Ngưng thở lúc ngủ
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, hội chứng ngưng thở lúc ngủ có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề.
Phần lớn bệnh nhân bị ngưng thở lúc ngủ là do tắc nghẽn ở đường hô hấp trên – Ảnh: Shutterstock
Càng ngủ càng mệt
Trao đổi với PV Thanh Niên, thạc sĩ – bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết mỗi cơn ngưng thở lúc ngủ kéo dài trung bình từ 20 – 30 giây. Tình trạng bệnh được đánh giá theo độ ngưng thở (AHI): nhẹ (từ 5 – 15 lần/giờ), trung bình (từ 15 – 30 lần/giờ); nặng (31 – 50 lần/giờ) và rất nặng (trên 50 lần/giờ). Phần lớn các bệnh nhân bị ngưng thở lúc ngủ là do tắc nghẽn ở đường hô hấp trên (từ mũi tới thanh quản), kế đến là do cơ chế thần kinh. Một số bệnh nhân bị hỗn hợp cả hai dạng trên. Nguyên nhân dẫn đến ngưng thở bao gồm: một số bệnh gây tắc nghẽn (như viêm mũi dị ứng); bất thường cấu trúc hầu họng (hẹp eo họng bẩm sinh, phì đại a mi đan, cơ hô hấp xẹp lại do tuổi tác, di truyền); thừa cân, béo phì (các mô chung quanh vòm họng bị phì đại làm hẹp đường dẫn khí); rượu bia, chất kích thích làm giảm trương lực cơ dẫn đến xẹp đường hô hấp… Còn tắc nghẽn vì cơ chế thần kinh là do bệnh nhân bị tổn thương trung khu hô hấp trên não bộ, vốn có chức năng điều khiển hơi thở khi ngủ.
Việc ngủ ngáy không hẳn là dấu hiệu của bệnh, nhưng tất cả bệnh nhân bị ngưng thở lúc ngủ đều ngáy mỗi đêm, kèm theo các triệu chứng sau: khi ngủ thở phì phò, dồn dập, ngắt quãng; đêm hay thức, sáng dậy mệt mỏi, khô họng, nhức đầu; làm việc thiếu tập trung, thay đổi tính tình (dễ cáu gắt); hay buồn ngủ ngày… Não bị thiếu ô xy do ngưng thở lúc ngủ sẽ “đánh thức” bệnh nhân để thở, cứ vậy lặp lại nhiều lần trong đêm nên bệnh nhân không có giấc ngủ sâu, không phục hồi thể chất, giảm sút trí nhớ, giảm hiệu quả công việc… Bị ảnh hưởng nhiều nhất là tim vì phải bơm máu lên não nhiều hơn khi thức. Về lâu dài bệnh nhân bị hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ có nguy cơ cao huyết áp, lên cơn đột quỵ hay suy tim…
Video đang HOT
Cần điều trị sớm
Khi có những dấu hiệu về ngưng thở lúc ngủ, người bệnh nên đến các chuyên khoa hô hấp khám ngay để được điều trị sớm nhất có thể. Ở trường hợp bệnh nhẹ, việc điều trị để đưa AHI của bệnh nhân về bình thường (dưới 5 lần/giờ) bao gồm: tập các bài tập giúp cứng cơ vòm họng; đổi tư thế ngủ (nằm nghiêng); nếu cần, dùng dụng cụ hàm để đẩy hàm ra; thay đổi lối sống (giảm cân nếu bị thừa cân, không dùng rượu bia, chất kích thích); trong một số trường hợp có thể được chỉ định dùng thuốc. Ở trường hợp bệnh trung bình, ngoài những biện pháp vừa kể, bệnh nhân có thể được phẫu thuật để thay đổi kích thước lưỡi gà, khẩu cái mềm hay các mô chung quanh vòm họng. Với trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần được điều trị bằng máy thông khí áp lực dương liên tục (CPAP): dùng máy CPAP đẩy áp lực dương liên tục để mở đường thở khi ngủ.
Theo TNO
Cẩn trọng khi trẻ ngưng thở lúc ngủ
Ngừng thở khi ngủ có thể liên quan đến chứng rối loạn không tập trung, dễ bị kích động và hành vi thiếu kiểm soát. Trẻ em mắc chứng này có thể gặp vấn đề về tiếp thu và thành tích học tập kém.
Khoảng 1 đến 4% trẻ em Mỹ được chẩn đoán mắc chứng ngạt thở khi ngủ, theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chứng ngạt thở khi ngủ vừa công bố trên trangFoxnews. Các chuyên gia về giấc ngủ cho rằng đây là vấn đề khá nghiêm trọng đối với sức khỏe, đặc biệt trở thành vấn nạn khi tình trạng béo phì ở trẻ ngày càng gia tăng. Hơn nữa, nhiều cha mẹ thường chủ quan nên không đưa trẻ đi khám bác sĩ, trong khi một bộ phận khác lại đang sử dụng thuốc để điều trị một cách vô thưởng vô phạt.
Về vấn đề này các chuyên gia khuyên: "Điều quan trọng phụ huynh nên làm là học cách nhận biết những dấu hiệu con mình có thể bị chứng ngạt thở khi ngủ để tìm cách giúp chúng".
Phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ bị ngưng thở trong lúc ngủ. Ảnh: Foxnews.
Chứng ngạt thở khi ngủ là gì?
Là tình trạng cổ họng hoặc đường hô hấp bị tắc nghẽn, ngăn chặn khí oxy đi qua phổi, gây thở nông hoặc tạm dừng thở. Ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em từ mẫu giáo đến trung học.
"Cơ thể trẻ ở giai đoạn này đang có sự tăng trưởng mạnh nhất về chiều cao, song đây cũng là lúc các em có nguy cơ bị chứng ngưng thở khi ngủ cao nhất", bác sĩ Floyd R.Livingston Jr, Giám đốc khoa Phổi nhi và thuốc ngủ, Bệnh viện nhi Nemours (Orlando, Florida) cho biết.
Trong khi bệnh về amidan và sùi vòm họng được xem là thủ phạm thì béo phì cũng là lý do chính khiến trẻ em bị chứng ngạt thở khi ngủ. Thực tế cuộc khảo sát Sleep Medicine Reviews ở Mỹ cho thấy, có đến 60% trẻ em bị béo phì bị chứng ngừng thở khi ngủ.
Dấu hiệu nhận biết
"Nếu trẻ ngáy mỗi đêm và quan sát thấy trẻ khò khè khó thở, đó là dấu hiệu bạn phải lưu tâm đến", bác sĩ Carole Marcus, Bệnh viện Nhi Philadelphia, kiêm phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, khuyến cáo.
Trẻ bị triệu chứng này cũng có thể biểu hiện ở tình trạng ngủ không ngon, thức dậy nhiều lần trong đêm, thường bị đau đầu vào buổi sáng và ban ngày buồn ngủ. Ngừng thở khi ngủ có thể liên quan đến chứng rối loạn không tập trung, dễ bị kích động và hành vi thiếu kiểm soát. Trẻ em mắc chứng này có thể gặp vấn đề về tiếp thu và thành tích học tập kém, theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Sleep. Thậm chí, những đứa trẻ bị chứng ngưng thở trầm trọng có thể bị huyết áp cao và bệnh tim.
Bạn có thể làm gì?
"Cha mẹ cần lưu ý rằng ngáy ngủ là một chứng bệnh ở trẻ nhỏ", Marcus cho biết thêm. Khi ấy, phụ huynh nên đưa con đi khám bác sĩ nhi khoa để kiểm tra amidam và vòm họng đồng thời có những lời khuyên phù hợp nhất.
Phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất cho trẻ em bị vấn đề về amidan và chứng sùi vòm họng. Song nghiên cứu cho thấy chứng ngưng thở khi ngủ không thể được chẩn đoán khi kiểm tra sức khỏe. Do đó các nhà nghiên cứu đã thiết lập một phòng thí nghiệm giấc ngủ đêm của trẻ. Theo đó, một chiếc máy cảm biến sẽ được đặt trên cơ thể trẻ để theo dõi hơi thở của chúng. Trường hợp con bạn bị thừa cân hoặc béo phì thì giảm cân là cách tuyệt vời để giảm triệu chứng ngưng thở khi ngủ, theo các chuyên gia về giấc ngủ.
Theo VNE
Bệnh lạ: sốc ngưng thở 666 lần 1 đêm Michelle Shufflebotham đã gây sốc cho cả gia đình lẫn những người xung quanh khi ngưng thở liên tục hàng đêm. Shufflebotham hiện nay Shufflebotham trước khi mắc bệnh Cô mắc căn bệnh kì lạ khiến trọng lượng của cô tăng không thể kiểm soát, và các cơ quan trong cơ thể khôngkịp thích nghi với điều này. Bà mẹ 2 con rơi...