Ngừng tuần hoàn đột ngột suýt tử vong vì chủ quan với những cơn đau tức ngực
Mặc dù đã xuất hiện những cơn đau tức ngực nhưng chủ quan không điều trị nên nam bệnh nhân đã suýt tử vong do bị ngừng tuần hoàn đột ngột.
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch ( Bệnh viện E) vừa sống thành công cho một bệnh nhân nam N.V.T (50 tuổi, ở Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội) trong tình trạng nguy kịch do ngừng tuần hoàn đột ngột, mất ý thức, ngừng thở và đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Cách đây 1 tháng, bệnh nhân xuất hiện những cơn đau tức ngực nhưng ông không điều trị gì. Bệnh tiến triển ngày càng nặng, khi cơn đau tức ngực xuất hiện tần xuất nhiều hơn, dẫn đến khó thở.
Ngày 22/2/2021, bệnh nhân vào bệnh viện 74 khám trong tình trạng tức ngực, khó thở. Nhưng chỉ sau vài giờ, người bệnh đột ngột ngừng tuần hoàn, mất ý thức, ngừng thở. Bệnh nhân đã được các bác sĩ BV 74 cấp cứu ngừng tuần hoàn, đặt ống nội khí quản… và ngay lập tức chuyển cấp cứu lên Trung tâm tim mạch (Bệnh viện E) để cấp cứu.
GS.TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E thăm khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Thái Long – trưởng Khoa Khám bệnh và Cấp cứu tim mạch thì đầu cho biết, sau khi tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, thở qua bóp bóng nội khí quản, rối loạn nhịp tim, các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E đánh giá, tình trạng bệnh lý tim của bệnh nhân hết sức nặng nề, nguy cơ tử vong cao.
Ngay lập tức, các bác sĩ của khoa Cấp cứu tim mạch thì đầu đã tiến hành sốc điện chuyển nhịp, dùng các thuốc vận mạch, thở máy, kiểm soát các rối loạn nhịp nhưng tình trạng bệnh nhân quá nặng, nhất là bệnh nhân đã có ngừng tuần hoàn từ bệnh viện tuyến dưới.
Video đang HOT
Đứng trước ranh giới mong manh đó, các bác sĩ vẫn quyết tâm cứu sống bệnh nhân bằng mọi giá. Sau khi tình trạng rối loạn nhịp tim có ổn định hơn người bệnh được đi chụp mạch vành ngay trong đêm hôm đó.
Kết quả chụp mạch vành cho thấy, bệnh nhân tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước gây nên tình trạng vùng cơ tim thiếu máu diện rộng, co bóp của tim giảm, ảnh hưởng huyết động dẫn đến hiện tượng sốc tim, đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao.
ThS.BS Phan Thảo Nguyên – Trưởng Khoa Nội tim mạch người lớn chia sẻ, đứng trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, nếu chậm trễ vài tích tắc có thể nguy hại đến tính mạng của bệnh nhân. 24 giờ đêm ngày 22/2, các bác sĩ Khoa Nội tim mạch người lớn đã tiến hành đặt stent động mạch liên thất trước cho bệnh nhân.
Sau can thiệp, người bệnh tiếp tục được đưa trở về Khoa Gây mê Hồi sức tích cực trong tình trạng hôn mê, thở máy qua ống nội khí quản, huyết áp phụ thuộc thuốc vận mạch liều cao, toan chuyển hóa nặng, suy đa tạng, có nhiều cơn rối loạn nhịp tim.
Người bệnh được hồi sức một cách tích cực bằng thở máy, lọc máu liên tục, điều chỉnh vận mạch. Tình trạng sau giai đoạn sau nặng nề và diễn biến phức tạp, suy thận cấp, tổn thương phổi, tổn thương tim nặng nề. Bệnh nhân được chăm sóc cấp 1 – các điều dưỡng, bác sĩ phải “căng mình” chăm sóc bệnh nhân 24/24h…
Cuối cùng, nhờ sự quyết tâm của bác sĩ và sự tin tưởng của người nhà người bệnh, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Sau 7 ngày hồi sức tích cực, tình trạng sức khỏe đã ổn định rõ rệt. Bệnh nhân được bỏ bóng đối xung, không phải lọc máu liên tục và cuối cùng rút nội khí quản, tự thở được.
Bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn nhờ sự cứu chữa tận tình của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện E.
GS.TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E khẳng định, việc cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng ngừng tim, ngừng tuần hoàn được chuyển từ tuyến dưới lên nhờ chấn đoán, cấp cứu nhanh, kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn, can thiệp mạch vành kịp thời; hỗ trợ tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể (ECMO) do tình trạng rối loạn nhịp và sốc tim, lọc máu liên tục… đã mở ra một khả năng mới trong việc cứu chữa những trường hợp suy tuần hoàn cấp (nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim cấp có biến chứng sốc tim và rối loạn nhịp tim nguy hiểm) ở Trung tâm tim mạch (Bệnh viện E).
Đây là một trong số ít những cơ sở y tế có thể cấp cứu bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch chỉ trong thời gian “vàng”. Mặc dù bệnh nhân bị ngừng tim trong thời gian dài, nguy cơ tử vong cao nhưng với sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ của các bác sĩ khoa Cấp cứu tim mạch thì đầu; Khoa Hồi sức tích cực tim mạch; Khoa Nội tim mạch người lớn… bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn.
Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, gần đây tình trạng người đột quỵ gia tăng, trong đó có rất nhiều bệnh nhân đột quỵ với nguyên nhân nhồi máu cơ tim cấp không được cấp cứu kịp thời.
Đặc biệt, người mắc bệnh tim mạch đang được trẻ hóa và không được quan tâm đúng mức khiến tình trạng người tử vong vì căn bệnh này tăng cao.
“Vì thế, những người bệnh có tiền sử bệnh tim hoặc người trẻ khi xuất hiện những biểu hiện đau tức ngực, khó thở cần đến ngay những cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Cần đi khám sàng lọc tim định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe”, GS.TS Lê Ngọc Thành khuyến cáo.
Người đàn ông 36 tuổi suýt mất mạng dù chỉ bị đau ngực mơ hồ
Vào khoa Cấp cứu với biểu hiện đau ngực mơ hồ, nôn, buồn nôn, bệnh nhân đến từ Tuyên Quang đã đột ngột ngừng tuần hoàn. Bác sĩ cho biết anh bị nhồi máu cơ tim cấp.
Sau 4 ngày được cấp cứu, bệnh nhân là Trần Mạnh T, 36 tuổi (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) đã tránh được "cửa tử", hiện tỉnh, không phải thở máy, huyết động ổn định...
Trước đó, sáng 4/11, anh T vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang trong tình trạng tỉnh, đau ngực mơ hồ, buồn nôn, nôn. Đột ngột bệnh nhân ngừng tuần hoàn, mất ý thức.
Ngay lập tức, kíp trực cấp cứu khởi động cấp cứu ngừng tuần hoàn: ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng oxy 100%, sốc điện cấp cứu (7 lần), dùng thuốc vận mạch khi bệnh nhân có nhip tim trở lại thì được đặt nội khí quản thông khí nhân tạo... Đồng thời, kíp mời hội chẩn bác sĩ tim mạch chuyển phòng can thiệp tim mạch ngay.
Hiện bệnh nhân tỉnh, sức khỏe ổn định.
Bệnh nhân được chẩn đoán ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp. Đây là tình trạng tắc hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành - động mạch cung cấp máu nuôi tim một cách đột ngột, làm chết tế bào cơ tim. Đây là tình trạng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo Ths.Bs Phạm Ngọc Tân, Phó trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, đây là ca can thiệp cho bệnh nhân trẻ tuổi nhất từ trước đến nay được thực hiện tại Bệnh viện. Hình ảnh chụp mạch DSA của bệnh nhân cho thấy có tổn thương rõ mạch vành trái, tổn thương tắc hoàn toàn vành phải, kèm theo rối loạn nhịp tim nặng, liên lục có cơn rung thất. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu không được can thiệp động mạch vành sớm.
Kíp can thiệp đã thực hiện can thiệp cấp cứu. Bệnh nhân được chụp mạch vành xác định mạch vành bị tắc, tiến hành hút huyết khối, nong bóng, đặt stent ngay.
Kết quả can thiệp mạch thành công, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, các chỉ số sinh tồn dần ổn định. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc của Bệnh viện.
Bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên chủ quan với các cơn đau tức ngực (đặc biệt là những người có tiền sử bệnh lý về tim mạch). Đồng thời, đi khám bệnh định kỳ từ 3-6 tháng/lần hoặc đi khám ngay nếu thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe tại cơ sở có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại để được tư vấn và xử lý kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim bao gồm đau thắt ngực, mức độ đau có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, cảm giác nóng rát trước ngực trái đến đau nhiều như đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt. Đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau có thể kéo dài nhiều phút hoặc biến mất rồi lại xuất hiện.
Ngoài cơn đau điển hình, bệnh nhân còn có các triệu chứng: khó thở; đổ mồ hôi; buồn nôn, nôn ói; lo lắng; ho; chóng mặt; tim đập nhanh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không trải qua các triệu chứng như mô tả ở trên mà chỉ cảm thấy hơi mệt hoặc chỉ cảm thấy khó chịu vùng thượng vị.
Tài xế đột quỵ trong khi chở học sinh đến trường Người đàn ông 46 tuổi, tài xế đưa đón học sinh tiểu học, trong lúc lái xe bị đau tức ngực nên tấp vào lề, ý thức mơ hồ dần. May mắn, anh dừng xe kịp thời, các học sinh an toàn giao lại cho giáo viên phụ trách đi cùng xe, còn anh được đưa vào trạm xá gần đó rồi tiếp...