Ngược Tây Bắc ăn cá hấp lá vả
Người vùng cao Tây Bắc có cách chế biến cá khá độc đáo và đậm đà hương vị. Từ những cây lá trên rừng, trong vườn nhà, họ đã chế biến món cá hấp tuyệt ngon. Đặc biệt là món cá hấp lá vả.
Bí quyết để người Tày vùng Tây Bắc chế biến món cá hấp chính là ở lá vả. Theo đó, họ dùng lá vả để gói cá rồi hấp cách thủy giúp món cá hấp vốn quen thuộc trở nên lạ miệng nhờ dư vị riêng có.
Vả là loại cây rừng mọc nhiều ở ven suối, triền núi. Lá vả to bản, màu xanh, lúc còn non mềm và có vị hơi chát. Từ lâu, người Tày Tây Bắc dùng lá vả để hấp cá và cuốn gỏi cá.
Bất kỳ loại cá nào cũng có thể hấp lá vả được. Cá sau khi làm sạch xắt khúc hoặc để cả con. Các loại rau thơm trong vườn nhà như củ sả, lá mùi tàu, húng, rau răm, hành lá, kinh giới… được hái rửa sạch rồi băm nhỏ trộn với cá.
Sau khi cá được trộn với hỗn hợp rau thơm, nêm gia vị và rắc thêm hạt mắc khén giã nhỏ để tạo vị thơm, mang ướp chừng 15 phút cho ngấm, rồi dùng lá vả gói từng miếng cá thành từng gói sao cho kín cùng hỗn hợp rau thơm.
Video đang HOT
Cá gói xong đặt vào nồi hấp chừng 40-45 phút là chín.
Cá chín, để giữ độ nóng, người chế biến để nguyên gói cá trong nồi. Khi ăn, chỉ cần bóc lớp lá vả bên ngoài là có thể thưởng thức được.
Cá gói lá vả khi hấp cách thủy sẽ giữ nguyên được vị thơm ngọt, vị ngon của gia vị, không bị mất nước vì thế sẽ đậm đà hơn cả so với các món cá khác.
Món cá hấp lá vả mang đến nhiều dư vị, có vị ngọt, thơm của cá, vị cay nhẹ của sả, vị thơm của các loại lá và hạt mắc khén. Đặc biệt, nhờ lá vả, cá sẽ không còn vị tanh mà thơm mùi lá vả.
Khi ăn, nếu muốn đậm đà hơn thì nên chấm cá với muối dầm ớt nướng, thêm chút hạt dổi rừng.
Món ăn này được người vùng cao Tây Bắc chế biến quanh năm, dùng để ăn với cơm hoặc mời khách quí. Đó là món ăn vừa sạch, vừa bổ dưỡng cho cơ thể.
Theo TTO
Ngọt bùi xôi sắn vùng Tây Bắc
Nếu ai đã từng có dịp đến với núi rừng Tây Bắc chắc hẳn sẽ không thể quên được món ăn dân giã nhưng vô cùng hấp dẫn, đó là xôi sắn.
Xôi sắn là là món ăn quen thuộc của người Thái vùng Tây Bắc. Mặc dù chỉ là món bình dân thường ngày những người Thái luôn tự hào về món ăn này.
Thực tế từ nhiều năm nay, xôi sắn trở thành món ăn phổ biến không chỉ của người Thái mà còn của các dân tộc khác. Dù vậy, người Thái vẫn tự hào bởi họ biết cách kết hợp các sản vật tự nhiên để tạo nên hương vị món ăn, do đó xôi sắn của người Thái giữ được hương vị và nét đặc trưng riêng không thể nhầm lẫn.
Tuy đơn giản không cầu kỳ, kiểu cách nhưng để có bát xôi sắn thơm ngọt vẫn cần nhiều yếu tố kết hợp. Ví như, sắn phải là sắn tươi mới được đào từ nương về, thóc phải chọn loại thóc nếp ngon. Củ sắn phải chọn những củ ngắn, tròn lằn, không bị sâu bệnh. Bên cạnh hai nguyên liệu chính là sắn và gạo nếp, món xôi sắn của người Thái còn cần 1 nguyên liệu nữa đó là dừa. Dừa chọn loại không quá già sẽ bị cứng nhưng nếu quá non sẽ chảy nước.
Cách nấu loại xôi này cũng không quá khó. Đầu tiên, sắn được rửa sạch rồi bóc hết phần bỏ chỉ còn lại lõi sắn trắng ngần. Tiếp đó mang luộc sơ qua rồi để ráo nước. Thóc nếp phải phơi thật khô, giã bằng cối đạp chân, sẩy sàng chọn lựa kỹ để lựa những hạt gạo căng nẩy, có như vậy món xôi mới thật dẻo, thật thơm. Dừa cũng rửa sạch rồi nạo thành những sợi nhỏ, sau đó trộn cùng với gạo và sắn để đồ.
Xôi sắn của người Thái được đồ trong những chõ gỗ thủ công chứ không bao giờ dùng chõ kim loại. Thường thì các chõ này được làm bằng những khúc gỗ có đường kính nhỏ, gỗ mềm đem về cắt khúc, cưa rỗng giữa, tạo dáng đẹp như một đài hoa, thon nhỏ từ dưới lên trên, đáy chõ có hai thanh tre nhỏ để đặt tấm đan thưa đỡ gạo khi cho gạo vào chõ xôi. Phần chõ lại được đặt trên một cái ninh đồng, thay cho nồi. Sở dĩ người dân tộc Thái đồ xôi bằng chõ gỗ chứ không dùng đồ kim loại một phần là do truyền thống, bên cạnh đó còn bởi ưu điểm gỗ hút hơi nước nên sẽ làm xôi dẻo, không bị khô.
Bản thân xôi sắn đã có bị ngọt, đậm đà của gạo nếp, vị thơm bùi của sắn nên cũng không cầu kỳ thức ăn đi kèm, chỉ cần thêm chút vừng là quá đủ. Có một điều đặc biệt mà những ai đã thử món xôi sắn của người Thái sẽ biết, đó là người Thái không ăn xôi sắn với muối vừng thông thường mà dùng muối ớt thay thế. Chính cái sự kết hợp này góp phần không nhỏ tạo nên một hương vị riêng cho món xôi sắn của người Thái. Sắn thơm bùi, gạo nếp dẻo, ngọt cùng với ớt cay nên ăn không hề bị ngấy và đầy như các loại xôi khác. Người Thái vùng Tây Bắc ăn xôi sắn quanh năm, thực tế đây là món ăn hàng ngày thậm chí là món ăn chủ lực trong bữa cơm của người Thái.
Giờ đây, không cần lên Tây Bắc, người ta vẫn có thể tìm mua và thưởng thức xôi sắn bởi món ăn này đã là món ăn rất quen thuộc của nhiều dân tộc Ở miền xuôi người ta ăn xôi sắn với ruốc thịt, ở miền biển người ta ăn xôi sắn với ruốc tôm, miền núi thì đơn giản hơn có thể là vừng, lạc, muối ớt...Mỗi vùng miền, xôi sắn lại được biến tấu khác nhau phù hợp với phong vị ẩm thực của từng khu vực. Nhưng với hương vị độc đáo cùng cách nấu trueyefn thống, xôi sắn của người Thái vùng Tây Bắc vẫn luôn là món ăn dân giã, hấp dẫn với những ai đã từng qua vùng đất này.
Theo TCDL
Khoai sọ mán Tây Bắc bỗng dưng thành đặc sản Mộc Châu có nhiều đặc sản: bê chao, cá suối, cải mèo, bánh sữa, sữa chua. Cả chục năm đi lại trên đường 6, chuyến nào cũng ăn mấy món này. Đến một ngày thấy có món mới, khoai sọ Mán của người Dao. Khoai sọ Mán Mộc Châu Thật ra đó là món cũ. Người Dao ở Mộc Châu trồng khoai sọ...