Người bệnh tim mạch lưu ý khi dùng thuốc rối loạn cương
Rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, trong đó có rối loạn chức năng cương của dương vật là bệnh lý thường gặp trong xã hội hiện đại.
Tuy không gây tử vong nhưng nó thực sự đã ảnh hưởng tới cuộc sống tinh thần của “ phái mạnh” và bạn tình của họ. Trong khuôn khổ bài viết này xin đề cập đến bệnh lý này ở bệnh nhân tim mạch và những lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc.
Hoạt động tình dục xảy ra có liên quan đến nhiều hệ cơ quan khác trong cơ thể như hệ tuần hoàn (tăng nhịp tim, tăng cung lượng tim, thể tích tâm thu và huyết áp tối đa tăng), hệ hô hấp (tăng nhịp thở, tăng tiêu thụ ôxy), về tuần hoàn vành (tăng nhu cầu sử dụng ôxy của mạch vành).
Như vậy, giao hợp – một dạng cơ bản của hoạt động tình dục là một gắng sức, mức độ gắng sức của nó phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân và hành vi tình dục của họ.
Đối với người bình thường thì hoạt động tình dục là một gắng sức nhẹ nhưng đối với người có bệnh tim mạch thì đây là vấn đề cần được lưu tâm đến. Khi quan hệ tình dục (QHTD), tim chúng ta phải hoạt động với công suất cao để cung ứng đủ khối lượng tuần hoàn cho các bộ phận, cơ quan khác.
Bệnh nhân tim mạch sử dụng thuốc trị rối loạn cương cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh nhân tim mạch cần lưu ý gì khi “yêu”?
Theo đồng thuận của Hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2005 thì những người có tình trạng đau ngực đã ổn định, tăng huyết áp (THA) đã kiểm soát hoặc nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp sau tái thông động mạch vành thành công (nong, đặt stent) từ 6 – 8 tuần mà không có triệu chứng đau ngực hay khó thở khi gắng sức,… đều thuộc nhóm nguy cơ thấp, có thể an toàn để QHTD hoặc dùng các thuốc điều trị rối loạn cương dương (RLCD) đi kèm.
Hoạt động tình dục cần tránh cho những người có các bệnh tim mạch như: NMCT mới trong vòng 2 tuần gần đây, THA chưa được kiểm soát, đau thắt ngực không ổn định hoặc kháng trị, cơn đau thắt ngực xảy ra khi có QHTD, suy tim độ III, IV, rối loạn nhịp tim nặng, bệnh cơ tim tắc nghẽn, huyết áp thấp (
Video đang HOT
Và những chú ý khi dùng thuốc
Sự ra đời của nhóm thuốc ức chế men phosphodiesterase – 5 (PDE-5) gồm sildenafil, tadalafil, vardenafil để điều trị rối loạn cương ở nam giới đã có nhiều thành công. Tuy nhiên, với bệnh nhân tim mạch, nhất là bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc nitrat thì cần có nhiều lưu ý.
Hiệu quả đạt được của nhóm thuốc này phụ thuộc vào chất giãn mạch oxit nitrit (NO). Các thuốc nhóm PDE – 5 có tác dụng ức chế men này và làm tăng lượng GMPc khiến dương vật cương tốt hơn và duy trì được lâu hơn. Do thuốc có tác dụng giãn mạch nên làm huyết áp giảm nhẹ và thoáng qua.
Các biến cố tim mạch, bao gồm cả các biến cố có liên quan đến huyết áp như hạ huyết áp, chóng mặt, ngất và nguy cơ tụt huyết áp sẽ cao hơn khi kết hợp các thuốc ức chế PDE5 với nhóm nitrat. Nếu bị đau thắt ngực khi đang sử dụng PDE5 thì không dùng nitroglycerin, chờ đến khi hết triệu chứng (24 giờ cho sildenafil và vardenafil, 48 giờ với tadalafil) vì nguy cơ có thể gây tụt huyết áp.
Sildenafil rất có hiệu quả với bệnh nhân bị RLCD không do nguyên nhân thực thể, còn đối với bệnh nhân có tổn thương thực thể thì hiệu quả điều trị sẽ kém hơn.
Sildenafil là thuốc làm giãn mạch nên có thể làm giảm kháng lực mạch máu hệ thống, tuy nhiên, khi dùng sildenafil với các thuốc hạ áp có tác dụng giãn mạch khác như nhóm thuốc chẹn canxi thì tác dụng làm hạ áp này của sildenafil không thấy rõ.
Vardenafil và tadalafil có tác dụng chọn lọc hơn và ức chế men PDE-5 mạnh hơn sildenafil. Tác động của tadalafil trên PDE5 cao gấp trên 10.000 lần trên PDE3, một men tìm thấy trong tim và mạch máu, có liên quan đến sự co bóp cơ tim.
Không dùng tadalafil và vardenafil với các nitrat hữu cơ. Tác dụng hạ áp nhẹ (bao gồm cả hạ áp tư thế) cũng xảy ra nhưng không thường xuyên trong các thử nghiệm lâm sàng của hai nhóm thuốc này, đa số các bệnh nhân đã có sẵn yếu tố nguy cơ tim mạch kết hợp.
Các thuốc ức chế PDE5 có tác dụng giãn mạch làm hạ huyết áp nhưng tác dụng này không nhiều nếu dùng riêng rẽ, do vậy với bệnh nhân đang dùng các thuốc hạ áp như nhóm ức chế men chuyển, ức chế thụ thể beta, lợi tiểu, có thể dùng thuốc điều trị cương mà không ảnh hưởng nhiều đến huyết áp.
Tuy nhiên, với bệnh nhân bị các bệnh về tim mạch nói chung khi dùng bất cứ loại thuốc nào cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để tránh tương tác thuốc xảy ra.
Thỏa mãn trong đời sống tình dục là một phần quan trọng trong đánh giá chất lượng cuộc sống, do vậy khi có các vấn đề liên quan đến chuyện “phòng the” bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Theo BS. Nguyễn Thị Hương/Suckhoedoisong.vn
5 căn bệnh gây rối loạn cương
Đàn ông bị mỡ máu cao, béo phì, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch thường dẫn đến rối loạn cương.
Theo bác sĩ Trà Anh Duy, liệt dương là một trong những nỗi lo lắng của nam giới. Thuật ngữ y khoa thường gọi tình trạng này là rối loạn cương.
Ảnh minh họa: Menshealth.
Bác sĩ Duy giải thích rối loạn cương là tình trạng dương vật cương không đủ cứng để thực hiện và duy trì thành công một cuộc giao hợp trọn vẹn.
Một số nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới như GBSS (Global Better Sex Survey) cho thấy rối loạn cương ảnh hưởng đến gần 50% nam giới trong độ tuổi từ 25 đến 74. Nghiên cứu EMAS (European Male Aging Study) báo cáo tỷ lệ này lên đến 60% ở nhóm tuổi 70 đến 79. Điều này chứng minh tuổi càng cao càng dễ bị rối loạn cương.
Ngoài ra, rối loạn cương cũng liên quan đến các bệnh lý nhất định ở nam giới như:
Hàm lượng cholesterol cao (mỡ trong máu cao)
Chất béo trong máu cao, đặc biệt là chất béo có mật độ thấp (LDL) là những chất béo có thể làm tổn thương lớp màng tế bào trong mạch máu. Theo thời gian, các chất béo lắng đọng hình thành trên mạch máu và do viêm, làm bít tắc mạch máu, dẫn đến thu hẹp đường kính của mạch máu tại dương vật. Khi bệnh nhân có quan hệ tình dục, máu không thể chảy qua mạch máu dương vật bị tắc, dẫn đến tình trạng rối loạn cương.
Đái tháo đường
Hàm lượng cholesterol trong máu cao (rất phổ biến ở người bệnh đái tháo đường) dẫn đến tình trạng lắng đọng mỡ trên các thành mạch. Mỡ lắng đọng có thể kết hợp cùng các chất khác trong máu làm 'ách tắc' lưu thông của dòng máu, gây rối loạn cương.
Béo phì
Khi bị béo phì, mỡ không chỉ nằm ở bụng mà còn 'xâm lấn' xuống gốc bộ phận sinh dục và vùng chậu nhỏ, làm mềm mô liên kết và mạch máu, khiến các tĩnh mạch dẫn máu đi khỏi vùng sinh dục dễ dàng hơn. Nếu lưu lượng máu ra khỏi dương vật nhiều hơn lượng máu đổ về thì không thể cương được.
Huyết áp cao
Huyết áp cao khiến cho các động mạch dẫn máu vào dương vật không giãn ra, khiến cho các cơ trơn mất khả năng co giãn. Hậu quả là lượng máu đổ về dương vật không đủ để làm cương.
Bệnh tim mạch
Xơ vữa động mạch hình thành trong lòng động mạch do sự lắng đọng chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác có trong máu. Theo thời gian, mảng xơ vữa trở nên cứng hơn và làm hẹp thành mạch máu, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Sự sụt giảm lượng máu giàu oxy đến các cơ quan trong cơ thể có thể dẫn đến rối loạn cương và các vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm cơn đau tim, đột quỵ hoặc tử vong.
Theo Trần Ngoan/Vnexpress.net
Khi anh ấy yếu, bạn phải làm gì? Hộp thư Câu chuyện giới tính nhận được khá nhiều câu hỏi của các bạn nữ xung quanh nỗi lo lắng/ thất vọng vì bạn cùng giường hơi yếu cái môn... chống đẩy. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi giải đáp chung cho thắc mắc của các bạn nữ đã gửi đến chuyên mục. Đồng thời bạn đọc là nam giới...