Người bệnh hạ kali má.u nên tập luyện thế nào?

Theo dõi VGT trên

Hạ kali má.u được điều trị theo nguyên nhân và bổ sung kali. Việc tập luyện thường xuyên như thói quan hàng ngày giúp người bệnh giảm căng thẳng, tăng cường năng lượng cho cơ thể.

1. Vai trò của tập luyện với người bệnh hạ kali má.u

Hạ kali má.u là một rối loạn điện giải thường gặp nhưng có triệu chứng mơ hồ như mệt mỏi, đau cơ, yếu cơ. Việc điều trị tập trung vào nguyên nhân và bổ sung kali. Bên cạnh đó, thực hiện hoạt động thể chất thường xuyên giúp người bệnh hạ kali má.u:

Giảm các triệu chứng căng thẳng giúp bạn vui vẻ, minh mẫn hơn, tăng cường năng lượng cho cơ thể.

Tăng cường lưu thông khí huyết, mạnh cơ xương, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm đau.

Ổn định nhịp tim, nhịp thở, huyết áp.

Tập luyện vừa sức giúp bệnh nhân ăn ngủ ngon hơn, giúp giảm táo bón, chống liệt ruột.

Chống chuột rút, giảm tê tay chân.

2. Các bài tập tốt cho người bệnh hạ kali má.u

2.1 Yoga

- Hít thở sâu với tư thế ngồi thiền:Giúp ổn định nhịp tim, huyết áp, tăng cường trao đổi khí, giúp thư giãn, đầu óc minh mẫn hơn.

Cách thực hiện:

Ngồi thoải mái trên thảm tập yoga. Đưa bàn chân phải đặt trên đùi trái đồng thời bàn chân trái đặt dưới đùi phải. Giữ cho lưng và cột sống thẳng. Đặt hai tay lên đầu gối và lòng bàn tay hướng lên.

Nhắm mắt lại, bắt đầu hít thở sâu. Trong lúc hít vào, bạn đếm chậm từ 1 – 2, sau đó thở ra nhằm đẩy hết khí ra ngoài trong khi đếm từ 1 – 4. Làm như vậy cho đến khi quen dần thì bắt đầu tập trung vào hơi thở.

Thực hiện bài tập này từ 20 – 30 phút, duy trì tập luyện đều đặn.

Người bệnh hạ kali má.u nên tập luyện thế nào? - Hình 1

Ngồi thiền hít thở sâu.

- Tư thế con lạc đà : Động tác giúp lưu thông khí huyết, ổn định huyết áp.

Cách thực hiện:

Bắt đầu ở tư thế quỳ trên hai đầu gối với khoảng cách rộng bằng vai.

Hít vào, ngả người ra sau, nhẹ nhàng dùng hai tay nắm lấy hai gót chân.

Giữ nguyên tư thế trong 30-60 giây. Sau đó lặp lại tư thế từ 3 đến 5 lần.

- Tư thế giảm gió: Giảm táo bón, tăng cường trao đổi chất ở hệ tiêu hóa, đường ruột.

Cách thực hiện:

Bắt đầu ở tư thế nằm trên mặt thảm, lưng thẳng, chân duỗi thẳng và dần nâng cao chân đến ngang tầm mắt, chân vẫn thẳng.

Từ từ đưa phần đầu gối đến gần và chạm ngực, dùng cả 2 tay để giữ đầu gối ở tư thế này khoảng 20 nhịp thở.

Dần buông 2 tay, đưa chân về tư thế bắt đầu và lặp lại 10 – 15 lần.

Người bệnh hạ kali má.u nên tập luyện thế nào? - Hình 2

Tư thế giảm gió.

- Tư thế cánh bướm: Giúp lưu thông khí huyết giảm tê tay chân, mạng cơ xương tay chân.

Cách thực hiện :

Ngồi trên sàn hoặc thảm yoga. Khép 2 lòng bàn chân lại với nhau sao cho 2 gót hướng vào cơ thể.

Hai tay giữ chặt 10 ngón chân và nhẹ nhàng mở đầu gối sang hai bên. Dao động đầu gối lên xuống như cánh bướm, giữ lưng thẳng và phần vai thả lỏng.

Cố gắng mở rộng phần xương chậu và ép đầu gối càng sát sàn càng tốt.

Lặp lại 5-7 lần.

Người bệnh hạ kali má.u nên tập luyện thế nào? - Hình 3

Tư thế cánh bướm (hình minh họa).

Video đang HOT

- Bài tập nắm tay: Giảm tê bì chống co rút tay, giảm đau tay.

Cách thực hiện:

Xòe bàn tay và duỗi các ngón tay ra càng căng càng tốt.

Từ từ gập lại từng ngón tay thành nắm đấ.m, ngón tay cái nên gập vào sau cùng và ở phía bên ngoài những ngón tay còn lại. Thực hiện động tác này lặp lại khoảng 15 lần mỗi ngày.

2.2 Các hoạt động khác

Đạp xe đạp: Có thể thực hiện ngoài trời hoặc tại chỗ với xe đạp tập, thời gian 30-40 phút một ngày giúp lưu thông khí huyết, mạnh cơ, thư giãn tinh thần, ổn định nhịp tim, nhịp thở.

Đi bộ nhẹ nhàng: Đi bộ ở công viên, xung quanh nhà ở nơi thoáng mát, thư giãn đầu óc, lưu thông khí huyết, giảm táo bón, đỡ tê tay chân.

3. Những lưu ý dành cho người hạ kali má.u khi tập luyện

Thời điểm tập tốt trong ngày: Nên tập vào buổi sáng, lúc thời tiết không quá nóng không quá lạnh, tránh tập luyện khi cơ thể mệt mỏi, khi đói bụng, quá no, thời gian 20 phút đến 40 phút một ngày.

Trong giai đoạn bệnh cấp tính khi đang rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, yếu cơ, khó thở không được tập. Chỉ tập khi bệnh đã ổn định, kali má.u được bù đủ. Khi tập luyện cần tham khảo ý kiến bác sỹ.

Cách tập không gây hại sức khỏe:

Chọn bài tập phù hợp, cường độ tập tăng dần, nên phối hợp nhiều bài tập. Khởi động kỹ trước khi tập luyện.

Tập trong môi trường thông thoáng, ăn mặc rộng rãi, uống đủ nước.

Khi có triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đau bụng, tức ngực, hoa mắt thì dừng ngay.

Tập luyện với chế độ ăn uống khoa học bổ xung rau củ, bổ xung cam chuối bổ xung khoáng chất kali cho cơ thể, tránh xa dầu mỡ, chất kích thích như cà phê, rượu.

Bài tập cho người bệnh giun chỉ

Bên cạnh việc điều trị bằng thuố.c, các bài tập thể dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các triệu chứng của bệnh giun chỉ, đặc biệt là phù nề.

Giun chỉ (hay bệnh phù chân voi) là một bệnh do loài giun ký sinh thuộc họ Filariidae gây ra, ảnh hưởng đến hệ bạch huyết và có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như phù nề nghiêm trọng ở tay, chân và các cơ quan khác.

Bệnh lây truyền qua vết đốt của muỗi khi chúng mang ấu trùng giun chỉ từ người bệnh sang người khỏe.

Giun chỉ phát triển trong hệ bạch huyết, gây tắc nghẽn và viêm, làm cho các cơ quan và mô trong cơ thể bị tổn thương.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuố.c, các bài tập thể dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các triệu chứng của bệnh giun chỉ, đặc biệt là phù nề.

Việc kết hợp điều trị y học và thực hiện các bài tập thể dục phù hợp có thể hỗ trợ bệnh nhân phục hồi tốt hơn và ngăn ngừa biến chứng.

Bài tập cho người bệnh giun chỉ - Hình 1

Bài tập nâng cao chân giúp cải thiện tuần hoàn bạch huyết.

1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh giun chỉ

Tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và quản lý bệnh giun chỉ. Khi giun chỉ làm tắc nghẽn các mạch bạch huyết, dịch lỏng tích tụ trong các mô gây ra hiện tượng phù nề, đặc biệt là ở chân và tay.

Tập luyện không chỉ giúp cải thiện sự lưu thông dịch bạch huyết mà còn tăng cường sức khỏe chung, hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng bệnh.

Dưới đây là những vai trò chính của việc tập luyện đối với người bệnh giun chỉ:

Cải thiện lưu thông bạch huyết: Các bài tập nhẹ nhàng như co duỗi chi, đi bộ, hoặc nâng cao chân có thể kích thích sự lưu thông của dịch bạch huyết. Khi dịch này không bị ứ đọng, nguy cơ phù nề sẽ giảm, giúp giảm sưng và cảm giác nặng nề ở các chi.

Giảm phù nề: Các bài tập có tác động đến vùng phù nề giúp cơ thể đào thải dịch ứ đọng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tích tụ dịch bạch huyết, từ đó giảm thiểu sưng phù.

Tăng cường sức khỏe cơ và hệ thống miễn dịch: Bệnh giun chỉ có thể khiến cơ thể suy yếu, đặc biệt khi xảy ra phù nề lâu dài. Việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp duy trì sức mạnh cơ và tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ cơ thể trong việc chống lại bệnh tật.

Giảm nguy cơ biến chứng: Tập luyện thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng như nhiễ.m trùn.g mô hoặc các vấn đề về hệ tim mạch. Khi cơ thể được vận động hợp lý, các cơ quan sẽ hoạt động hiệu quả hơn, giảm áp lực lên hệ thống bạch huyết.

Tăng cường sự linh hoạt: Một trong những hậu quả của phù nề kéo dài là sự hạn chế trong cử động. Tập luyện giúp duy trì và cải thiện tính linh hoạt của các khớp và cơ, giúp người bệnh có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ bài tập nào cũng phù hợp cho người bệnh giun chỉ. Việc tập luyện cần được điều chỉnh phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân và phải dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế.

Bài tập cho người bệnh giun chỉ - Hình 2

Bài tập hít thở sâu kích thích sự lưu thông dịch bạch huyết.

2. Bài tập tốt cho người bị giun chỉ

Đối với người bệnh giun chỉ, các bài tập cần được thiết kế nhằm kích thích sự lưu thông dịch bạch huyết, giảm sưng và giữ cho cơ thể duy trì sự linh hoạt. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tập luyện nhẹ nhàng và tránh các hoạt động gây áp lực quá lớn lên vùng bị ảnh hưởng.

Dưới đây là một số bài tập hữu ích cho người bệnh:

2.1. Bài tập nâng cao chân (Leg Elevation)

Bài tập nâng cao chân là phương pháp đơn giản giúp cải thiện tuần hoàn bạch huyết, đặc biệt đối với những người bị phù nề ở chân.

Cách thực hiện:

Nằm trên giường hoặc sàn nhà, giữ cơ thể thoải mái. Đặt một chiếc gối hoặc miếng đệm dưới phần dưới của chân để giúp nâng cao chân cao hơn mức của tim.

Giữ chân ở vị trí này trong khoảng 10 - 15 phút, thở sâu và thư giãn.

Lặp lại bài tập này ít nhất 2 - 3 lần mỗi ngày để giảm sưng.

Bài tập này giúp giảm áp lực lên các mạch bạch huyết ở chân, từ đó cải thiện sự lưu thông và giảm phù nề.

Bài tập cho người bệnh giun chỉ - Hình 3

Bài tập xoay cổ chân duy trì sự linh hoạt của khớp cổ chân.

2. 2. Bài tập bắp chân (Calf Pumps)

Bài tập bắp chân giúp kích thích cơ tại bắp chân, thúc đẩy sự lưu thông dịch bạch huyết và má.u trong chân.

Cách thực hiện:

Ngồi trên ghế, giữ lưng thẳng và hai chân thả lỏng.

Bắt đầu bằng cách nâng cả hai chân lên khỏi mặt đất, sau đó kéo các ngón chân hướng về phía đầu gối (động tác dorsi-flexion).

Sau đó, đẩy ngón chân xuống phía dưới, hướng về mặt đất (động tác plantar-flexion).

Lặp lại động tác này khoảng 15 - 20 lần mỗi bên chân.

Thực hiện ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Bài tập này có tác dụng thúc đẩy lưu thông bạch huyết từ các ngón chân lên trên, giảm nguy cơ tích tụ dịch bạch huyết và phù nề.

2. 3. Bài tập co duỗi ngón tay (Finger Flexion & Extension)

Đối với người bị phù nề ở tay, bài tập co duỗi ngón tay giúp tăng cường sự lưu thông dịch bạch huyết và giữ cho các khớp tay luôn linh hoạt.

Cách thực hiện:

Ngồi hoặc đứng thẳng, giữ tay thoải mái bên người.

Bắt đầu bằng cách nắm chặt bàn tay thành nắm đấ.m, giữ trong 2 giây.

Sau đó mở bàn tay ra và duỗi căng các ngón tay, giữ trong 2 giây.

Lặp lại động tác này khoảng 10 - 15 lần cho mỗi tay.

Thực hiện bài tập này ít nhất 2 - 3 lần mỗi ngày.

Bài tập này không chỉ cải thiện sự linh hoạt của các khớp tay mà còn giúp lưu thông dịch bạch huyết, giảm tình trạng sưng phù ở các ngón tay.

2.4. Bài tập hít thở sâu (Diaphragmatic Breathing)

Hít thở sâu không chỉ tốt cho hệ thống hô hấp mà còn kích thích sự lưu thông dịch bạch huyết, đặc biệt trong hệ thống bạch huyết lồng ngực.

Cách thực hiện:

Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái.

Đặt một tay lên bụng để cảm nhận nhịp thở.

Hít vào thật sâu qua mũi, đẩy bụng ra ngoài và giữ trong 2 - 3 giây.

Thở ra từ từ qua miệng, để bụng hạ xuống.

Lặp lại bài tập này trong 5 - 10 phút, ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Việc hít thở sâu giúp kích thích sự lưu thông bạch huyết trong lồng ngực và các cơ quan nội tạng, giảm thiểu tình trạng ứ dịch.

2.5. Bài tập xoay cổ chân (Ankle Circles)

Bài tập này giúp duy trì sự linh hoạt của khớp cổ chân và kích thích lưu thông bạch huyết.

Cách thực hiện:

Ngồi hoặc nằm với chân duỗi thẳng.

Nhấc một chân lên khỏi mặt đất và bắt đầu xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ trong 10 giây.

Sau đó, xoay cổ chân ngược chiều kim đồng hồ trong 10 giây.

Đổi chân và lặp lại bài tập này cho chân còn lại.

Thực hiện mỗi chân khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày.

Bài tập này giúp tăng cường lưu thông bạch huyết trong vùng chân và cổ chân, giảm sưng và giữ cho khớp chân luôn linh hoạt.

2.6. Bài tập căng cơ đùi (Thigh Stretching)

Bài tập căng cơ đùi giúp giảm căng thẳng ở vùng chân, tăng cường lưu thông má.u và bạch huyết.

Cách thực hiện:

Đứng thẳng, bám vào một bề mặt ổn định như tường hoặc bàn.

Co một chân lên phía sau, dùng tay cùng bên giữ cổ chân và kéo nhẹ nhàng về phía mông. Giữ tư thế này trong 20 - 30 giây, sau đó đổi chân.

Thực hiện bài tập này ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Bài tập này giúp căng giãn cơ đùi trước, thúc đẩy lưu thông má.u và dịch bạch huyết qua các cơ bắp lớn của chân.

Các bài tập trên đều tập trung vào việc kích thích lưu thông dịch bạch huyết và giảm sưng phù - điều cần thiết cho người bệnh giun chỉ. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để đảm bảo tập luyện an toàn và hiệu quả.

3. Lưu ý khi tập luyện

Việc tập luyện cho người bệnh giun chỉ cần được thực hiện một cách thận trọng để đạt hiệu quả tốt nhất mà không gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng về thời điểm tập luyện, tình trạng sức khỏe khi tập, và cách tập luyện an toàn.

3.1. Thời điểm tập tốt trong ngày

Thời gian tập luyện có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng phục hồi của cơ thể. Đối với người bị giun chỉ, các thời điểm lý tưởng để tập luyện là:

Sáng sớm: Đây là thời gian tốt nhất để tập luyện, khi cơ thể vừa được nghỉ ngơi và mức năng lượng đang cao. Bài tập vào buổi sáng có thể kích thích hệ tuần hoàn và giúp cơ thể thải loại dịch ứ đọng trong đêm.

Ngoài ra, buổi sáng thường ít áp lực về nhiệt độ, phù hợp để thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như hít thở hoặc các bài tập kéo giãn.

Buổi chiều muộn hoặc tối: Nếu không thể tập luyện vào buổi sáng, buổi chiều hoặc tối cũng là lựa chọn tốt, đặc biệt sau khi đã hoàn thành các hoạt động trong ngày. Các bài tập vào thời gian này có thể giúp thư giãn cơ thể và giảm phù nề trước khi đi ngủ.

Tránh tập luyện giữa trưa: Giữa trưa là thời điểm nhiệt độ môi trường thường cao, không phù hợp cho việc tập luyện, đặc biệt là đối với người bị giun chỉ. Sự nóng bức có thể gây mất nước, căng thẳng hệ bạch huyết và không tốt cho cơ thể.

3.2. Đang ốm có nên tập không?

Tập luyện khi đang ốm là vấn đề cần cân nhắc kỹ. Đối với người bị giun chỉ, khi cảm thấy ốm hoặc mệt mỏi, không nên ép buộc cơ thể tham gia vào các bài tập nặng.

Nếu chỉ bị mệt nhẹ hoặc cảm lạnh thông thường, người bệnh có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như hít thở sâu, co duỗi tay chân hoặc nâng cao chân khi nằm. Các bài tập này không đòi hỏi nhiều sức và vẫn hỗ trợ sự lưu thông dịch bạch huyết.

Nếu đang bị sốt hoặc viêm nhiễm nghiêm trọng thì không nên tập luyện vì cơ thể cần nghỉ ngơi để phục hồi. Khi có dấu hiệu viêm nặng hoặc nhiễ.m trùn.g ở vùng bị phù nề, tập luyện có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cho mô bạch huyết và gây ra các biến chứng khác.

Trước khi quyết định tập luyện trong khi đang ốm, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.

3.3. Cách tập không gây hại

Để đảm bảo an toàn khi tập luyện, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Bắt đầu nhẹ nhàng: Luôn bắt đầu với những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng để cơ thể dần làm quen. Việc ép buộc cơ thể tập luyện quá sức có thể gây căng thẳng cho hệ thống bạch huyết, làm tăng nguy cơ phù nề và đau nhức.

Chú ý đến tình trạng cơ thể: Nếu cảm thấy đau, mệt mỏi hoặc sưng tăng lên trong quá trình tập, nên dừng lại và nghỉ ngơi. Việc tập luyện không nên khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Không tập luyện khi có dấu hiệu nhiễ.m trùn.g: Nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễ.m trùn.g như sưng đỏ, nóng, hoặc có cảm giác đau rát ở vùng phù nề, người bệnh cần ngừng tập luyện ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Giữ cơ thể đủ nước: Khi tập luyện, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao, người bệnh cần uống đủ nước để tránh mất nước, ảnh hưởng đến tuần hoàn bạch huyết và sức khỏe.

Kết hợp với các phương pháp hỗ trợ khác: Việc mang vớ y khoa (compression stockings) hoặc các thiết bị nén khác trong khi tập luyện có thể giúp cải thiện lưu thông bạch huyết và ngăn ngừa phù nề. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tóm lại, tập luyện là một phần quan trọng trong quá trình điều trị và quản lý bệnh giun chỉ, đặc biệt trong việc giảm phù nề và duy trì sức khỏe tổng thể.

Các bài tập nhẹ nhàng và được điều chỉnh phù hợp như nâng cao chân, co duỗi ngón tay, hoặc hít thở sâu không chỉ giúp cải thiện sự lưu thông bạch huyết mà còn giảm thiểu các biến chứng do tích tụ dịch.

Tuy nhiên, việc tập luyện cần được thực hiện một cách khoa học và cẩn thận với sự hướng dẫn của chuyên gia y tế nhằm mang lại hiệu quả cao hơn và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ Hiệu trưởng ở Tiề.n Giang t.ử von.g vì ong đốt, xử trí thế nào để tránh cái chế.t đau lòng?
13:02:22 16/10/2024
Sai lầm khi rửa rau sống bằng nước muối
10:17:17 15/10/2024
Bác sĩ chỉ 5 mẹo hay giúp giảm khô miệng hiệu quả, "bệnh" khó chịu nhưng cực dễ chữa
11:00:10 16/10/2024
Em bé sinh ra với tay chân khác biệt, chỉ mong được đi dép
09:24:44 15/10/2024
Bị chó nhà hàng xóm cắn, người đàn ông lên cơn dại t.ử von.g
12:38:48 15/10/2024
Cau tươi có tác dụng gì đặc biệt mà nhiều người chi cả lượng vàng để sở hữu?
08:25:41 15/10/2024
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên
09:47:56 15/10/2024
Cây mơ lông và tác dụng chữa bệnh ít người biết
13:19:14 15/10/2024

Tin đang nóng

Một hoa hậu lên tiếng khi chồng vừa mất đã bị đòi chia tài sản: "Trả nợ cùng tôi 17 năm nữa rồi chia"
13:21:09 16/10/2024
Phát hiện thêm th.i th.ể trong quán karaoke bị cháy làm 32 người chế.t ở Bình Dương năm 2022
16:47:10 16/10/2024
Vừa gây tranh cãi vì trang phục hở bạo nhạy cảm, Hoa hậu Quế Anh lại bất ngờ nhận tin vui
13:13:44 16/10/2024
Thêm người đẹp Việt thắng giải quốc tế
12:59:27 16/10/2024
Phát hiện thêm 1 bữa "tiệc trắng" do sao nam hạng A tổ chức, có khách mời còn b.ị giế.t sau khi tham dự?
14:37:37 16/10/2024
Đức Phạm nói về bức ảnh gây chấn động mạng xã hội
13:06:20 16/10/2024
1 Hoa hậu lên tiếng vụ nghi vấn bị Thanh Hằng "chèn ép"
15:13:56 16/10/2024
Lisa tại Victoria's Secret: Chưa bao giờ bạo đến thế, gâ.y số.c từ nộ.i y đến vũ đạo, clip 3s giật spotlight dàn thiên thần
12:56:50 16/10/2024

Tin mới nhất

Lợi ích sức khỏe của ổi: ăn cả vỏ giúp giảm viêm loét dạ dày và tá tràng

14:55:07 16/10/2024
Mặc dù không có số lượng cụ thể được chỉ định cho việc tiêu thụ ổi, nhưng lượng trái cây tối thiểu được khuyến nghị hàng ngày là 2 đến 3 phần, tương ứng với từ 160 đến 240 g.

Thoát vị đĩa đệm do những thói quen bạn ít ngờ đến

14:53:09 16/10/2024
Tình trạng này có thể khiến rách vòng xơ đĩa đệm và nhân nhầy thoát qua phần rách, chui ra phía sau chèn ép vào dây thần kinh gây ra các cơn đau.

Những lưu ý về các dấu hiệu mắc bệnh lao phổi ở trẻ

14:50:13 16/10/2024
Gia đình bệnh nhân cho biết, trẻ bị ho từ lâu, uống kháng sinh mãi không khỏi. Vì có bố đã mất trước đó 2 năm do bệnh lao nên mẹ cháu khuyên cháu đi khám nhưng cháu không đi.

Lâm Đồng: 2 trường hợp sốt xuất huyết nặng

14:47:45 16/10/2024
Ngành y tế đã phát hiện 1.714 ổ dịch sốt xuất huyết nhỏ và đã tổ chức xử lý kịp thời, không để bùng phát thành dịch lớn; triển khai phun dập dịch diện rộng tại các huyện, thành phố.

2 vợ chồng mắc ung thư gan vì sai lầm chế.t người khi uống sữa

12:59:52 16/10/2024
Sữa cần được phân giải bởi enzyme lactase ở ruột non. Nhiều người trưởng thành ở Trung Quốc thiếu enzyme này, dẫn đến lactose đi vào ruột già và bị vi khuẩn lên men, gây ra tiêu chảy. Nên uống sữa cùng với thức ăn để giảm thiểu tình trạ...

Nhịn hắt hơi có thể làm vỡ túi phình mạch má.u não

12:56:54 16/10/2024
Điều này gây ra tình trạng phồng rộp dưới da có thể cảm nhận được khi sờ vào và thường không gây đau. Tuy nhiên, đây là một tình trạng bất thường.

Làm ra thịt nhân tạo từ phòng thí nghiệm

12:53:12 16/10/2024
Một thói quen ăn quá nhiều thịt và kéo dài chính là hệ quả của những vấn đề về sức khỏe trong tương lai. Ví dụ như tình trạng tăng cân, có liên quan đến các bệnh ung thư và tạo ra những vấn đề về mỡ má.u, các bệnh tim mạch.

Cách phòng ngừa đau dạ dày do dùng thuố.c giảm đau chống viêm

12:49:15 16/10/2024
Nếu gặp vấn đề về đường tiêu hóa khi dùng NSAID, có thể chuyển sang dùng thuố.c khác (như thuố.c ức chế chọn lọc COX-2) ít gây tác dụng phụ này hơn.

Thứ tưởng bỏ đi nhưng lại có công dụng 'vàng 10' với sức khỏe, mâm cơm nhà nào cũng có

12:42:44 16/10/2024
Mỗi lần thấy ngứa họng và bắt đầu ho, bạn lấy vỏ cam hấp cách thủy còn ấm ngậm mốt chút cho cổ họng dịu bớt và nhai nuốt. Sử dụng hàng ngày, cơn ho ngứa họng sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.

Gánh nặng bệnh thalassemia

11:40:53 16/10/2024
D. là chị đầu trong gia đình có 3 chị em gái và cả ba đều mắc bệnh thalassemia thể nặng do có cả cha và mẹ đều bị bệnh thalassemia thể ẩn, nhưng trước đó họ không hay biết.

6 bệnh nhân sốc nhiệt khi tham gia một giải chạy tại Hà Nội

22:33:09 15/10/2024
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận thông tin có 6 bệnh nhân tham gia một giải chạy tại Hà Nội được đưa đến trong tình trạng sốc nhiệt, lơ mơ, hạ huyết áp, da khô, thiểu niệu.

Loại cá được khen "tốt hơn cá hồi" rất phổ biến ở Việt Nam

15:53:49 15/10/2024
Cá vược, hay còn gọi là cá chẽm, là một trong những loài cá ít xương, giàu dinh dưỡng được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đán.h giá cao nhờ khả năng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Có thể bạn quan tâm

Quảng Ninh: Khởi tố 5 cựu cán bộ xã gây thiệt hại 2,3 tỉ đồng

Pháp luật

17:48:37 16/10/2024
5 cựu cán bộ xã Hoàng Tân (TX.Quảng Yên, Quảng Ninh) vừa bị khởi tố về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Cầu phao Phong Châu cắt khẩn cấp, người dân đi lại thế nào?

Tin nổi bật

17:43:52 16/10/2024
Như đã đưa tin, sáng 16.10, mực nước sông Hồng qua khu vực cầu Phong Châu tiếp tục lên cao, với lưu tốc lớn. Lữ đoàn 249 Binh chủng Công binh đã cắt khẩn cấp cầu phao Phong Châu.

Bạn đã bao giờ nấu canh khoai sọ theo cách này chưa? Thử ngay vì vừa mềm thơm lại có vị ngọt ngon thanh mát bất ngờ

Ẩm thực

17:18:42 16/10/2024
Hôm nay chúng tôi chia sẻ với bạn cách mới lạ nấu khoai sọ, khiến món canh khoai sọ quen thuộc trở nên lạ miệng và ngon hơn.

Cô gái chăn lợn cả đời chỉ đóng 1 phim mà nổi tiếng suốt 25 năm

Hậu trường phim

17:17:52 16/10/2024
Hành trình đổi đời của Ngụy Mẫn Chi một cô gái chăn lợn chốn miền núi từng gây xúc động cho khán giả, trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ, là bài học của nghị lực vươn lên của các cô gái dân tộc.

Lisa dính "biển đen im lặng", khách mời thờ ơ không quan tâm tại Victoria's Secret Show

Nhạc quốc tế

17:16:54 16/10/2024
Lisa là người biểu diễn mở màn với ROCKSTAR. Ở tiết mục này, Lisa vừa hát, vừa nhảy lại còn thực hiện catwalk. Nhưng bao phủ là biển đen im lặng , không mấy ai hưởng ứng, cổ vũ.

Khoe loạt ảnh cực yêu bên 2 bé sinh đôi, Phương Oanh được khen nuôi con khéo vì điều này

Sao việt

17:03:49 16/10/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Phương Oanh khiến netizen thích thú khi khoe loạt khoảnh khắc đáng yêu bên hai nhóc tì sinh đôi.

Liệu LMHT đã trở thành dead game? Chính Riot là câu trả lời

Mọt game

15:40:39 16/10/2024
Là một tựa game đã tồn tại thời gian lên đến hơn chục năm, Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) có lẽ là một trong những cái tên có sức sống mạnh mẽ bậc nhất làng Esports.

Phụ huynh "kêu trời" một môn học ở trường tiểu học công lập tốn gần 5 triệu đồng: Sự thật thế nào?

Netizen

15:24:07 16/10/2024
Hình ảnh các khoản thu được người này đính kèm có thể thấy, khoản chị kêu trời có tên là Tiề.n tổ chức chương trình giáo dục tăng cường ngoại ngữ thông qua môn Toán và Khoa học . Mức thu hàng tháng là 550 nghìn đồng.

Hoa sữa về trong gió: Trang lập kế hoạch truyền thông về Hà Nội

Phim việt

15:09:41 16/10/2024
Trang chợt nảy ra một ý tưởng, đó chính là làm dự án truyền thông giới thiệu về tất cả cái đẹp của Hà Nội và để các thế hệ trẻ biết đến nhiều hơn.

Tình trạng đáng lo của Justin Bieber: Mất niềm tin, tinh thần mệt mỏi

Sao âu mỹ

14:57:36 16/10/2024
Một nguồn tin thân cận cho hay, Justin Bieber đang phải vật lộn với tâm lý bất ổn và không thể tin tưởng những người xung quanh mình.