Người biểu tình bao vây Tổng thống Pháp
Hàng chục người biểu tình vây quanh nhà hát Les Bouffes du Nord, nơi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng phu nhân Brigitte đến xem kịch.
Cảnh sát đã nỗ lực ngăn cản người biểu tình, song một số đã lẻn được vào nhà hát, nơi Tổng thống Macron có mặt vào tối 17/1. Trong khi đó, người biểu tình ở bên ngoài hô “Macron, hãy từ chức!”, “Chúng tôi vẫn ở đây, dù Macron không muốn vậy”.
Lực lượng an ninh sau đó giúp một chiếc xe màu đen được cho là chở Tổng thống Macron thoát khỏi vòng vây của đoàn người đang la ó. Truyền thông Pháp cho biết Macron sau đó đã quay lại nhà hát để xem nốt vở kịch hiện đại The Fly.
Lực lượng an ninh bên ngoài rạp hát Les Bouffes du Nord hôm 17/1. Ảnh: Twitter/Charles Baudry
Hôm 17/1, người biểu tình cũng chặn cổng chính bảo tàng Louvre và buộc điểm du lịch nổi tiếng ở Paris này phải đóng cửa. Một số nhân viên bảo tàng tham gia biểu tình hô “Mona Lisa biểu tình, Leonardo cũng biểu tình”.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên bảo tàng Louvre và triển lãm Leonardo da Vinci phải đóng cửa hoàn toàn kể từ khi các cuộc đình công về cải cách lương hưu nổ ra hồi đầu tháng 12/2019. Đề xuất cải cách lương hưu được Macron đề xuất sẽ xóa bỏ một số đặc quyền và điều kiện nghỉ hưu đặc biệt của một lượng công dân, bao gồm những người làm việc trong ngành vận tải.
Văn phòng thủ tướng Pháp hồi tuần qua thông báo rằng Công ty Đường sắt Quốc gia Pháp (SNCF) và Công ty Quản lý Giao thông Công cộng Paris (RATP) đã thiệt hại 1,1 tỷ USD kể từ khi các cuộc đình công bắt đầu. Ngành đường sắt hứng chịu nhiều thiệt hại nhất khi mất đến gần 950 triệu USD.
Mặc dù số người lao động tham gia đình công đã giảm dần kể từ khi phong trào bắt đầu, hoạt động vận tải đường sắt ở Paris và toàn quốc vẫn bị gián đoạn ngày 17/1. Truyền thông Pháp cho biết khoảng 187.000 người đã xuống đường biểu tình trên khắp cả nước hôm 16/1.
Theo danviet.vn
Nguy cơ đụng độ Mỹ-Iran
Tuy người biểu tình đã rút khỏi khu vực đại sứ quán Mỹ ở Iraq, nhưng diễn biến này lần nữa cho thấy tầm ảnh hưởng của Iran tại quốc gia láng giềng; đồng thời đánh dấu bước ngoặt mới trong cuộc đấu không có hồi kết giữa Washington và Tehran.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, người biểu tình Iraq có thể lọt vào trong khuôn viên đại sứ quán Mỹ. Sự kiện này được so sánh như vụ tấn công đại sứ quán Mỹ tại Tehran năm 1979 khởi đầu cuộc Cách mạng Hồi giáo.
Người biểu tình bao vây và phá hoại đại sứ quán Mỹ ở Baghdad. Ảnh: AP
Là phái bộ ngoại giao lớn nhất của Mỹ trên thế giới, đại sứ quán nước này tại Iraq được bao bọc bởi một loạt trạm kiểm soát thuộc Vùng Xanh ở trung tâm Thủ đô Baghdad. Tuy nhiên, Reuters cho biết người biểu tình trong hai ngày qua đã xông vào vành đai đại sứ quán với các khẩu hiệu chống Washington. Biểu tình biến thành bạo lực khi đám đông bắt đầu ném đá, đốt phá buộc lực lượng an ninh bắn hơi cay để giải tán.
Bất ổn diễn ra sau chiến dịch không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở của nhóm dân quân Kataib Hezbollah (KH) thân Iran hồi cuối tuần rồi. Ngoại trưởng Mike Pompeo đã phải hoãn chuyến thăm Ukraine để giám sát diễn biến tình hình ở Iraq. Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad cũng đã ra thông báo đình chỉ tất cả các hoạt động lãnh sự do lo ngại nguy cơ an ninh. Các công dân Mỹ được khuyến cáo không nên tới gần đại sứ quán. Trước đó, Đại sứ Mỹ và các nhân viên đã được sơ tán ra khỏi khu tổ hợp này ngay khi biểu tình nổ ra.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Iran đứng sau màn bạo lực và đe dọa nước này sẽ "trả giá đắt" nếu có thiệt hại hoặc xảy ra thương vong ở đại sứ quán Mỹ. Tuy nhiên, Tehran đã lên tiếng phủ nhận trách nhiệm. Truyền thông dẫn lời lãnh đạo tinh thần tối cao Iran Ali Khamenei còn cho biết, Cộng hòa Hồi giáo nếu quyết định đối đầu bất kỳ quốc gia nào thì chính họ sẽ trực tiếp hành động.
Trong khi đó, New York Times đưa tin các thủ lĩnh lực lượng dân quân thân Iran quyết định giải tán hoạt động biểu tình dựa trên cam kết của Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi về dự luật buộc quân đội Mỹ rút khỏi đây. Văn bản này dù có thông qua hay không thì tình hình hiện nay đã phản ánh rõ thực tế mới ở Iraq.
Bất chấp nỗ lực 16 năm qua của Washington với chi phí hơn 1.000 tỉ USD cùng sinh mạng 5.000 quân nhân Mỹ nhằm thiết lập thể chế phù hợp lợi ích phương Tây, Chính phủ Iraq ngược lại đang xem xét sự hiện diện lâu dài của Mỹ ở nước này liệu có khả thi hay không. Cùng với hoài nghi từ Baghdad, chuyên gia cao cấp Randa Slim tại Viện Trung Đông ở Washington cho rằng đại sứ quán Mỹ bị bao vây chỉ là sự kiện mở màn cho những vòng đấu sắp tới giữa chính quyền Trump và Iran sau "tính toán sai lầm" dẫn tới bế tắc hiện nay.
Theo đó, lực lượng dân quân thân Tehran nghĩ rằng họ có thể tấn công các căn cứ quân sự Mỹ mà không sợ bị trả đũa. Ngược lại, Washington đinh ninh có thể đáp trả mà không dẫn đến hậu quả. Hiện có khoảng 5.200 lính Mỹ đang đóng tại Iraq để hỗ trợ lực lượng địa phương. Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cho biết Sư đoàn dù 82 gồm 750 binh sĩ đã sẵn sàng đến Trung Đông trong vài ngày tới và sau đó có thể tăng lên khoảng 4.000 quân.
Làn sóng bài Mỹ bùng phát giữa bối cảnh Iraq đang đau đầu trước các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài hàng tháng nay. Theo Reuters, người dân Iraq đang tức giận trước việc đất nước của họ bị biến thành chiến trường cho "cuộc chiến ủy nhiệm" giành ảnh hưởng giữa Washington và Tehran còn giới lãnh đạo ở Baghdad bị cho quá nhún nhường trước các cường quốc. Diễn biến này làm dấy lên quan ngại căng thẳng giữa Washington và Tehran sẽ còn kéo dài thậm chí nguy cơ xảy ra đụng độ trực diện giữa hai bên.
MAI QUYÊN (Theo Reuters, AP)
Theo baocantho.com.vn
Quân đội Mỹ bắn hơi cay vào người biểu tình Iraq Các binh sĩ đã bắn hơi cay để giải tán những người biểu tình đang tập trung bên ngoài khu đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad, trong bối cảnh làn sóng phản đối gia tăng. Theo AP, hàng chục người biểu tình Iraq ủng hộ Iran đã "cắm trại" bên ngoài đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad. Những người...