Người ăn chay có sức khỏe và chất lượng cuộc sống kém hơn ăn thịt?
Nghiên cứu mới của Áo gây tranh cãi khi nói người ăn chay không khỏe bằng những người ăn thịt, kể cả khi họ ít hút thuốc và nhậu nhẹt cũng như tập thể dục nhiều hơn.
Mới đây, Đại học Y khoa Graz (Áo) công bố nghiên cứu cho thấy người ăn chay không khỏe mạnh bằng những người ăn thịt. Thông tin này dẫn đến tranh cãi trước khẳng định kết quả vẫn đúng ngay cả khi họ sở hữu những thói quen lành mạnh như ít nhậu nhẹt và hút thuốc, thậm chí tập thể dục nhiều hơn những người ăn thịt.
Theo báo cáo, chế độ ăn chay, vốn tiêu thụ ít chất béo bão hòa do ăn nhiều rau củ và các sản phẩm ngũ cốc, có nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, dị ứng và các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo âu.
Nghiên cứu mới của một trường đại học ở Áo gây tranh cãi khi nói rằng người ăn chay có sức khỏe kém hơn người ăn thịt. Ảnh: Independent.
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ Khảo sát Phỏng vấn Sức khỏe của Áo để kiểm tra thói quen ăn uống và sự khác biệt trong lối sống giữa người ăn thịt và ăn chay.
Video đang HOT
Cụ thể, các nhà khoa học chọn ra 1.320 đối tượng phù hợp về độ tuổi, giới tính và tình trạng kinh tế để sử dụng số liệu. Trong đó, 330 người ăn chay, 330 người ăn cân bằng giữa thịt và rau củ, 330 ăn ít thịt hơn và 330 ăn nhiều thịt hơn.
Kết quả cho thấy nhóm người ăn chay ít nhậu nhẹt và có chỉ số khối cơ thể thấp hơn nhưng vẫn phải đối mặt với tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần kém hơn các nhóm còn lại.
Bên cạnh đó, những người ít ăn thịt gần như có xu hướng tránh né các biện pháp kiểm tra sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật như gặp bác sĩ hay dùng vắc xin.
Theo đó, nghiên cứu chỉ ra rằng người Áo theo chế độ ăn chay có sức khỏe yếu (dễ gặp vấn đề với ung thư vú và rối loạn sức khỏe tâm thần), có chất lượng cuộc sống thấp hơn và cũng cần điều trị y tế nhiều hơn.
Các tác giả của nghiên cứu khẳng định việc làm của họ đơn giản chỉ vì khoa học, không phải là quảng cáo cho ngành công nghiệp thịt.
Nathalie Burkert, điều phối viên nghiên cứu kiêm nhà dịch tễ học, cho hay: “Chúng tôi phát hiện ra rằng những người ăn chay phải đối mặt với một số bệnh như hen suyễn, ung thư và tâm thần hơn những người ăn thịt. Song, chúng tôi không thể nói nguyên nhân ở đây là gì. Chúng tôi cần nghiên cứu thêm để giải đáp vấn đề này”.
Theo Zing
Chế độ ăn chay tốt cho bà bầu
Vợ tôi mang thai con đầu lòng, muốn ăn chay đến khi bé một tuổi. Xin bác sĩ tư vấn chế độ ăn chay tốt cho mẹ và con. (Tùng)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Các thức ăn nguồn gốc động vật thường là nguồn chất dinh dưỡng tốt, dễ tìm. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng chế độ ăn chay trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú. Lưu ý lựa chọn cẩn thận, phong phú và cân bằng các loại thực phẩm chay khác nhau.
Gợi ý chế độ ăn chay:
Ăn nhiều trái cây và rau, ít nhất 5 phần mỗi ngày. Mỗi phần ăn tương đương một ly nước ép trái cây, không thêm đường.
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein gồm đậu hũ, các loại đậu, trứng (đối với những người có ăn trứng).
Dùng sữa, các sản phẩm từ sữa như phô mai, yogurt, thực phẩm khác được bổ sung vitamin và chất khoáng (trong đó có canxi).
Đối với thực phẩm chứa tinh bột, chọn loại nguyên hạt như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, khoai tây còn vỏ... để cung cấp đầy đủ chất xơ, giúp phòng ngừa táo bón, bệnh thường gặp trong thai kỳ.
Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên
Trưởng khoa Tiết chế - Dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Theo VNE
Cách ăn chay có lợi cho sức khỏe Hiện nay chế độ ăn chay được rất nhiều người áp dụng đã mang lại nhiều lợi ích như phòng chống các bệnh về tim mạch (đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim do cholesterol), các bệnh về đường tiêu hóa, sỏi thận, đái tháo đường... Bên cạnh đó, ăn chay đúng cách sẽ hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả,...