Ngừng việc do Covid-19, hưởng lương thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 điều 99 Bộ Luật Lao động năm 2019, người lao động ngừng việc do dịch bệnh thì vẫn được người sử dụng lao động trả lương
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 hoặc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều người lao động (NLĐ) băn khoăn trong thời gian giãn cách xã hội hoặc bị cách ly y tế thì có được trả lương hay không?
Giải quyết chế độ BHXH cho người lao động bị cách ly y tế
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Nguyễn Bá Hoan, từ đầu năm 2021 đến nay, Việt Nam có 2 đợt bùng phát dịch Covid-19, trong đó đợt từ ngày 27-4 nghiêm trọng nhất và tác động mạnh tới thị trường lao động và sản xuất – kinh doanh. Dịch Covid-19 còn tấn công trực tiếp vào các KCN – nơi tập trung nhiều doanh nghiệp (DN), sử dụng một lượng lớn lao động, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế, thu ngân sách, nhất là tại 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
Theo quy định tại khoản 3 điều 99 Bộ Luật Lao động năm 2019, NLĐ ngừng việc do dịch bệnh nguy hiểm thì được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trả lương ngừng việc. Mức lương ngừng việc theo thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu trong 14 ngày nghỉ việc đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian cách ly y tế có thể kéo dài trên 14 ngày theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. “Nhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống của NLĐ và gia đình do NLĐ bị cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất xem xét, giải quyết chế độ BHXH đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc nhưng phải cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” – ông Hoan cho hay.
Xét nghiệm Covid-19 cho công nhân tại các khu công nghiệp ở TP Đà Nẵng Ảnh: BÍCH VÂN
Về điều kiện hưởng, trong văn bản gửi Bộ Y tế, Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam, Bộ LĐ-TB-XH nêu rõ phải thỏa mãn cả 2 điều kiện. Về điều kiện đối với địa phương (cấp tỉnh, TP trực thuộc trung ương), có 2 phương án: Phương án 1: Tại thời điểm áp dụng chính sách, địa phương có số ca dương tính với SARS-CoV-2 bằng 0,1% dân số trở lên; phương án 2: Tại thời điểm áp dụng chính sách, địa phương có tỉ lệ NLĐ tham gia BHXH bắt buộc có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng 0,1% trở lên.Ví dụ, hiện nay dân số tỉnh Bắc Giang là 1,8 triệu người. Khi nào số ca dương tính lên tới 1.800 người thì được áp dụng chính sách này. Thời điểm áp dụng là 30 ngày kể từ ngày UBND tỉnh có văn bản đề nghị gửi Bộ LĐ-TB-XH.
Video đang HOT
Còn ở tỉnh Bắc Ninh, hiện nay dân số khoảng 1,45 triệu người. Khi nào số ca dương tính lên tới 1.450 thì được áp dụng.
Về điều kiện đối với NLĐ: Đang thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, có đóng BHXH bắt buộc tháng liền kề trước khi nghỉ việc vì cách ly y tế phòng chống dịch Covid-19, có giấy tờ hợp pháp liên quan tới việc phải cách ly y tế. Ông Nguyễn Bá Hoan cho biết thời gian hưởng được tính theo thời gian cách ly y tế (dự kiến 21 ngày), không tính những ngày đã được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 3 điều 99 Bộ Luật Lao động. Mức hưởng được tính theo quy định tại khoản 1 điều 28 Luật BHXH, mức hưởng chế độ ốm đau bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về vấn đề này, bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam, bày tỏ sự đồng tình với chính sách hỗ trợ này. Tuy nhiên, theo bà Ngân, điều kiện Bộ LĐ-TB-XH đưa ra là “địa phương có số ca dương tính với SARS-CoV-2 bằng 0,1% dân số trở lên” hay “địa phương có tỉ lệ NLĐ tham gia BHXH bắt buộc có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng 0,1% trở lên” là quá cao, rất khó có địa phương nào có thể được tiếp cận chính sách thụ hưởng (trừ tỉnh Bắc Giang có số ca mắc Covid-19 đã hơn 2.000 ca). “Quy định này dường như chưa mang tính dự báo, đặc biệt là với địa bàn TP HCM và Hà Nội – nơi có dân số đông. Nếu phải tính địa phương có số ca dương tính với SARS-CoV-2 bằng 0,1% dân số trở lên thì TP HCM phải có 9.000 ca dương tính và Hà Nội là 8.000 ca dương thì NLĐ mới được thụ hưởng chính sách này” – bà Ngân phân tích.
Xác định nguyên nhân gây ngừng việc
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Văn Thanh, ngày 25-3-2020, bộ đã có Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL về việc hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho NLĐ trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch Covid-19.
Việc trả lương ngừng việc căn cứ vào quy định tại điều 98 Bộ Luật Lao động để xem xét các trường hợp gây ra ngừng việc (do lỗi của NSDLĐ hay NLĐ hay do nguyên nhân khách quan) để xác định trả lương ngừng việc cho NLĐ. Đối với trường hợp NLĐ phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như: lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại DN làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; NLĐ phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; NLĐ phải ngừng việc do DN hoặc bộ phận DN không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những NLĐ khác cùng DN, bộ phận DN đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại DN làm việc thì tiền lương của NLĐ trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 điều 98 Bộ Luật Lao động (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định).
Theo quy định của pháp luật lao động, trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức tối thiểu Ảnh: CAO HƯỜNG
Theo luật sư Nguyễn Thanh Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thanh và Cộng sự, do tình hình dịch bệnh, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND TP HCM, có nhiều trường hợp NLĐ phải làm việc tại nhà. Đây được xem là trường hợp chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo quy định tại điều 29 Bộ Luật Lao động 2019. Theo đó, khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì NSDLĐ được quyền tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm; trường hợp chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm thì phải được NLĐ đồng ý bằng văn bản. Theo quy định tại khoản 3 điều 29 Bộ Luật Lao động về trả lương thì NLĐ chuyển sang làm công việc khác so với HĐLĐ được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu. Như vậy, trong 30 ngày đầu, NLĐ được trả lương bằng với lương công việc chính. Sau đó, công ty có thể trả lương thấp hơn nhưng ít nhất phải bằng 85% lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Chống tham nhũng, lãng phí trong giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bằng các giải pháp cụ thể và với tinh thần trách nhiệm của mình quan tâm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, không để tồn đọng; giải ngân bảo đảm tiến độ nhưng phải bảo đảm chất lượng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Tại phiên họp, Chính phủ đã xem xét, thảo luận về tình hình KT-XH tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021. Chính phủ thống nhất nhận định, trong 4 tháng đầu năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển tốt, xu hướng phục hồi tích cực và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt (thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay); xuất khẩu, thu hút đầu tư, thu ngân sách đạt được nhiều kết quả tích cực; an sinh xã hội, đời sống nhân dân ổn định, cơ bản có bước cải thiện; công tác khắc phục hậu quả bão lũ năm 2020 được triển khai tốt;...
Tuy nhiên, chúng ta còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những diễn biến phức tạp, khó lường, khó đoán của dịch COVID-19, tác động đến toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước; chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tài khóa có những kết quả tích cực song nhiều chỉ số chúng ta còn chưa yên tâm;
Nhiều tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết; còn có sự mâu thuẫn, xung đột, chồng chéo về thể chế làm cản trở các hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là những vấn đề phải tập trung giải quyết; tình hình đầu tư công có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm; một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; an ninh trật tự nổi lên vấn đề nhập cảnh, lưu trú trái phép, cần kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định...
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4.
"Bên cạnh những tín hiệu tốt, tích cực, nhưng chúng ta vẫn còn nhiều lo lắng, đề nghị các thành viên Chính phủ nhận thức rõ vấn đề này. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, mỗi bộ, mỗi ngành, địa phương phải chủ động, tích cực xử lý những vấn đề còn hạn chế, làm tốt hơn nữa nhiệm vụ trong tháng 5 và thời gian tới", Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu.
Theo dự báo, nước ta sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, nhất là những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và để hoàn thành "mục tiêu kép", Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là những vấn đề cần ưu tiên để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới; xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí trong quản lý nhà nước để tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm và tăng cường giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
Điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt hơn, phù hợp hơn với thực tế để góp phần thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn của nền kinh tế. Tích cực tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp.
Tập trung khắc phục hậu quả, xử lý sớm 12 dự án yếu kém, thua lỗ. Các bộ, ngành, địa phương bằng các giải pháp cụ thể và với tinh thần trách nhiệm của mình quan tâm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, không để tồn đọng; giải ngân bảo đảm tiến độ nhưng phải bảo đảm chất lượng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng các dự án tăng cường đầu tư cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên và các khu vực kinh tế trọng điểm, nhất là trong lĩnh vực giao thông để phát huy các nguồn lực ở các khu vực này, phải quyết tâm đầu tư vào đây theo hướng huy động nguồn vốn xã hội; lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, sớm đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 và đề xuất biện pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 hiệu quả, thiết thực. Phải xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện được hỗ trợ và thảo luận, công bố công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí này. Bổ sung các chính sách phù hợp cho các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, không để ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, nhất là những đối tượng yếu thế trong xã hội.
Về báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 và dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, quan trọng nhất là chỉ ra việc làm được, chưa được và nguyên nhân chủ quan, khách quan, nhất là nguyên nhân chủ quan, có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phục vụ cho sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề tồn đọng kéo dài lâu năm.
"Nguồn lực có ít, thời gian có hạn, năng lực hạn chế, yêu cầu thì cao đòi hỏi chúng ta phải cân đối hài hòa, hợp lý", Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ để hoàn thiện các báo cáo, trình cấp có thẩm quyền.
Đề nghị Chính phủ, Quốc hội khóa XV tập trung nguồn lực để cải cách chính sách tiền lương Nếu chúng ta cải cách được chính sách tiền lương thì xử lý vấn đề lương được cho cả những người đang làm việc và cả những người nghỉ hưu. Kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: VIẾT CHUNG Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ...