Người bệnh ung thư phổi thêm cơ hội sống khi điều trị bằng phương pháp mới này?
Với kỹ thuật đốt u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính, bệnh nhân ung thư phổi sẽ có thêm nhiều hy vọng. Vậy ai sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp này?.
Ung thư phổi hiện là một trong những loại ung thư hàng đầu ở nước ta và có tỷ lệ tử vong rất cao. Để điều trị cần phải thực hiện phối hợp nhiều phương thức. Gần đây, khoa học công nghệ đã có thêm phương pháp mới có thể giúp tiêu diệt tế bào u tại chỗ một cách nhanh chóng, trong thời gian ngắn. Đó là phương pháp đốt u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính.
Đốt u phổi bằng thiết bị vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính còn gọi kỹ thuật đốt u bằng vi sóng. Đây là kỹ thuật được nhiều quốc gia áp dụng.
Tại Đông Nam Á, Bệnh viện Phổi Trung ương là đơn vị đầu tiên có thiết bị và đã triển khai thành công kỹ thuật này. Kỹ thuật đã được bệnh viện ứng dụng để đốt u phổi qua da (xuyên thành ngực) và thời gian tới sẽ tiến hành đốt u phổi qua phẫu thuật nội soi hoặc khi phẫu thuật mở.
Kỹ thuật đối u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính ở BV Phổi TƯ thực hiện là đơn vị đầu tiên tại Đông Nam Á áp dụng. Ảnh BVCC
Mới đây, bệnh viện Phổi Trung ương đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam (80 tuổi, quê ở Thái Nguyên) có khối u lớn thuỳ dưới phổi phải, khi sinh thiết, bệnh nhân bị ung thư phổi biểu mô tuyến. Hình chụp PET/CT xuất hiện u tăng chuyển hóa mạnh (SUV= 13,6), không thấy hình hạch tăng chuyển hóa rốn phổi, trung thất. Cách đây 10 năm bệnh nhân đã từng cắt thuỳ trên phổi trái do u.
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật song tuổi cao, tiền sử đã mổ cắt thùy trên phổi trái nên bệnh nhân không muốn phẫu thuật. Các bác sỹ liên khoa của bệnh viện đã nhanh chóng hội chẩn và chỉ định đốt u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính.
Video đang HOT
Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được gây mê ngắn đường tĩnh mạch. Sau đó, kim đốt được các bác sĩ đưa vào đúng trục dọc của khối u và kim được nối với máy phát sóng ngắn. Do khối u lớn, các bác sỹ đã phải chia 2 liệu trình đốt để đảm bảo kết quả tối đa. Sau 3 tuần thực hiện thủ thuật, vùng đốt hoại tử dần.
Người bệnh ung thư phối có thêm cơ hội sống với phương pháp mới này. Ảnh BVCC
Ngoài bệnh nhân nam này, 12 bệnh nhân được sử dụng kỹ thuật này vẫn đang được theo dõi chặt chẽ. Trên từng bệnh nhân cho thấy, tình trạng sức khoẻ, chất lượng sống được cải thiện cho thấy kết quả khá khả quan.
TS.BS. Cung Văn Công, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (BV Phổi Trung ương) cho biết, điều trị đốt u phổi bằng vi sóng là hình thức gây hoại tử khối u tại chỗ bằng nhiệt. MWA sử dụng sóng điện từ trong quang phổ năng lượng vi sóng (300 MHz – 300 GHz) để tạo ra hiệu ứng làm nóng tổ chức mô trong khoảng thời gian đủ gây chết tế bào và hoại tử trong khu vực mô quan tâm. Hiệu ứng nhiệt sẽ gây đông vón, hoại tử và gây chết tế bào trong phạm vi tác động của sóng ngắn. Kỹ thuật mới này, người bệnh ung thư phổi sẽ được điều trị hiệu quả hơn giúp kéo dài sự sống.
Theo TS. BS Công, những trường hợp có thể áp dụng thực hiện phương pháp này gồm: Bệnh nhân mắc u phổi ác tính nguyên phát loại không tế bào nhỏ có đường kính ngang lớn nhất dưới 5 cm; bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nhưng không muốn hoặc không thể phẫu thuật; những bệnh nhân có các nốt thứ phát đến phổi, số lượng ít có thể tiến hành đốt tiệt căn bằng phương pháp này; những bệnh nhân khối u đã lớn, với mong muốn điều trị giảm nhẹ.
Các bác sĩ cho biết thêm, kỹ thuật này cũng có thể gây ra các biến chứng song thường ít gặp như: đau, sốt, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, ho ra máu, viêm phổi, viêm thành ngực cũng đã được y văn đề cập.
Để giảm thiểu các biến chứng này, qua các ca bệnh đã được thực hiện tại bệnh viện, các bác sỹ tại BV Phổi trung ương đã tuân thủ chặt chẽ các bước theo qui trình đã được Ban Giám đốc phê duyệt.
P.Thuận – Đỗ Huy
Theo giadinh.net.vn
Trí thông minh nhân tạo sẽ góp phần đánh bại ung thư
So với con người, trí thông minh nhân tạo đánh giá ảnh chụp cắt lớp nhanh và chính xác hơn, giúp việc chẩn đoán và ngăn chặn khối u phát triển.
"Nếu hỏi tôi tại sao lại chọn trí thông minh nhân tạo (AI), thì bởi bản thân ung thư là tế bào thông minh nhân tạo. Nó phức tạp và khó xử lý", bà Somine Song phát biểu tại Diễn đàn Công nghệ Toàn cầu ở Quảng Châu (Trung Quốc) mới đây. Là đối tác cấp cao của một công ty đầu tư mạo hiểm, bà Song tập trung chủ yếu vào các công ty công nghệ sinh học chuyên về xử lý ung thư, đặc biệt là các doanh nghiệp tập trung vào trí tuệ nhân tạo.
Theo Fortune, những đặc điểm của tế bào ung thư mà bà Song đề cập do nhà sinh vật học Robert Weinberg đưa ra. Năm 2011, ông công bố tài liệu về trí thông minh của ung thư và gán cho nó cái tên "tế bào thế hệ tiếp theo".
"Chúng tôi gọi tế bào ung thư là tế bào trí tuệ nhân tạo bởi khả năng phát triển, di chuyển cũng như thay đổi của nó ngày càng nhanh, thậm chí tế bào này ẩn náu rất tốt", ông Weiberg lý giải. "Vì vậy, cách trị liệu thông thường sẽ không đủ để chống lại ung thư".
Ảnh: Sanvada.
Tại Trung Quốc, ung thư đang bùng nổ chủ yếu do sự kết hợp của ô nhiễm không khí nghiêm trọng và sự già hóa dân số. Từ năm 1973 đến 2012, số ca mắc bệnh ung thư phổi của nước này tăng 306%.
Tình hình này ảnh hưởng mạnh đến các đơn vị chụp X-quang ở Trung Quốc. Ông Wang Rui, Phó Chủ tịch Công ty kỹ thuật y học Huiying cho biết mỗi năm số lượng bác sĩ chuyên ngành chụp X-quang ở Trung Quốc tăng 3% nhưng khối lượng ảnh chụp cần phân tích tăng tới 50%.
Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào phân tích ảnh chụp trong chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh chỉ là một trong những phương pháp mà công nghệ có thể cách mạng hóa y tế. "Thông thường, một bác sĩ X-quang mất từ 10 tới 30 phút để đánh giá một bản chụp cắt lớp vi tính khi sàng lọc các khối u bướu gây ung thư. Trong khi đó trí tuệ nhân tạo chỉ cần vài giây," ông Rui nói.
Càng áp dụng trí thông minh nhân tạo vào phân tích hình ảnh, độ chính xác sẽ càng cao vì AI có lợi thế lớn về mặt dữ liệu. Trong một số trường hợp, trí thông minh nhân tạo còn phát hiện những bất thường từ hình chụp cắt lớp vi tính tốt hơn con người.
"Giờ đây, chúng ta có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để kiểm tra các bệnh nhân ung thư", bà Song nhận định. "Trong tương lai, chúng tôi hy vọng có thể sàng lọc đủ để khám phá ra những dấu ấn sinh học giúp dự đoán ung thư trước khi nó kịp phát triển".
Mai Hương
Theo VNE
Những ngành nghề có nguy cơ cao gây ung thư Người làm trong ngành sản xuất cao su, cơ khí, phi công... có nguy cơ cao bị ung thư do tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Theo Cheatsheet, Hiệp hội ung thư Mỹ cho biết ngày nay các quy định về an toàn lao động được gia tăng, tỷ lệ người mắc ung thư có liên quan đến môi trường làm...