/năm. trong khi lãi suất vay vốn của các đối thủ đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc chỉ bằng non nửa.
Thủy Nguyễn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Cẩn trọng với thị trường ngoại hối Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, Thông tư 24 của NHNN góp phần ổn định thị trường ngoại hối, nhưng không tác động đến chống 'đô la hóa'. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ 31/3/2016, dừng cho vay ngoại tệ đối với nhóm doanh nghiệp xuất khẩu qua các cửa khẩu. Ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách...