Ngứa “vùng kín” hơn 1 năm nhưng không khám, người phụ nữ suýt ngất khi biết nguyên nhân
Phụ nữ xuất hiện tình trạng ngứa vùng âm hộ trong thời gian dài cần phải đến bệnh viện để kiểm tra, bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Có không ít người bị “ngứa bộ phận sinh dục ngoại sinh”. Bởi vì đây là vấn đề riêng tư, rất khó để chia sẻ, nên nhiều người ngại không đi khám bác sĩ, tự mua thuốc để bôi giảm ngứa tạm thời, tuy nhiên sau một thời gian, tình trạng lại tái phát. Do đó, tình trạng ngứa “ vùng kín” ngày càng nghiêm trọng, có một số người không đến bệnh viện để khám, và phát triển thành bệnh nghiêm trọng, ví dụ như tổn thương tiền ung thư, thậm chí là ung thư.
Cô Lý, 60 tuổi đến từ Chu Châu, cơ thể luôn khỏe mạnh, rất ít khi mắc các bệnh phụ khoa, cô đã mãn kinh 5 năm trước đây. Tuy nhiên, một ngày cách đây hơn 1 năm, cô đột nhiên bắt đầu ngứa ở bên ngoài vùng sinh dục, cô đã dùng tay gãi, cho rằng đó là bệnh nấm ngoài da, nên cũng không để ý quá nhiều.
Nhưng sau lần đó, phần thân dưới của cô Lý liên tục bị ngứa, nhất là khi ngủ vào ban đêm, có khi ngứa đến nỗi không ngủ được. Mỗi đêm khi ngủ cô có thói quen dùng tay gãi, vô tình cảm thấy phần ngứa xuất hiện “mụn cơm”, vì cho rằng bản thân thường xuyên gãi ngứa nên xuất hiện “vết chai”.
Kiểm tra phát hiện cô Lý bị ung thư âm hộ
Cứ như vậy, một năm trôi qua, những cơn ngứa vẫn không dừng lại và những “mụn cơm” dần dần phát triển kích cỡ bằng hạt đậu. Tình cờ, cô Lý đến nhà người em gái để cùng đi thăm họ hàng và người em gái là bác sĩ phụ khoa tại bệnh viện địa phương. Cô Lý liền nói với em gái về tình trạng ngứa ở vùng riêng tư của mình. Người em gái nhìn cô Lý với sắc mặt nghiêm nghị: “Tại sao bây giờ chị mới nói với em, vấn đề này cần phải đến bệnh viện để kiểm tra”.
Do điều kiện ở bệnh viện địa phương còn hạn chế, người em gái khuyên cô Lý đến Bệnh viện trung tâm thành phố Hàng Châu để chẩn đoán chính xác. Vài ngày trước, sau khi đến Khoa phụ sản, bác sĩ Vương Kình Tiến đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ mở rộng ổ bệnh cho cô Lý. Cuối cùng báo cáo kiểm tra bệnh lý chỉ ra cô Lý bị ung thư âm hộ. Kết quả khiến cô Lý choáng váng suýt ngất.
Ung thư âm hộ là gì?
Video đang HOT
Bác sĩ Vương Kình Tiến.
Bác sĩ Vương Kình Tiến nói rằng: Ung thư âm hộ là loại ung thư phổ biến thứ tư trong hệ thống sinh sản nữ sau ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Ung thư âm hộ là ung thư xảy ra trên mặt ngoài của bộ phận sinh dục nữ. Âm hộ là vùng da bao quanh niệu đạo và âm đạo, bao gồm âm vật và môi lớn, môi bé.
Ung thư âm hộ thường biểu hiện như một nốt hoặc một vết loét gây ngứa, vị trí thường gặp nhất là ở môi lớn. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Các tế bào bất thường có thể phát triển ở da âm hộ trong nhiều năm. Bệnh lý này được gọi là tân sinh trong biểu mô âm hộ. Các tổn thương này sẽ phát triển thành ung thư âm hộ nên cần được điều trị sớm. Phụ nữ ở độ tuổi trung niên và sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh ung thư âm hộ tương đối cao.
Triệu chứng của ung thư âm hộ
Ngứa bên ngoài bộ phận sinh dục trong thời gian dài là biểu hiện của ung thư âm hộ.
Ung thư âm hộ ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng. Nên đi khám nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Bướu ở âm hộ.
- Da âm hộ có biểu hiện bất thường như thay đổi màu sắc, có mụn cóc hay loét không lành.
- Ngứa âm hộ kéo dài.
- Xuất huyết âm đạo bất thường không liên quan chu kỳ kinh.
- Cảm giác căng tức vùng âm hộ.
Bác sĩ Vương Kình Tiến nhắc nhở, để phòng ngừa ung thư âm hộ, cần quan hệ tình dục an toàn. Nên sử dụng bao cao su khi “yêu” để ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Hoặc khi có những dấu hiệu bất thường ở vùng kín, cần đi khám bệnh ngay, không tự mua thuốc giải quyết, bởi thời gian dài trì hoãn sẽ dẫn đến bệnh nguy hiểm.
Theo Khám phá
Người phụ nữ tiết sữa từ "vùng kín" sau khi sinh con, sự thật phía sau gây choáng váng
Phụ nữ có thể trải qua một số thay đổi cơ thể kỳ lạ sau khi mang thai, nhưng đối với một bà mẹ ở Áo, những thay đổi đó đặc biệt bất thường. Một tình trạng hiếm gặp đã khiến cô tiết sữa từ âm hộ sau khi sinh con.
Các bác sĩ tại khoa Nội tiết Sản phụ khoa của Bệnh viện Đại học Kepler ở Áo đã ghi nhận trường hợp đặc biệt của người phụ nữ 29 tuổi này sau khi sinh đứa con thứ hai được 5 ngày. Người phụ nữ đã được chuyển đến bệnh viện vì cảm thấy sưng và đau ở vùng âm hộ. Trước đó, người phụ nữ đã sinh thường và có vết rách buộc phải khâu 2 mũi ở "vùng kín".
"Khi tới bệnh viện, bệnh nhân cho biết vào ngày thứ tư sau sinh, cô ấy đã tiết ra một chất lỏng màu trắng đục giống như sữa ở hai bên âm hộ", các bác sĩ chia sẻ. "Âm đạo của nữ bệnh nhân sưng phồng lên ở cả hai bên môi âm hộ, kéo dài xuống tới vùng đáy chậu gần hậu môn."
Người phụ nữ giật mình khi "vùng kín" tiết ra sữa. (Ảnh minh họa)
Ban đầu, các bác sĩ nghi ngờ có thể mũi khâu có vấn đề như nhiễm trùng. Tuy nhiên, người phụ nữ sau đó nói rằng bản thân đã từng gặp phải triệu chứng tương tự sau lần mang thai đầu tiên. Sau khi bàn bạc và cân nhắc, các bác sĩ chẩn đoán rất có thể nữ bệnh nhân có mô vú ngoài tử cung. Để kiếm chứng cho sự chẩn đoán này, bác sĩ đã tiến hành siêu âm nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất. Đúng như dự đoán, người phụ nữ có một ống dẫn sữa ở "vùng kín" mặc dù không có núm vú. Và ống dẫn sữa này có thể bài tiết ra sữa.
Điều này nghe có vẻ như kỳ quái, nhưng nó có thể được giải thích khá dễ dàng khi chúng ta xem xét chi tiết về sự phát triển của bộ ngực con người; chúng có thể phức tạp hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.
Con người giống như tất cả các động vật có vú khác có hệ thống ống dẫn sữa ở hai bên sườn. Khi còn là phôi thai, đường ống này nằm ở khu vực hình thành núm vú, và đến tuổi dậy thì cơ thể phụ nữ sẽ phát triển mạnh hơn, tạo thành các mô lớn ở ngực được gọi là tuyến vú.
Ống dẫn sữa nằm dọc theo xương sườn.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc núm vú và mô vú thực sự có thể hình thành ở bất cứ đâu dọc theo những dòng sữa đó; đây là nguyên nhân gây ra những thứ như núm vú thứ ba (thậm chí còn nhiều hơn) dọc theo đường sữa hoặc trong trường hợp này là mô vú trên âm hộ.
Dù vậy, phần lớn mô vú ngoài tử cung không được phát hiện cho đến khi bắt đầu có vấn đề, chẳng hạn như sưng lên trong thai kỳ hoặc phát triển một khối u ung thư. Để điều trị các trường hợp ung thư như vậy, việc loại bỏ khối u và mô vú là cách để giải quyết vấn đề.
Bác sĩ Richard Mayer, thuộc Khoa Phụ khoa, Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đại học Kepler ở Áo, người đã điều trị cho bệnh nhân cũng cho biết ông chưa bao giờ gặp trường hợp nào như vậy trước đây. Khoảng 1% đến 5% trẻ sơ sinh nữ được sinh ra với mô vú ngoài tử cung, nhưng rất hiếm khi tìm thấy mô này ở âm hộ.
Trong trường hợp của bà mẹ người Áo, có vẻ như một số mũi khâu ở "vùng kín" đã gây ra tình trạng kích sữa, gây đau đớn. Để điều trị, các bác sĩ đã phải gỡ chỉ và cho bệnh nhân dùng kháng sinh để điều trị viêm. Rất may, cơn đau, sưng và chảy sữa từ âm hộ đã được cải thiện trong hai tuần, và người phụ nữ đã có thể tiếp tục cho con bú mà không gặp bất kỳ vấn đề nào khác.
Dù vậy các bác sĩ cho biết họ chưa cắt những mô ngực thừa của bệnh nhân, bất chấp nguy cơ hình thành ung thư sau này. "Khả năng các u ác tính sẽ hình thành ở các mô ngực ngoài tử cung, vậy nên cần phải thật cẩn thận trước khi cắt bỏ. Quá trình chẩn đoán phải thực sự cẩn trọng."
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Obstetrics & Gynecology.
Theo Khám phá
5 bí quyết để chăm sóc vùng kín khỏe mạnh Hiện nay số lượng phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa tương đối nhiều và một trong những nguyên nhân gây bệnh là "cô bé" không được chăm chút cẩn thận. Từ sự bất cẩn này, sức khỏe của bạn dễ bị các vi khuẩn gây bệnh tấn công, ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng và chuyện sinh sản. Do đó để...