Người bị buồng trứng đa nang có con được không?
Buồng trứng đa nang là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ, đặc biệt là chị em trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị vô sinh.
Buồng trứng đa nang (PCOS) là một hội chứng gây ra do rối loạn cân bằng Hormone. Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang có sự gia tăng bất thường về nồng độ Androgen (hormone nam giới) trong cơ thể nữ, những chất này sẽ gây gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn từ đó buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (thấy được trên siêu âm).
Do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng.Hiện tượng phóng noãn không xảy ra dẫn tới không có khả năng thụ thai.
Nguyên nhân gây buồng trứng đa nang
Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân buồng trứng đa nang chính xác, nhưng những yếu tố sau có thể đóng vai trò là nguy cơ gây bệnh:
- Yếu tố di truyền. Nếu mẹ hoặc chị gái bạn bị buồng trứng đa nang, bạn cũng có thể mắc phải hội chứng này.
- Dư thừa insulin: Insulin dư thừa được cho là đẩy mạnh sản xuất Androgen của buồng trứng. Sự gia tăng sản xuất Androgen có thể cản trở sự phát triển của nang trứng, làm giảm khả năng rụng trứng của buồng trứng.
- Chế độ ăn uống có quá nhiều tinh bột cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng buồng trứng đa nang.
Ảnh minh họa – Nguồn Internet
Video đang HOT
Dấu hiệu buồng trứng đa nang:
- Chu kì kinh nguyệt bất thường hoặc không đều (chu kỳ kinh ngắn
- Tăng cân, béo phì đặc biệt là ở vùng bụng.
- Cảm giác đầy bụng và khó chịu vùng bụng – lưng – vùng chậu: Người bệnh có thể gặp các cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói với các mức độ từ nhẹ đến dữ dội như khi đến kỳ kinh nguyệt và thường cảm thấy khó chịu ở vùng chậu, vùng bụng hoặc lưng dưới.
- Ngưng thở khi ngủ: Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố và tình trạng tăng cân bất thường gây ra.
- Sắc tố da sậm màu nhất là ở háng, cổ và nách.
- Nhiều lông trên mặt và trên người( ngực, bụng, lưng hoặc bắp đùi) do cơ thể sản sinh nhiều nội tiết tố nam, da mặt nhờn và nhiều mụn trứng cá.
- Tóc mỏng đi hoặc rụng nhiều do các nang tóc bị thiếu dinh dưỡng.
- Tâm trạng vui buồn thất thường: Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang thường xuyên cảm thấy lo âu, căng thẳng, buồn vui vô cớ thậm trí là trầm cảm.
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ dễ bị bệnh:
- Vô sinh hiếm muộn do không rụng trứng.
- Bệnh tiểu đường (chủ yếu là tiểu đường tuýp 2)
- Tăng huyết áp và khó điều chỉnh huyết áp
- Mỡ trong máu cao đặc biệt là mỡ xấu (LDL), dẫn tới tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
Điều trị buồng trứng đa nang để có con được không?
Sau đây là những phương pháp điều trị buồng trứng đa nang kịp thời để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em:
- Điều chỉnh thói quen lối sống và giảm cân hiệu quả: Hãy thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít tinh bột đường, giàu đạm thực vật, nhiều vitamin và sắt từ thực vật và tập thể dục thường xuyên, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng lo âu…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện và hạn chế nguy cơ các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp…
- Sử dụng thuốc để kích thích rụng trứng. Nếu đang cố gắng để có thai, có thể cần một loại thuốc để kích thích rụng trứng. Có rất nhiều loại thuốc khác nhau từ đường uống đến đường tiêm. Bác sĩ sẽ xem xét từng trường hợp bệnh nhân để có chỉ định loại thuốc nào phù hợp với bạn.
- Phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi buồng trứng là một trong những lựa chọn điều trị đa nang buồng trứng.
- Thụ tinh trong ống nghiệm: Nếu không còn phương pháp điều trị nào phù hợp với bạn thì thụ tinh trong ống nghiệm được xem là phương pháp tối ưu.
Theo Bệnh viện Trung ương Huế
Vỡ tinh hoàn có thể có con không?
Em bị vỡ một tinh hoàn do va chạm khi tập võ. Về sau em có khả năng sinh con không? (Khánh, 24 tuổi).
Trả lời:
Tinh hoàn có chức năng sản xuất tinh trùng, sản sinh nội tiết tố testosterone để duy trì các đặc tính sinh dục của nam giới. Bất kể trường hợp va đập tinh hoàn nói riêng hay bộ phận sinh dục nói chung, em đều cần đến bệnh viện để cấp cứu và bảo tồn vùng chấn thương ngay lập tức. Vỡ tinh hoàn thuộc dạng tổn thương nặng, dập nát, hoại tử và xuất huyết lan rộng, có thể rách da bìu, đòi hỏi can thiệp khẩn cấp. Tổn thương nhẹ hơn như chỉ bị xây xát, gây tụ máu... cũng cần đến cơ sở y tế để tránh biến chứng.
Trường hợp vỡ tinh hoàn một bên, nếu phải cắt bỏ hoàn toàn thì chức năng sẽ suy giảm nhưng không mất hết. Bên còn lại vẫn có thể hoạt động độc lập để bù trừ cho bên bị teo hay mất chức năng, người bệnh hầu như không có nguy cơ vô sinh.
Tuy nhiên, nếu tinh hoàn vỡ không được cắt bỏ và tự teo đi sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại. Vỡ mà không bị đụng dập nhu mô tinh hoàn, bác sĩ có thể khâu bảo tồn. Vỡ gọn thì khâu cầm máu vỏ bao, dập vỡ một phần thì chỉ cắt bỏ phần dập nát sau đó khâu kỹ vỏ bao. Chỉ bị tổn thương nhẹ, tụ máu khu trú ở nông và không tiến triển lan rộng, đau giảm dần thì bác sĩ sẽ điều trị nội khoa bằng thuốc giảm đau chống phù nề kết hợp dùng kháng sinh.
Em không nói rõ tình trạng của mình, không biết đã cắt bỏ hay teo đi, nên khó phán đoán. Em nên đi khám nam khoa để được đánh giá chính xác và biết rõ về khả năng sinh sản của mình.
Bác sĩ Đinh Hữu Việt
Theo Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
Canxi và vitamin D ngừa chứng tiền mãn kinh Chế độ dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D có thể giúp kìm hãm sự phát triển hội chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ, làm giảm triệu chứng mệt mỏi, đau đầu và suy nhược. Ngoài ra, ăn 4 bữa sữa ít béo hoặc gầy mỗi ngày có thể giảm gần 50% nguy cơ phát triển bệnh, TS Elizabeth Bertone-Johnson, ĐH Massachusetts...