Người bán bún để lại 1.000 tỷ cho con gái nuôi, là đại gia “ngầm” nổi danh Sài Gòn
Với bề ngoài giản dị, sống tằn tiện, ít ai ngờ rằng bà lại có khối tài sản khổng lồ đến như vậy.
Sống trong một căn nhà nhỏ nằm trên đường Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP.HCM, bà Thạch Kim Phát (hay còn gọi tên Năm Lũng) được biết đến là người phụ nữ tằn tiện, giản dị. Thế nhưng, ít ai ngờ rằng sau khi qua đời, bà để lại một khối gia sản “siêu khủng” gồm nhiều tiền, vàng USD, hột xoàn, kim cương, 23 cuốn sổ tài khoản và nhiều nhà xưởng, đất đai ở quận Tân Phú. Ước tính tổng tài sản bà để lại khoảng 1.000 tỷ đồng.
Bà Phát sinh ra trong gia đình đông anh em. Bà theo nghề gia truyền của cha mẹ từ thuở nhỏ, bỏ mối bún, nui khô khắp dọc miền Trung cho tới Sài Gòn.
Công việc kinh doanh buôn bán thuận lợi khiến bà kiếm được một khoản tiền đáng kể. Nếu như người ta làm được 8 đồng thì tiêu 3 để dành 5 thì với bà Phát, nếu kiếm được 8 đồng, bà sẽ mượn thêm 2 đồng nữa cho chẵn một chục đồng, chấp nhận ăn mắm ăn muối, sống kham khổ để tích lũy tài sản.
Một trong những bức ảnh hiếm hoi chụp bà Năm Lũng và gia đình (bà mặc áo nâu, đeo kính)
Ngoài bán bún, bà còn lấn sân sang bất động sản vào những năm cuối thập niên 80. Khi đó đất đai nhiều vô kể, rộng mênh mông, người ta bán đất theo kiểu công 1.000m2, mẫu 10.000m2, nên bà Năm Lũng tha hồ thu gom. Ai cần tiền, ai có đất rộng, ai bán rẻ là bà ấy tung tiền thu mua với phương châm chỉ mua vào chứ không bán ra. Với sự nhạy bén, nhanh nhạy trên, trên những mảnh đất đó, bà xây phòng trọ, nhà xưởng cho thuê. Rồi khi đất đai có giá, người ta đổ về Sài Gòn làm ăn khiến nghiệp buôn bất động sản của bà phát đạt như “diều gặp gió”. Số tiền bà cho thuê nhiều lô đất làm nhà xưởng và hàng trăm phòng trọ ước tính mỗi tháng bà Năm cũng thu về một khoản tiền không nhỏ.
Dù sở hữu khối bất động sản “khủng” và nhiều tiền của nhưng bà Phát sống vô cùng giản dị. Một người hàng xóm kể lại rằng ở cái vùng đấy ai cũng quen với hình ảnh bà đi dép nhựa sờn cũ, chạy chiếc xe Dream lùn cũ mèm, mặc bộ quần áo cũng cũ mèm. Lúc nào họ cũng thấy bà làm việc quần quật, không bao giờ thấy bà ấy nghỉ ngơi hay đi du lịch, mà chính xác là người tham công tiếc việc để làm giàu.
Những khối bất động sản của bà Phát đều sinh lời
Về đời sống cá nhân, bà sống đơn thân không chồng không con nhiều năm. Cho đến thời điểm 1987, muốn có một đứa con để ẵm bồng, bà vào Bệnh viện Hùng Vương để xin nhận nuôi một trẻ bị bỏ rơi, đó là Thạch Hà Huệ Lan. Mãi đến năm 20 tuổi, năm 2007, Huệ Lan mới được nhận là con nuôi hợp pháp trên giấy tờ của bà. Mặc dù là con nuôi nhưng bà Phát chăm sóc Huệ Lan hơn con đẻ. Hằng ngày, dù bận việc đến mấy, bà vẫn chạy chiếc xe máy, hoặc chạy xe ô tô đưa đón con đi học.
Khi học hết lớp 11, Huệ Lan được mẹ cho đi du học tại Đức, chuyên ngành luật, dự định sau này kế nghiệp kinh doanh của gia đình. Nhưng dự tính chưa tròn, khi Huệ Lan còn đang du học thì tháng 3/2011, mẹ nuôi cô đột ngột qua đời ở tuổi 65. Sau đám tang, cô và người thân trong gia đình mới ngỡ ngàng tìm thấy kho báu của mẹ nuôi để lại, trị giá hơn 1.000 tỷ đồng.
Do bà Phát ra đi đột ngột không để lại di chúc nên theo quy định của pháp luật, số tài sản này sẽ do cô con gái nuôi duy nhất là chị Thạch Hà Huệ Lan (27 tuổi) thừa kế, nhưng chuyện thừa kế này lại mang đến cho cô hàng loạt rắc rối.
Một phần sổ tiết kiệm mà bà Phát để lại
Năm 2012, ông Thạch Vũ Phương (56 tuổi, em trai bà Phát) đại diện cho 6 anh em ruột trong nhà đứng tên khởi kiện chị Huệ Lan đòi lại căn nhà cùng đất ở tại địa chỉ 110/1 đường Tô Hiệu, quận Tân Phú. Thế nhưng sau đó, TAND TP.HCM quyết định đình chỉ vụ án do ông Phương làm đơn kiện khi vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện.
Ngoài vụ kiện này thì cậu của bà Phát là ông Hà Xuân cũng có đơn yêu cầu Huệ Lan trả lại 90.000 Euro, một người anh của bà Phát cũng yêu cầu cô cháu nuôi trả 100.000 USD. Dai dẳng đến tháng 5/2012, những kiện tụng chỉ tạm lắng khi TAND TP.HCM hòa giải, Thạch Hà Huệ Lan đồng ý trả lại số tiền cho hai người cậu nuôi, như cam kết trước tòa.
Mộ phần của bà bán bún nghìn tỷ hiện được đặt tại Tây Ninh
Kể từ đó, Huệ Lan gần như “biệt tăm”, không hề lộ diện. Có tin sau khi giải quyết tranh chấp, cô đã đem theo phần tiền còn lại và định cư ở nước ngoài. Thông tin cuối cùng người ta còn được biết về Huệ Lan là cô đã lo liệu chu toàn cho hậu sự của mẹ. Mộ phần của bà được đặt tại Tây Ninh, trong một phần đất rộng của Tòa Thánh của đạo mà bà theo. Khoảng đất được mua với giá 275 triệu, riêng tiền xây mộ là 2,3 tỷ, có người chăm sóc mỗi ngày.
Xe tiêm vaccine lưu động trị giá 1,8 tỷ đồng
Chiếc xe thiết kế với thùng xe có thể nâng lên, mở rộng ra kèm theo bạt che, tủ đông, hệ thống khử khuẩn tự động... phục vụ tiêm vaccine.
Ba ngày nay, quận Gò Vấp triển khai tiêm vaccine Covid-19 bằng xe tiêm chủng lưu động. Chiều 14/8, chiếc xe đậu trong khuôn viên UBND phường 9 để tiến hành tiêm cho hơn 300 người dân trong khu vực này.
"Việc triển khai xe tiêm vaccine lưu động giúp bà con đỡ phải đi xa, nhất là những người lớn tuổi. Trên xe thông thoáng, lắp đầy đủ thiết bị phục vụ tốt cho việc tiêm chủng", ông Trần Việt Phương, Phó trưởng trạm Y tế phường 9 cho biết.
Xe do Thaco sản xuất dựa trên mẫu xe tải Mitsubishi Fuso Canter 6.5. Về cơ bản, từ mẫu xe tải ban đầu, hãng cải tiến thùng xe trở thành các cánh có thể đóng mở để che mưa, nắng, bên trong chứa các thiết bị cần thiết cho tiêm chủng. Chi phí để sản xuất mẫu xe này vào khoảng 1,8 tỷ đồng.
Mẫu xe trong bài được một doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn mua rồi trao tặng cho quận. Ngoài ra, tự hãng Thaco cũng tặng cho Bộ Y tế 63 chiếc xe tiêm chủng lưu động như vậy cùng 63 xe vận chuyển vaccine để Bộ phân bổ về các tỉnh, thành.
Hai bên thùng xe có khả năng nâng lên, mở rộng ra kèm theo những tấm bạt giúp che nắng, mưa. Đuôi xe lắp bậc thang lên xuống và chia thành hai lối để người dân thuận tiện lên, xuống khi tiêm.
Những bộ bàn ghế bằng inox dễ lau chùi được gắn cố định trên sàn xe và có thể gấp mở dễ dàng bằng tay.
Trện xe còn trang bị thêm bình oxy, băng ca... để kịp thời xử lý tình huống khẩn cấp trong tiêm phòng.
Để đủ điện chạy các thiết bị, xe gắn thêm máy phát điện dưới gầm. Tuy vậy, thực tế khi sử dụng, xe được nối thẳng vào hệ thống điện dân dụng để đảm bảo đủ điện hoạt động trong thời gian dài. Ảnh: Huy Mạnh
Xe có 4 càng đỡ, dài khoảng 1 m để nâng mặt sàn. Những chỉ dẫn việc thao tác các bộ phận như sàn, càng đỡ, nâng hạ mái che... cùng cảnh báo nguy hiểm được thể hiện chi tiết bên hông xe.
Không gian thùng xe khi mở hết cỡ có diện tích khoảng 15 m2, đặt được 4 bàn và 8 băng ghế dài, chia làm hai dãy cho nhân viên y tế ngồi làm việc.
Trong thùng xe được trang bị tủ đông để bảo quản các liều vaccine và mẫu xét nghiệm y tế.
Trên trần của thùng xe ngoài gắn đèn còn lắp thêm 4 máy phun khử khuẩn tự động bằng nhiệt.
Việc điều khiển hoạt động của xe hoàn toàn tự động qua remote.
Trên xe trang bị hệ thống đèn đảm bảo đủ ánh sáng để nhân viên y tế làm việc khi trời tối.
Nhiều quận huyện khác cũng triển khai mô các đội tiêm lưu động đi đến từng cụm dân cư, khu cách ly, phong toả... Công tác tiêm vaccine ở TP HCM được đẩy ở đợt thứ 5. Ngoài các nhóm ưu tiên, thành phố còn tiêm vaccine cho tất cả người từ 18 tuổi trở lên, huy động cơ sở y tế tư nhân tham gia, rút gọn thủ tục, tiêm vào buổi tối...
Ngoài Sài Gòn, nhiều tỉnh thành khác cũng được trang bị xe tiêm lưu động do Thaco tài trợ. Trong ảnh là một chiếc nằm tại CDC Hà Nội. Ảnh: Huy Mạnh
Các bước thiết lập xe lưu động khi tiêm. Video: Thaco - Biên tập: Bình Nguyễn
Ngày trở về của những người tha phương Covid-19 khiến Trường không thể bán vé số ở TP HCM, anh quyết định đi xe lăn về quê sau hai tháng "cố thủ" trong phòng trọ. Những ngày đầu tháng 5, Sài Gòn nóng dần lên, trên mặt báo, tivi, ra rả tin tức về đợt dịch mới sau lễ 30/4 và 1/5. Cả thành phố mới ghi nhận một ca dương...