Người bị sởi nên ăn uống thế nào để nhanh hồi phục?
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 1.695 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, cao hơn gần 7 lần so cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, 676 trường hợp được xét nghiệm xác định dương tính, tăng 22,5 lần so năm ngoái.
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 1.695 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, cao hơn gần 7 lần so cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, 676 trường hợp được xét nghiệm xác định dương tính, tăng 22,5 lần so năm ngoái.
Sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Người mắc bệnh thường sốt, ho, có nốt phát ban, mắt đỏ, chảy nước mũi… Biến chứng nặng hơn có thể gây viêm nhiễm thần kinh, rối loạn cơ, hệ vận động… Tổn thương lên các cơ quan có thể kéo dài, thậm chí có những trường hợp kéo dài vĩnh viễn như viêm não, viêm màng não, mù lòa…
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 1.695 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, cao hơn gần 7 lần so cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, bệnh sởi còn có một năng lực vô cùng nguy hiểm là “xóa trí nhớ miễn dịch”. Sởi có thể phá hủy trung bình 40 loại kháng thể trong cơ thể người.
Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Hà ( Viện Dinh Dưỡng) khuyến cáo: Khi bị sởi, cơ thể cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhanh chóng hồi phục. Người bệnh nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin A, kẽm và protein. Cụ thể:
Video đang HOT
Thực phẩm giàu vitamin A : Cà rốt, bí đỏ, xoài, đu đủ, gấc, rau cải xanh, rau bina… giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mắt và niêm mạc.
Thực phẩm giàu kẽm: Tôm, cua, hàu, sò, thịt bò, thịt gà, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó)… giúp tăng cường miễn dịch, rút ngắn thời gian ốm.
Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, trứng, sữa, đậu đỗ… giúp xây dựng lại các tế bào bị tổn thương.
Trái cây mềm: Chuối, bơ, táo chín… dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng và vitamin.
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Cung cấp canxi và protein, hỗ trợ quá trình phục hồi.
Bên cạnh đó, người bệnh nên uống đủ nước, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, ưu tiên các món ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tránh các loại thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ uống có ga và các chất kích thích.
Ngoài ra, người bệnh sởi nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, gừng… vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc miệng, làm các vết loét lâu lành hơn. Ngoài ra, các loại thực phẩm chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ uống có ga cũng nên tránh vì chúng khó tiêu, chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Thực phẩm giàu vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mắt và niêm mạc.
Các loại thực phẩm cứng, dai, chua cũng không phù hợp với người bệnh sởi. Chúng có thể làm tổn thương niêm mạc miệng và gây khó khăn trong quá trình ăn uống. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh các loại hải sản, trứng, đậu phộng… nếu có tiền sử dị ứng với các thực phẩm này.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo, khi gia đình có người bị sởi, cần cách ly bệnh nhân tại phòng riêng sạch sẽ, thông thoáng, tránh gió lùa để tránh trở thành nguồn lây cho gia đình và những người xung quanh.
Bệnh sởi hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp cùng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe người bệnh.
Khi bệnh nhân sốt cao dùng thuốc hạ sốt paracetamol, kết hợp bù nước, điện giải qua đường uống. Song song đó, người thân áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát. Vệ sinh da, nhỏ mắt, mũi bằng dung dịch Chloromycetin, Argyrol. Kháng sinh chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ, thường được dùng trong trường hợp bội nhiễm, dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, và trẻ suy dinh dưỡng.
Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe trong quá trình điều trị, người thân cần báo ngay cho bác sĩ để được cấp cứu kịp thời. Các biện pháp hồi sức khác tùy theo triệu chứng người bệnh như hồi sức hô hấp khi suy hô hấp (thở oxy), hồi sức tim mạch,…
Hiện nay, chủ động tiêm ngừa sởi là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, hiện có 3 loại vắc xin phòng sởi trong chương trình Tiêm chủng Mở rộng và dịch vụ bao gồm: Mũi sởi đơn, mũi vắc xin phối hợp sởi-rubella và sởi – quai bị – rubella. Trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi trở lên cần tiêm đúng lịch, đủ mũi vắc xin sởi.
Chủ động tiêm ngừa sởi là phương pháp phòng bệnh sởi hiệu quả nhất.
Ngoài ra, người dân cần thực hiện thêm các biện pháp phòng bệnh như: Đeo khẩu trang khi ra đường đặc biệt là khi đến những nơi đông đúc, tránh tiếp xúc với người bệnh, tăng cường vệ sinh cá nhân (rửa tay thường xuyên, vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt hằng ngày), giữ ấm cơ thể kết hợp cùng bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường đề kháng.
TP HCM: Phát hiện 60 ca nghi sốt phát ban sởi trong 1 tuần
Theo HCDC, số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm đến tuần 31 trên địa TP là 284 ca, trong đó có 116 ca được xác định trong phòng thí nghiệm.
Ngày 10-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết trong tuần 31 (từ ngày 29-7 đến 4-8), theo ghi nhận, tại TP phát hiện 60 ca sốt phát ban nghi sởi. Trong đó có 9 ca được xác định mắc bệnh trong phòng thí nghiệm (dương tính ELISA IgM).
Ngoài ra, cũng trong tuần 31, tại TP HCM cũng ghi nhận 254 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, cao hơn 21% so với trung bình 4 tuần trước.
Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 31 là 5.136 ca. Các quận huyện có số ca mắc sốt xuất huyết trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, TP Thủ Đức, quận 7.
Về tay chân miệng, trong tuần 31, TP ghi nhận 351 trường hợp mắc bệnh, thấp hơn 18,7% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 31 là 9.475 ca. Các quận huyện có số ca mắc tay chân miệng trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè và quận 8.
Hiện bệnh tay chân miệng và bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng ngừa, còn bệnh sởi đã có vắc- xin phòng ngừa.
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho thấy trong tháng 7 bệnh viện ghi nhận 82 ca sởi mới nhập viện. Tỉ lệ này cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 và trung bình 5 năm vừa qua. Dự đoán trong thời gian tới, tỉ lệ này sẽ tiếp tục tăng.
Dự báo trong tháng 8, tỉ lệ trẻ nhập viện do sốt xuất huyết, viêm tiểu phế quản sẽ tăng.
Bệnh sởi rình rập bùng phát, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255%. Ngày 19-3, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh thành phố về việc tăng cường công...