Ngưng hiệu lực quy định chuẩn trình độ đào tạo nhà giáo ở hàng loạt thông tư
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư ngưng hiệu lực quy định về chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo tại một số thông tư.
Cụ thể, Bộ GD-ĐT ngưng hiệu lực quy định đạt chuẩn trình độ đào tạo tại:
- Điểm a khoản 3 Điều 4 Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông (theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT).
- Điểm a khoản 1 Điều 5 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT).
- Điểm a khoản 3 Điều 4 Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non (theo Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT).
- Điểm a khoản 1 Điều 5 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT).
- Điểm a khoản 2 Điều 5 Quy định chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên (theo Thông tư 42/2010/TT-BGDĐT).
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
- Ngưng hiệu lực quy định đạt chuẩn trình độ đào tạo tại điểm b khoản 2 Điều 8, quy định đạt trên chuẩn trình độ đào tạo tại điểm a khoản 2 Điều 13 và điểm a khoản 2 Điều 18 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học (theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT).
- Ngưng hiệu lực quy định đạt chuẩn trình độ đào tạo tại điểm b khoản 2 Điều 8, quy định trên chuẩn trình độ đào tạo tại điểm a khoản 2 Điều 13 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT).
- Ngưng hiệu lực quy định đạt chuẩn trình độ đào tạo tại điểm b khoản 2 Điều 8, quy định đạt trên chuẩn trình độ đào tạo tại điểm a khoản 2 Điều 13 và điểm a khoản 2 Điều 18 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non (theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT).
- Ngưng hiệu lực yêu cầu về đạt chuẩn trình độ đào tạo trong tiêu chuẩn đối với giáo viên giảng dạy các chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (theo Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT).
- Ngưng hiệu lực quy định đạt chuẩn trình độ đào tạo tại một số điều, khoản của Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ:
Điểm c khoản 1 Điều 3 (được đính chính bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 1387/QĐ-BGDĐT ngày 29/4/2016);
Điểm b khoản 1 Điều 4 (được đính chính bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 1387/QĐ-BGDĐT);
Điểm b khoản 1 Điều 5.
Thời gian ngưng hiệu lực các nội dung nêu trên được thực hiện từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành (ngày 20/10/2021) cho đến thời điểm có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các nội dung đó.
Địa bàn cấp độ dịch ở mức 1,2 cho học sinh đi học trực tiếp
Sau khi thống nhất với Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT vừa có văn bản yêu cầu: đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình) tổ chức dạy học trực tiếp
Bộ GD-ĐT vừa ban hành công văn số 4726 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.
Bộ GD-ĐT hướng dẫn về việc tổ chức dạy học trực tiếp ở các địa phương - T.N
Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới lớp học trực tiếp đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục; ưu tiên tiêm đủ liều vắc-xin cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phục vụ.
Đối với các trường học đang được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung, phục vụ công tác phòng, chống dịch,...cần nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh đi học trực tiếp trở lại; chỉ đạo các sở GDĐT rà soát tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên của các trường sau ảnh hưởng của dịch bệnh; bổ sung cơ sở vật chất theo yêu cầu an toàn trường học trong tình hình mới.
Căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường/xã, cấp quận/huyện, cấp tỉnh/thành để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại từng địa bàn, theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch thì cho học sinh trở lại trường; chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo quy định.
Trong đó, đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình): tổ chức dạy học trực tiếp; củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Bộ Y tế chưa quyết định loại vắc xin Covid-19 tiêm cho trẻ em
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao): tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình. Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp; với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao): căn cứ vào thực tế tình hình và tiến độ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để quyết định tổ chức hình thức cho nghỉ học, hoặc dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học...; với cấp học mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp; phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả, an toàn các thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, học qua truyền hình; có phương án chuyển tài liệu học tập đến những học sinh còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến, học qua truyền hình.
UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm trên địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu bảo đảm các quy định về an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ở những địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 và cấp độ 4, các cơ sở đào tạo tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến hoặc kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến tùy theo phương án cụ thể của nhà trường được UBND cấp tỉnh chấp thuận.
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo ngành giáo dục phối hợp với ngành y tế tổ chức tiêm vắc-xin phòng dịch cho người học theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Công văn số 8688/BYT-DP ngày 14.10); triển khai thật tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh; phối hợp chặt chẽ với gia đình theo dõi, quản lý sức khỏe của người học để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời; giao cho các cơ sở y tế địa phương phối hợp với các cơ sở giáo dục để lên các phương án phòng dịch và xử lý các tình huống phát sinh một cách kịp thời và hiệu quả.
Công văn kèm theo 2 phụ lục hướng dẫn cụ thể. Phụ lục 1 quy định về đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên. Phụ lục này đưa ra các yêu cầu đối với cơ sở giáo dục trước khi đến trường, khi học sinh đến trường, khi học sinh kết thúc buổi học.
Phụ lục 2 quy định về an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm.
Hàng loạt sai sót về quản lý giáo dục ở Thanh Hóa Bộ GD-ĐT vừa có kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục ở Thanh Hóa năm 2019 và năm 2020. Ảnh minh họa Bộ GD-ĐT cho biết đã tiến hành thanh tra trực tiếp tại các đơn vị chức năng thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, huyện Thạch Thành,...