Người bản địa Canada đòi Vatican trả lại cổ vật
Cộng đồng người bản địa tại Canada muốn Vatican trả lại các hiện vật được cất giữ tại các bảo tàng ở Vatican, trước thềm chuyến công du của Giáo hoàng Francis đến Canada.
Bảo tàng Dân tộc học Anima Mundi ở Vatican là nơi lưu giữ hàng chục nghìn hiện vật và tác phẩm nghệ thuật từ các dân tộc bản địa trên thế giới. Phần lớn trong số này được các nhà truyền giáo theo Công giáo ở khắp nơi gửi đến Vatican cho buổi triễn lãm năm 1925.
Tuy nhiên, những người bản địa tại Canada hoài nghi về cách các nhà truyền giáo lấy những hiện vật này, cũng như những cổ vật khác được Vatican giấu kín trong nhiều thập niên. Một số người muốn quốc gia này trả lại các hiện vật cho người bản địa, theo AP.
“Những hiện vật thuộc về chúng tôi nên được đưa về nhà”, Cassidy Caron, người đứng đầu phái đoàn bộ tộc Metis, yêu cầu Giáo hoàng Francis trả lại những hiện vật đang lưu giữ ở bảo tàng Vatican.
Việc trao trả các hiện vật cho người bản địa, thảo luận với các bảo tàng và phòng trưng bày trên khắp châu Âu, là một điểm trong chương trình nghị sự đang chờ đợi Giáo hoàng Francis trong chuyến công du đến Canada vào ngày 24/7.
Video đang HOT
Đôi găng tay được làm theo phong cách truyền thống của người bản địa Metis – Cree ở Canada. Ảnh: AP.
Kế hoạch ban đầu của chuyến thăm là để Giáo hoàng xin lỗi trực tiếp người bản địa ở Canada, khi tổ tiên những người này đã chịu áp bức từ các nhà truyền đạo của Công giáo tại những trường học.
Hơn 150.000 trẻ em bản địa ở Canada bị ép phải học tại các trường Công giáo từ thế kỷ 19 cho đến những năm 1970, nhằm khiến những đứa trẻ không thể tiếp thu ảnh hưởng từ gia đình và văn hóa bản địa. Mục đích là để những đứa trẻ hòa nhập vào xã hội Công giáo mà chính phủ Canada trước đây coi là ưu việt hơn.
Bà Caron nói việc Vatican trả lại các hiện vật sẽ giúp chữa lành những tổn thương qua nhiều thế hệ, đồng thời giúp người bản địa có thể kể lại những câu chuyện của tổ tiên.
Hai người Công giáo quyền lực nhất thế giới gặp mặt
Tổng thống Biden lần đầu gặp Giáo hoàng Francis tại Vatican, sự kiện được mô tả là "quy tụ hai người Công giáo quyền lực nhất thế giới".
Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Vatican ngày 29/10 để tham gia cuộc họp kín trong 75 phút với Giáo hoàng Francis. Kết thúc cuộc hội đàm, Biden và Giáo hoàng Francis ở lại cung điện tông tòa Vatican thêm 15 phút để trao quà cho nhau.
Giáo hoàng Francis tặng Biden nhiều tài liệu và một bức tranh trên gạch men mô tả người hành hương trên đường tới Vương cung Thánh đường St. Peter. Tổng thống Mỹ tặng lại Giáo hoàng tấm áo choàng làm lễ được may từ năm 1930.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (hàng đầu, bên trái) và Giáo hoàng Francis (hàng đầu, bên phải) tại Vatican ngày 29/10. Ảnh: AFP.
Biden từng gặp Giáo hoàng Francis ba lần trước đó, song đây là lần đầu tiên ông trò chuyện với Giáo hoàng trên cương vị Tổng thống Mỹ, biến đây thành cuộc gặp của hai người Công giáo quyền lực nhất thế giới.
Các quan chức Mỹ trước đó cho biết Tổng thống Biden và Giáo hoàng sẽ thảo luận về vấn đề di cư, biến đổi khí hậu và bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, Vatican đã không phát sóng trực tiếp cuộc gặp của Biden và Giáo hoàng Francis. Một phát ngôn viên của Vatican cho biết quyết định này được đưa ra theo quy định phòng chống Covid-19.
Đây là chuyến công du quốc tế thứ hai của Biden trên cương vị Tổng thống Mỹ. Sau cuộc họp với Giáo hoàng Francis, Biden dự kiến gặp Thủ tướng Italy Mario Draghi và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Tổng thống Mỹ sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại thủ đô Rome, Italy ngày 30-31/10.
Biden là tổng thống thứ hai trong lịch sử Mỹ theo Công giáo, sau John F. Kennedy. Ông được đánh giá là một người sùng đạo, thường xuyên tham dự các Thánh lễ và đặt một bức ảnh Giáo hoàng Francis trong Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng. Biden và phu nhân từng tháp tùng Giáo hoàng Francis trong chuyến công du Mỹ năm 2015.
Giáo hoàng chỉ trích 'văn hóa lãng phí' khiến xã hội đón nhận phá thai Giáo hoàng Francis đề cao gia đình và chỉ trích thứ văn hóa "lãng phí" đã khiến xã hội chấp nhận nạo phá thai, một ngày sau khi Tòa Tối cao Mỹ lật ngược phán quyết Roe v. Wade. "Chúng ta không được để gia đình bị đầu độc bởi chất độc của sự ích kỷ, của chủ nghĩa cá nhân, của thứ...