Ngược xuôi 3 bệnh viện lo cho 3 thế hệ gia đình vì COVID-19
Một người phải căng mình xoay sở chăm lo chuyện điều trị cùng lúc cho ba thế hệ trong gia đình đang yêu cầu chính quyền Vũ Hán chịu trách nhiệm về COVID-19.
Anh Cheng Pan – một kế toán 30 tuổi đang yêu cầu chính quyền TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) trả lời và chịu trách nhiệm về cách ứng phó với đại dịch COVID-19 mà anh cho là chậm chạp và kém cỏi đã khiến cả gia đình ba thế hệ của anh nhiễm bệnh dịch này.
Câu chuyện này được phóng viên báo South China Morning Post ghi nhận khi quay lại Vũ Hán, một năm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở đây.
Căng mình chăm sóc ba thế hệ
Thời điểm bắt đầu năm 2020 anh Cheng đang chờ đón đứa con trai ra đời. Nhưng rồi thay vì hân hoan mong chờ thì anh phải bước vào một cuộc chiến gian nan để cứu ba thế hệ gia đình mình khỏi lưỡi hái của COVID-19.
Tháng 1, chỉ 10 ngày trước khi sinh đứa con thứ hai, người vợ đang mang thai của anh Cheng – cô Zhou Xiaomen – nhiễm COVID-19 khi vô tình bị lây từ người cha chồng 51 tuổi.
Đầu tháng 2, toàn bộ thành viên gia đình anh Cheng bị tách riêng vì COVID-19. Cha anh nằm ở một bệnh viện dã chiến. Vợ anh nằm ở một bệnh viện dành cho thai phụ nhiễm COVID-19. Con trai mới sinh của anh nằm ở một bệnh viện nhi với chứng nhiễm trùng sau sinh cùng nỗi lo bị nhiễm COVID-19 từ mẹ. Con gái đầu hai tuổi của anh ở mới mẹ vợ. Mẹ ruột của anh thì cách ly ở nhà trong nỗi lo bị lây nhiễm.
Một phụ nữ nhiễm COVID-19 sinh con tại một bệnh viện Vũ Hán ngày 4-2. Ảnh: GETTY IMAGES
“Cô ấy chưa bao giờ xa con gái. Cô ấy không được nhìn con trai một giây nào sau khi sinh nó ra vì nó được chuyển ngay đến bệnh viện nhi. Điều này quá khó chịu đựng và cô ấy trở nên rất nhạy cảm” – anh Cheng kể lại tình hình vợ mình sau khi sinh con.
“Tôi cùng lúc phải căng mình xoay sở tìm giường bệnh cho người thân, tìm mua thuốc, và kiểm tra tình hình sức khỏe của họ. Tôi không có thời gian để nghĩ gì nữa, cảm giác thường trực là mệt mỏi và lo sợ tôi cũng sẽ bị nhiễm” – anh Cheng nhớ lại thời điểm khó khăn đầu năm nay.
Video đang HOT
Vì dịch, Vũ Hán bị phong tỏa nhưng anh Cheng được phép đi lại để chăm sóc người thân. Ngoài việc chạy đi chạy lại ba bệnh viện thì anh Cheng phải tranh thủ thời gian nói chuyện điện thoại với con gái và mua nhu yếu phẩm tiếp tế cho mẹ vợ lẫn mẹ ruột.
“Có khi đường phố ngoài xe cứu thương, xe mai táng, xe cảnh sát, và xe của tôi thì hoàn toàn chẳng có chiếc xe nào khác. Thật khó để quên được sự im lặng trên đường phố” – anh Cheng nhớ lại.
Xe cứu thương trên đường phố Vũ Hán vắng vẻ, ngày 28-2. Ảnh: GETTY IMAGES
Thời gian khó khăn này kéo dài tới cả tháng. May mắn người thân của anh Cheng sau thời gian điều trị đã bình an. Vợ anh xuất viện giữa tháng 2. Con trai anh xuất viện cuối tháng 2. Cha anh xuất viện vào tháng 3.
Một chi tiết là cả vợ chồng anh đều giấu cha anh việc vợ anh vô tình bị lây nhiễm từ ông và phải nhập viện, phải cách ly con khi điều trị. Người cha chỉ biết khi khỏe lại và đến thăm cháu trai vào tháng 5.
Yêu cầu chính quyền Vũ Hán chịu trách nhiệm
Không chỉ riêng gia đình anh Cheng, với rất nhiều gia đình ở Vũ Hán, năm 2020 bắt đầu trong thảm họa.
Thời điểm này nhìn lại, anh Cheng cho rằng sự mất mát to lớn mà người dân Vũ Hán phải chịu đựng lẽ ra đã có thể tránh được nếu người dân được cảnh báo sớm hơn. Anh Cheng cũng kêu gọi phải dùng công lý trừng phạt những người có thẩm quyền đã phản ứng kém trong giai đoạn đầu của đại dịch.
Chính quyền Vũ Hán đã không thông báo có bất kỳ ca nhiễm mới nào trong khoảng 12 ngày trong tháng 1. Tới ngày 19-1 thì người dân mới được thông báo virus gây bệnh có tính truyền nhiễm, trong bối cảnh người dân trước đó đã đổ tới bệnh viện khám chữa vì có triệu chứng viêm nhiễm ở phổi mà không giải thích được, theo South China Morning Post .
Y tá chăm sóc một em bé sơ sinh tại một bệnh viện phụ sản ở Vũ Hán ngày 12-3. Ảnh: GETTY IMAGES
Trước khi nhà chức trách Vũ Hán hoàn thành các bệnh viện dã chiến vào giữa tháng 2, các bệnh viện ở TP này cực kỳ quá tải, rất nhiều người bệnh không có giường điều trị phải về nhà.
Anh Cheng cho biết anh dành hết thời gian chầu chực ở các bệnh viện nơi cha và vợ anh điều trị để xem có chỗ trống thì đưa người thân mình thế vào để được điều trị.
“Nếu các quan chức từng đến các bệnh viện và chứng kiến từng hàng dài người xếp hàng hay từng trao đổi với các bác sĩ tuyến đầu thì họ sẽ biết tình cảnh thực và có quyết định đúng thay vì nói với dân rằng đó không phải bệnh truyền nhiễm, hay để mặc diễn ra lễ hội với cả hàng ngàn gia đình tham gia” – anh Cheng nói.
“Tôi ước chính quyền có thể nhìn lại, buộc trách nhiệm những người đã xử lý kém (khủng hoảng) và sửa đúng lại dữ liệu không chính xác về số người chết” - South China Morning Post dẫn lời anh Cheng.
Vào tháng 4, nhà chức trách Vũ Hán đã điều chỉnh con số tử vong vì COVID-19 ở TP này từ 2.579 người lên 3.869 người. Tuy nhiên anh Cheng cho rằng số người chết thật sự còn nhiều hơn vì anh thấy số bệnh nhân ở các bệnh viện rất đông, nhiều xe tải bên làm dịch vụ lễ tang cũng như các nhà mai táng từ các TP khác đến Vũ Hán thu thập thi thể.
Con gái "dính bầu" bị bỏ rơi, mẹ tự đỡ đẻ cho ở nhà rồi ôm mặt khóc nấc
Bà mẹ này từng đỡ đẻ cho con gái một lần năm cô 16 tuổi nên đến lần thứ 2 cũng nghĩ mọi chuyện sẽ suôn sẻ.
Quá trình sinh nở của phụ nữ luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm có thể xảy đến với cả người mẹ và em bé. Chính vì vậy, phụ nữ đều được khuyến cáo nên sinh con tại bệnh viện, nơi có các y bác sĩ có chuyên môn sản khoa. Việc tự sinh con tại nhà như bà mẹ trẻ dưới đây có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Ngày 9/10 vừa qua, một bà mẹ trẻ (19 tuổi) tên Đồng Đồng cùng đứa con mới sinh được đưa đến bệnh viện phụ sản Thâm Quyến (Trung Quốc) cấp cứu. Được biết, cô mới sinh em bé cách đây vài tiếng. Ca sinh diễn ra tại nhà và người đỡ đẻ là bà ngoại của bé.
Đồng Đồng sống cùng mẹ đẻ đã ly hôn và con trai đầu lòng 3 tuổi trong một căn nhà chật chội. Cô sinh con trai khi mới 16 tuổi và vì lúc đó nhà quá nghèo nên mẹ cô đã để cô đẻ tại nhà. Ca sinh diễn ra suôn sẻ, em bé lớn lên khỏe mạnh.
Cách đây gần 1 năm, Đồng Đồng có quan hệ tình cảm với một người đàn ông hơn cô 10 tuổi. Những tưởng đã tìm được chỗ nương tựa cho mình và con trai, mẹ già nhưng cuối cùng khi nghe tin cô có thai, người đàn ông đó đã bỏ đi.
Bà mẹ trẻ tự sinh con tại nhà và em bé đã tử vong sau vài giờ.
Kết quả là Đồng Đồng phải ôm bụng bầu đi rửa bát thuê, kiếm tiền nuôi con. Đến ngày cô chuyển dạ, cũng như lần trước mẹ cô nói hãy để bà đỡ đẻ ở nhà cho đỡ tốn tiền. Cả hai đều nghĩ mọi chuyện cũng sẽ dễ dàng như lần trước. Sau khi em bé chào đời, bà ngoại cắt dây rốn bằng kéo đã khử trùng nước nóng và quay đi dọn dẹp. Lúc này Đồng Đồng thấy sắc mặt con hơi trắng, cô thắc mắc với mẹ mình nhưng bà cho biết khi chào đời em bé đã cất tiếng khóc là khỏe mạnh, sắc mặt chưa hồng hào chỉ vì... chưa được bú mẹ.
Tuy nhiên, 3 tiếng sau, một người hàng xóm đến thăm đã thấy thân hình em bé tím tái và gần như không còn thở. Người này nhanh chóng gọi cấp cứu đưa mẹ con Đồng Đồng đến bệnh viện. Kết quả là em bé đã tử vong lúc nào mà mẹ và bà ngoại cũng không hay. Lúc này cả hai mới ôm mặt khóc hối hận.
Sau đó, các bác sĩ yêu cầu Đồng Đồng nhập viện để kiểm tra vì cô vừa trải qua ca sinh không đảm bảo an toàn, có thể xảy ra tình trạng mất máu, sót nhau hay nhiễm trùng rất nguy hiểm. Tuy nhiên Đồng Đồng vẫn nhất quyết từ chối vì sợ tiền viện phí đắt đỏ, gia đình không trả được. Cuối cùng giám đốc bệnh viện quyết định miễn hoàn toàn viễn phí cho bà mẹ trẻ này, "ép buộc" cô phải nhập viện để được chăm sóc sức khỏe.
Các bác sĩ phải "ép buộc" bà mẹ này nhập viện vì cô có nguy cơ nhiễm trùng sau sinh.
Sau đó, các bác sĩ cũng dặn dò Đồng Đồng phải thực hiện biện pháp tránh thai nếu chưa có đủ điều kiện sinh con, nuôi con. Nếu trong tình huống không may "dính bầu" thì phải đến bệnh viện sinh con vì sẽ có các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không được sinh con tại nhà vì quá nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Nguy cơ khi sinh con tại nhà
Sinh con tại nhà không có sự giám sát và hỗ trợ của nhân viên y tế có thể làm tăng nguy cơ những tai biến sản khoa nguy hiểm. Các cuộc sinh con bao giờ cũng hàm chứa rất nhiều tai ương, nguy hiểm. Khi ca sinh không suôn sẻ có thể dẫn đến vỡ tử cung, em bé bị ngạt, suy thai, tử vong và mẹ có thể bị băng huyết sau sinh; nếu không được xử lý kịp thời sẽ tử vong.
Đối với những sản phụ sinh lần đầu tiên và sinh theo ngả âm đạo không có sự hỗ trợ về mặt y tế có thể gây ra chấn thương dữ dội ở tầng sinh môn, dẫn đến băng huyết, nhiễm trùng rất nặng, khiến cuộc sống của người phụ nữ sau này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều tổ chức y tế uy tín trên thế giới đã đưa ra khuyến cáo về mức độ an toàn chưa được kiểm chứng khi sinh con tự nhiên và cảnh báo những nguy cơ mẹ, bé phải đối mặt nếu không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Vài việc đơn giản mẹ có thể làm ngay trong khi mang thai và sau khi sinh để ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ Mẹ chỉ cần làm theo một vài việc đơn giản dưới đây là đã có thể ngăn chặn nguy cơ trẻ bị vàng da sau sinh. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì? Về mặt y học, vàng da xảy ra ở trẻ em dưới một tháng tuổi được gọi là "vàng da sơ sinh". Vàng da là một tình trạng...