Người béo hay gầy dễ bị đột quỵ?
Nhiều người cho rằng người béo mới bị đột quỵ, còn người gầy thì không có nguy cơ do không mỡ máu, không gây tắc mạch.
Trước những quan điểm này, bác sĩ nói gì?
Bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa – Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, thể trạng với BMI trong khoảng 18,5 đến 23 là tiêu chuẩn được khuyến cáo hiện nay cho người dân Việt Nam.
Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ, tuy nhiên thiếu cân cũng sẽ dẫn đến thiếu B12, thiếu sắt, dễ nhiễm trùng… Đây đều là những tình trạng có thể gây ra đột quỵ.
Theo bác sĩ Nghĩa, đột quỵ liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, lối sống không lành mạnh gồm lạm dụng thuốc, rượu bia, ít vận động thể lực…
Đột quỵ ở người trẻ còn do những bất thường bẩm sinh như dị dạng mạch máu não vốn có từ bé, đến thời điểm các phình mạch đủ lớn gây vỡ. Do đó, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, chứ không chỉ người béo.
Ảnh minh họa
Chia sẻ thêm về vấn đề này, BSCKII Nguyễn Trọng Luật, Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) chia sẻ, thừa cân là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ, có nghĩa là những người bị thừa cân hoặc béo phì sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người khác. Điều đó không có nghĩa là những người gầy không bị đột quỵ.
Bác sĩ Luật cho hay, các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ có thể kể đến:
- Lối sống: Thừa cân hoặc béo phì, ít vận động, uống nhiều rượu bia, sử dụng ma túy.
- Bệnh lý: Huyết áp cao; hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc thụ động; rối loạn mỡ máu; bệnh tiểu đường; ngưng thở khi ngủ. Bệnh tim mạch như suy tim, bệnh tim bẩm sinh, nhiễm trùng trong tim hoặc nhịp tim bất thường (chẳng hạn như rung nhĩ); tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua; nhiễm Covid-19.
Video đang HOT
- Yếu tố khác: Tuổi tác (người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người trẻ tuổi), chủng tộc (người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người thuộc các chủng tộc khác), giới tính (đàn ông có nguy cơ đột quỵ cao hơn phụ nữ). Tuy nhiên phụ nữ khi bị đột quỵ thường lớn tuổi hơn và họ có nhiều khả năng chết vì đột quỵ cao hơn nam giới, nội tiết tố (sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone bao gồm estrogen làm tăng nguy cơ mắc bệnh).
Để phòng ngừa, các bác sĩ khuyến cáo nên cân đối dinh dưỡng, giữ vòng eo và cân nặng hợp lý, tập thể dục, điều trị tốt những bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường…
Người từng bị đột quỵ cần tuân thủ chỉ định thăm khám, điều trị, không ngưng thuốc hay bỏ thuốc giữa chừng. Không sử dụng thực phẩm chức năng thay thế thuốc điều trị.
Người trẻ cần xây dựng lối sống lành mạnh, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước vào sáng sớm lúc ngủ dậy. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, nhiều cá, ít thịt. Sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia…
Khi nào cần xét nghiệm acid uric?
Có nhiều nguyên nhân làm acid uric tăng bao gồm chế độ ăn và một số bệnh lý. Vì vậy xét nghiệm acid uric máu có thể chỉ ra một số tình trạng sức khỏe như bệnh gout, gan, thận, ung thư, tim mạch và rối loạn chuyển hóa khác...
Acid uric máu cao có nguy hiểm không?
Acid uric trong máu bị rối loạn khi cơ thể bị mất cân bằng giữa nguồn tạo và nguồn thải acid uric, khi nguồn tạo acid uric nhiều hơn nguồn thải sẽ gây tình trạng tăng acid uric máu.
Sự tăng nồng độ acid uric này có thể không gây triệu chứng gì nhưng cũng có thể lắng đọng tại khớp và những mô mềm quanh khớp gây ra bệnh gout; hoặc cũng có thể lắng đọng tại các cơ quan gây ra một số bệnh khác nhau như sỏi thận, sỏi niệu quản.
Mặt khác, tăng acid uric cũng là một yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp.
Rất nhiều các nghiên cứu đã cho thấy acid uric là yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh tim mạch sau khi đã hiệu chỉnh. Do đó cho đến hiện nay, acid uric vẫn đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp và bệnh thận.
Giả thuyết trên còn được ủng hộ bởi nghiên cứu cho thấy trẻ em có tăng acid uric sẽ có nguy cơ bệnh tăng huyết áp khi trưởng thành và khởi phát tăng huyết áp khá sớm.
Acid uric máu có thể chỉ ra một số tình trạng sức khỏe như bệnh gout, thận...
Đối tượng nào cần xét nghiệm acid uric máu?
Những đối tượng sau đây thường sẽ được chi định làm xét nghiệm acid uric máu:
- Người có biểu hiện nghi ngờ bệnh gout: Nếu một bệnh nhân có các triệu chứng đặc thù của bệnh gout như sưng, đau, và đỏ khớp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm acid uric để tầm soát nguyên nhân gây bệnh;
- Người đang mắc bệnh gout: Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh gout và đang trong quá trình điều trị, việc kiểm tra nồng độ acid uric có thể giúp bác sĩ theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị;
- Người có biểu hiện nghi ngờ sỏi thận liên quan đến acid uric: Đối với những người có triệu chứng sỏi thận, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra nồng độ acid uric trong máu để tìm hiểu xem người bệnh có mắc phải loại sỏi thận urat, hình thành do sự tích tụ acid uric quá mức hay không;
- Khám định kỳ đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch: Trong một số trường hợp, việc kiểm tra nồng độ acid uric có thể được sử dụng như một phần của quá trình đánh giá nguy cơ tổng thể gây ra bệnh tim mạch;
- Tìm nguyên nhân gây bệnh thận: Vì acid uric được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua thận nên một chỉ số acid uric bất thường có thể gợi ý về một số bệnh lý liên quan đến thận;
- Khám đánh giá theo dõi điều trị bệnh: Ở một số bệnh nhân điều trị có dùng thuốc cần làm xét nghiệm này bởi có một số loại thuốc có thể làm tăng hoặc giảm mức acid uric trong máu. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể muốn kiểm tra mức acid uric thường xuyên để theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
Ngoài ra, người có thói quen uống nhiều rượu bia cũng được định kiểm tra mức acid uric.
Nên ăn rau xanh hàng ngày giúp phòng bệnh.
Cần làm gì khi acid uric máu tăng?
Ngoài tuân thủ chỉ định của các bác sĩ, dùng thuốc điều trị theo khuyến cáo, một chế độ ăn cân bằng thích hợp là rất quan trọng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa.
Nguyên tắc chính trong chế độ ăn của người bị tăng acid uric máu là cần phải giảm nạp thêm các thực phẩm chứa nhiều nhân purin. Purin là hợp chất tự nhiên trong một số loại thực phẩm, purin trong quá trình phân hủy trong cơ thể sẽ tạo ra axit uric, việc nạp vào quá nhiều thực phẩm chứa purin khiến cho cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric gây tăng acid uric máu.
Người bị tăng acid uric máu tránh ăn các thực phẩm chứa hàm lượng cao nhân purin như: thịt gà lôi, chim cút, thịt thú rừng, nội tạng động vật.
Các sản phẩm thịt lên men, các chế phẩm từ các loại thịt như xúc xích, thịt xông khói,...
Cá: cá hồi, cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích, cá tuyết và các chế phẩm từ trứng cá như trứng cá muối, trứng cá hồi.
Hải sản: Tôm hùm, tôm càng, cua, ghẹ, ốc,...
Tránh các thức uống, đồ uống có cồn các loại: rượu bia,... Các thức uống có chất kích thích như nước tăng lực, nước ép trái cây đóng hộp hoặc chế biến sẵn,...
Nên dùng thực phẩm không chứa hoặc chứa rất ít nhân purin như: Trái cây và rau xanh thường chứa rất ít hoặc không chứa nhân purin như chuối, ổi, táo, trái cherry, nho; cần tây, dưa chuột, bí đao, bông cải xanh, cà chua, khoai tây.
Nên dùng ngũ cốc, yến mạch, bắp và hạt các loại như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều. Nên uống sữa ít béo hoặc tách béo. Nên ăn dầu oliu, dấm táo.
Nên uống: nước lọc, nước chanh, trà xanh, nước ép rau củ như thơm, dưa chuột, cà rốt, cần tây.
Tiểu đường có nhiều biến chứng nguy hiểm, ai cần xét nghiệm sàng lọc? Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường người bệnh thường cho rằng đây là bệnh mạn tính và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, lượng đường trong máu cao làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể, nguy cơ sẽ gặp phải nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường Tiểu đường hay...