Người anh hùng từ chối mở đường mang tên mình
Dù được nhà nước quan tâm, muốn đổ con đường nhựa vào tận nhà mang tên ông, nhưng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Lò Văn Bường một mực từ chối. Tâm nguyện của ông là dành số tiền đó làm đường cho bà con…
Anh hùng LLVTND Lò Văn Bường là một trong năm Anh hùng LLVTND thời kỳ chống Pháp của xứ Thanh còn sống. Hiện ông đang sống cùng gia đình tại thôn Cộc Chẻ, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Con đường dẫn vào thôn Cộc Chẻ, xã Xuân Lẹ với dốc đá lởm chởm; cán bộ xã dẫn đường nói như thanh minh, trước đây tỉnh và huyện đã có ý định đổ con đường nhựa mang tên Lò Văn Bường vào đến tận nhà cho ông nhưng ông một mực từ chối, mong muốn nhà nước dành số tiền đó làm đường cho bà con trước, còn đường vào nhà ông chưa cần thiết.
Anh hùng LLVTND Lò Văn Bường.
Người anh hùng năm ấy giờ mái tóc đã bạc phơ, ông đang sống hạnh phúc bên vợ và con cháu ở một xã miền núi xa xôi, hẻo lánh và còn nhiều khó khăn. Căn nhà gia đình ông đang ở là được Bộ Quốc phòng quan tâm xây tặng từ năm 2008. Năm nay ông đã bước sang tuổi 91 nhưng khi nghe chúng tôi hỏi về câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc ta một thời, ông cụ nở nụ cười phấn chấn.
Tháng 8 năm 1948, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai Lò Văn Bường lên đường nhập ngũ và Đoàn 335, bộ đội tình nguyện giúp nước bạn Lào. Thời gian từ năm 1948 – 1953, ông chiến đấu và hoạt động ở những vùng rừng núi âm u như Viêng Say, Sầm Nưa, Sầm Tớ, Xiêng Khoảng, thuộc nước bạn Lào…
Video đang HOT
Những năm tháng hoạt động cách mạng ở đây, ông cùng đồng đội mình đã âm thầm gây dựng cơ sở ở vùng sau lưng địch. Đại đội của ông gồm 150 đồng chí cùng với bộ đội giải phóng Lào chia nhỏ thành từng đội từ 2 – 3 đồng chí tiếp cận với người dân ở các thôn, bản, tuyên truyền cho họ biết “mọi người cùng nhau đánh Tây, giải phóng đất nước thì ta mới sung sướng, nếu không đánh Tây, họ sẽ bắt ta đi lính, mất người, mất của”.
Dù hoạt động ở vùng đồi núi âm u, khí hậu khắc nghiệt, địch luôn lùng sục gắt gao, nhiều người dân chưa giác ngộ, hầu hết các đồng chí, đồng đội đều bị đói, rét, sinh hoạt thiếu thốn nên bệnh tật liên miên; nhưng ông và các đồng đội đều kiến trì bám dân, bám bản, quyết tâm hoạt động xây dựng và củng cố cơ sở cách mạng. Hàng chục cơ sở, đội du kích được thành lập, đào tạo được nhiều cán bộ làm nòng cốt cho địa phương; tổ chức lãnh đạo nhân dân hai lần phá vỡ âm mưu “dồn dân” của địch.
Dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng Anh hùng LLVTND Lò Văn Bường vẫn nhớ về một thời gian khổ cùng đồng đội nằm rừng, ngày ra nương đón dân đi làm về để tuyên truyền, vận động, vạch rõ âm mưu của địch, nhân dân dần giác ngộ và xây dựng nhiều bản làng vững vàng. Vừa làm nhiệm vụ chăm sóc đồng đội, vừa len lỏi bám sát, vận động tổ chức nhân dân phá vỡ âm mưu “dồn dân” của địch và giữ vững được hệ thống cơ sở trên đường dây liên lạc.
Năm 1951, ông được bổ sung về một tổ khác làm nhiệm vụ đi củng cố cơ sở vừa bị vỡ. Vừa giúp dân chống đói, vừa kiên trì vận động từng người dân đấu tranh phá tan mọi âm mưu của địch. Đầu tháng 2/1952 trong một lần đụng độ với địch, ông đã bị thương ở bụng, đốt sống cổ và mắt phải.
Lần đó, ông vào bản gặp cai tổng ở Mường Khun thì bị một toán địch gồm 20 tên đang lùng sục và phát hiện. Quyết không để mình rơi vào tay địch, ông đã bắn trả, làm bị thương nhiều tên địch, bản thân ông cũng bị thương nặng và bị truy đuổi vào trong rừng, tưởng ông đã chết nên địch không truy đuổi mà bỏ đi, sục vào nhà dân để vơ vét của cải. Ông lết vào trong rừng, máu chảy đầm đìa và ngất đi lúc nào không biết, chỉ đến khi nghe con ve rừng kêu mới tỉnh dậy, biết mình còn sống và ông lần tìm về nơi tạm trú của tổ.
Nơi rừng sâu núi thẳm không thuốc men, các vết thương càng nặng nhưng lo địch tiếp tục khủng bố các cơ sở bị vỡ nên ông đã động viên anh em giữ vững cơ sở, đừng quá lo lắng cho ông. Sau này được y tá và nhân dân chăm sóc, giúp đỡ, các vết thương lành dần ông lại tiếp tục công tác, được điều lên hoạt động ở phía thượng Lào.
Năm 1953, thực dân Pháp cho quân lính nhảy dù xuống Điên Biên Phủ và cho rằng khu vực này là bất khá chiến bại. Tại nhiều tỉnh của Lào bọn thổ phỉ được sự hậu thuẫn của quân Pháp ra sức hoành hành. Khi đó, ông được chỉ huy phân công về khu vực Xiêng Khoảng tiếp tục công tác xây dựng cơ sở ở vùng sau lưng địch, vận động người dân đi theo cách mạng.
Trong suốt những năm hoạt động, xây dựng cơ sở cách mạng ở miền Tây nước bạn Lào, cuộc sống chỉ có ăn ngô với rau trừ bữa nhưng ông đã cùng với cán bộ địa phương củng cố lại cơ sở, tổ chức phòng biệt kích và đảm bảo an ninh, phát triển phong trào du kích ở địa phương. Lập được nhiều thành tích và tạo dựng được niềm tin trong quần chúng nhân dân những nơi ông và các đồng chí, đồng đội của mình, góp phần làm nên cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đánh đuổi bọn thực dân Pháp xâm lược.
Hai vợ chồng già sống hạnh phúc bên nhau.
Nhờ những đóng góp không nhỏ của mình, ông nhiều lần được Quân khu 4, Đoàn 335 khen thưởng là chiến sỹ thi đua của bộ đội tình nguyện giúp nước bạn Lào. Ngày 7/5/1956, ông được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – lúc đó ông là Trung đội phó bộ binh của Trung Đoàn 335.
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc chưa được bao lâu, đất nước lại tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, là một người lính mang trong mình lòng yêu nước, ông tiếp tục tham gia bảo vệ tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh Thanh Hóa từ cầu Hàm Rồng đến địa phận huyện Tĩnh Gia.
Giúp ông yên tâm công tác ngoài chiến trường, đi qua hai cuộc chiến tranh lịch sử của dân tộc không thể không nhắc đến người vợ của mình bà Trương Thị Pừng giờ đã lưng còng, tóc bạc. Bà Pừng đã chờ đợi ông từ khi còn là người vợ trẻ cho đến lúc tứ tuần ông mới trở về quê. Cô con gái duy nhất giờ đã yên bề gia thất. Cuộc sống những năm tháng sau khi hòa bình lập lại của người lính cụ Hồ vẫn dung dị lạ thường.
Trần Hưng – Duy Tuyên
Theo Dantri
Mở cửa Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ
Vào hôm nay, 5-5, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên) sẽ chính thức mở cửa phục vụ khách tham quan.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong giai đoạn hoàn thành vào tháng 4-2014
Đây là công trình quan trọng của tỉnh Điện Biên hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Toàn bộ công trình hơn 7.000m2 bao gồm nhiều hạng mục quan trọng bằng mô hình, tài liệu, hiện vật... sẽ khái quát 9 năm cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (1945-1954) của quân và dân ta mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. Hạng mục trưng bày có hơn 1.000 hiện vật, chia thành 5 phần chính là: Sơ lược về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Chiến dịch Điện Biên Phủ; Sự giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với chiến dịch Điện Biên Phủ; Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ và Phòng Tôn vinh.
Theo ANTD
Ngược dòng lịch sử qua tranh cổ động 80 bức tranh cổ động được trưng bày tại triển lãm "Tranh cổ động trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954", khai mạc vào ngày 6-5 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam (số 25 Tông Đản, Hà Nội). Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng...