Ngừa vi rút HPV bằng vắc xin: Tiết kiệm chi phí
HPV là loại vi rút lây lan qua đường tình dục thường gặp nhât trên toàn câu, gây ra những bênh nguy hiêm cho cả hai giới. Với khả năng lây lan âm thâm mà mạnh mẽ, vi rút HPV đang là môt gánh nặng cho ngành y tê các nước.
Những hê lụy sức khỏe từ vi rút HPV
Mới đây, môt cuôc Hội thảo Khoa học về phòng ngừa các căn bệnh do vi rút HPV gây ra được tô chức tại Hà Nôi và Thành Phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của hơn 550 bác sĩ và nhân viên y tê trên toàn quốc. Có hai vị khách mời đặc biêt là hai nhà khoa học hàng đầu thế giới nghiên cứu về vắc xin ngừa vi rút HPV – bác sĩ Elma A. Joura (Áo) và bác sĩ Stephen E. Goldstone (Mỹ) tham dự.
Hôi thảo cho biết tỷ lệ bệnh và các gánh nặng xã hội từ vi rút HPV rât đáng báo đông. Trung bình cứ 10 người trên thê giới thì có 1 người bị nhiêm vi rút HPV, đây là loại vi rút mà khoảng một nửa nam giới và nữ giới có quan hệ tình dục mắc phải. Có tới hơn 100 chủng HPV, trong đó khoảng 30 chủng HPV nguy hiêm, đặc biêt là các chủng HPV 6, 11, 16 và 18. Bác sĩ Stephen E. Goldstone, Phó giáo sư lâm sàng vê phâu thuât thuôc trường Đại học Y Mount Sinai, cho biêt, vi rút HPV không chỉ gây ra các căn bệnh nặng như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo mà còn gây ra các căn bệnh nguy hiểm khác ngoài phụ khoa như ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư vùng mặt, cổ, da,…
Môt trong những hê lụy đáng sợ nhât của vi rút HPV phải kê đên là ung thư cô tử cung (UTCTC). Trên thê giới, khoảng 500.000 phụ nữ được phát hiện bị UTCTC mỗi năm và gần 300.000 người chết vì căn bệnh này. UTCTC có nguy cơ tử vong tới hơn 50%, không phụ thuôc vào điêu kiên chăm sóc y tê. Tại Việt Nam, UTCTC là bệnh ung thư đứng thứ 2 gây tử vong ở phụ nữ, sau ung thư vú. Môi ngày nước ta có thêm 17 phụ nữ được chẩn đoán bị UTCTC và 9 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. UTCTC thường rơi vào phụ nữ ở 40-50 tuôi, là đô tuôi còn đang phải chăm lo cho gia đình, do đó gây ra những tôn thât to lớn cho công đông.
Vắc xin: biên pháp ngừa vi rút HPV hiêu quả
Những căn bệnh nguy hiểm do nhiêm vi rút HPV có diễn tiến âm thâm và hâu như không phát hiên ra trong thời gian ủ bênh nêu như không làm xét nghiêm PAP định kỳ, nên thường công đông khá chủ quan với viêc chủng ngừa loại vi rút này. Giới y khoa khẳng định, vắc xin vẫn là biện pháp ngăn ngừa vi rút HPV hiêu quả nhât.
Đàn ông cũng là đối tượng để HPV tấn công
Bác sĩ Stephen E. Goldstone cho biêt: “Vắc xin ngừa vi rút HPV còn có khả năng bảo vệ những người đã nhiễm vi rút HPV trước nguy cơ mắc phải các bệnh khác cũng do vi rút HPV gây ra”. Hiên nay các bênh liên quan đến vi rút HPV ở nam giới đang gia tăng nên theo ông viêc chủng ngừa cho cả phụ nữ và nam giới là cân thiêt, và trong thực tê nhiêu nước đã thông qua viêc chủng ngừa vi rút HPV cho nam giới.
Còn theo bác sĩ Elma A. Joura, khoa ung bướu phụ khoa thuôc Đại học Y khoa Vienna: “Lợi ích của vắc xin là có thể ngừa vi rút HPV ở phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Vắc xin ngừa vi rút HPV có hiêu quả dự phòng cho phụ nữ lên đên 45 tuôi”. Nhiều quốc gia đã mở rông đô tuôi chủng ngừa vi rút HPV cho phụ nữ tới tuôi 45. Tuy nhiên tại Việt Nam, chỉ định tiêm vắc xin ngừa HPV mới chỉ được cấp phép cho nữ giới từ 9-26 tuổi.
Video đang HOT
Các khảo sát cho thây tại các nước đang phát triên, nơi công tác tuyên truyên tiêm chủng và dịch vụ chăm sóc y tê còn kém, bênh do vi rút HPV rât cao, hầu như 80 % các trường hợp UTCTC thường gặp ở những nước này. Do vây đê cao ý thức chủng ngừa cho cả phụ nữ và nam giới là cần thiết. Đặc biệt, việc tâm soát UTCTC định kỳ cho phụ nữ là những biên pháp đơn giản và hiêu quả trong chiên dịch đôi phó với vi rút HPV trên toàn câu.
Trong các chủng vi rút HPV nguy hiêm, phải kê đên các chủng HPV 16 và 18 (gây ra 70% trường hợp ung thư cổ tử cung), HPV 6 và 11 (gây ra khoảng 90% các trường hợp mụn cóc bộ phận sinh dục). Năm 2006, vắc xin tứ giá ngừa vi rút HPV đầu tiên trên thế giới được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho sử dụng để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư và mụn cóc bộ phận sinh dục do nhiễm 4 chủng HPV có trong vắc xin.
Tuyết Liên
Theo 24h
Xem xét đưa vắc xin ngừa HPV vào tiêm chủng mở rộng
Dù chỉ khoảng 7% người nhiễm vi rút HPV tiến triển thành ung thư nhưng theo PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, hiện Việt Nam đang xem xét đưa vắc xin này vào chương trình TCMR.
Tại hội thảo "Cập nhật thông tin liên quan đến an toàn tiêm chủng và HPV vắc xin" diễn ra trong hai ngày cuối tuần qua tại Nha Trang, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết, Việt Nam đang xem xét đưa vắc xin này vào chương trình TCMR.
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển. Ảnh: H.Hải
Thưa ông, xin ông đánh giá kết quả của chương trình tiêm ngừa vắc xin HPV cho trẻ em gái được Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ tiến hành trước đây?
Từ năm 2007, viện được Bộ Y tế phê duyệt đề án hợp tác với tổ chức PATH đánh giá bằng chứng tác động của HPV khi đưa vào tiêm chủng mở rộng. VN là một trong 4 nước được chọn thực hiện dự án nhằm đưa ra mô hình khuyến cáosẽ triển khai tiêm HPV như thế nào trong chương trình TCMR trong tương lai.
Chúng tôi đã triển khai dự án qua hai giai đoạn. Giai đoạn 2007 - 2008 nghiên cứu những điều kiện cần thiết của việc đưa vắc-xin HPV vào chương trình TCMR. Kết quả phỏng vấn từ các lãnh đạo cộng đồng, các thầy cô giáo, trẻ em, bố mẹ... thì đa số mọi người ủng hộ đưa HPV vào TCMR. Nhưng băn khoăn rất lớn của những người được phỏng vấn là về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra, rằng kháng thể của vắc xin có bảo vệ lâu dài không? Tính an toàn của vắc xin như thế nào? Giá thành vắc xin ra sao để người dân có thể chấp nhận được...
Giai đoạn hai từ 2008 - 2010 chúng tôi đã tiến hành tiêm vắc-xin cho 6.000 trẻ trong 2 năm với 18 ngàn mũi tiêm ở huyện miền núi Quang Hóa (Thanh Hóa), huyện nông thôn Nông Cống (Thanh Hóa) và vùng thành thị là phường Bình Thủy, Ninh Kiều (Cần Thơ).
Kết quả cho thấy, cả hai chiến lược tiêm ở trường học và ở trạm y tế đều cho kết quả cao như nhau. Ở vùng núi và vùng nông thôn, tỉ lệ bao phủ đạt trên 98%, trong khi đó tại Cần Thơ, tỉ lệ chỉ đạt 89 - 91%.
GAVI đánh giá như thế nào về kết quả này, thưa ông? Với kết quả này, Việt Nam có đủ tiêu chuẩn để được GAVI tài trợ vắc-xin đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng không, thưa ông?
Với tỷ lệ bao phủ tiêm chủng này, GAVI đánh giá cao Việt Nam và Việt Nam đủ điều kiện xin lãnh đạo GAVI tài trợ vắc-xin này. Bởi một trong các điều kiện để nhận tài trợ vắc xin là nước đó phải đã từng triển khai vắc-xin này, chứng minh có sự bao phủ cao và triển khai trên thực tế, không ảnh hưởng đến hệ thống TCMR.
Vậy tại sao đến nay, sau hai năm triển khai dự án, Việt Nam vẫn chưa được tài trợ vắc-xin này để đưa vào TCMR?
Chúng tôi đang lập kế hoạch trình Bộ Y tế về các loại vắc xin đưa vào trong tương lai. Trong 10 năm qua, Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) đã giúp chúng ta rất nhiều, từ vắc xin sởi, viêm gan B, gần đây là vắc xin 5 trong 1 miễn phí.
Tuy nhiên, hỗ trợ của GAVI là có điều kiện. Đó là GAVI chỉ hỗ trợ những nước nghèo có thu nhập bình quân đầu người dưới 1.500 USD năm. Việt Nam có thể sẽ vượt ngưỡng này, chỉ vài ba năm nữa. Trong khi đó thêm một điều kiện để nhận hỗ trợ, đó là chúng ta phải đảm bảo cam kết duy trì triển khai vắc xin trong nhiều năm tới.
Vì thế, với vắc xin HPV, đã có một số nhà tài trợ tiếp cận, sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam một vài năm miễn phí vắc xin này cho chương trình TCMR với điều kiện phải duy trì được nó sau khi không còn được nhận tài trợ nữa. Đó là một vấn đề rất khó khăn bởi nếu tính ra tiền chi cho vắc xin HPV trong một năm sẽ phải chi khoảng 720 tỷ đồng.
Như với vắc xin 5 trong 1, Chính phủ quyết tâm đưa vào vì lợi ích to lớn của sức khỏe trẻ em. Nhưng trong vài năm tới, chúng ta phải tự chi trả toàn bộ chi phí số vắc xin này, với khoảng 467 tỷ mỗi năm. .
Chúng tôi đang tính đến phương án xã hội hóa trong việc tiêm phòng vắc-xin này (người dân chỉ phải chi trả một phần). Ngoài ra, phương án bảo hiểm y tế chi trả cho vắc-xin cũng được tính đến. Sắp tới chúng tôi sẽ bàn bảo hiểm y tế chi trả, vắc-xin HPV chẳng hạn sẽ do bảo hiểm y tế chi trả.
Được biết, vi-rút HPV khả năng lây nhiễm cao nhưng chỉ 7% số người lây nhiễm có khả năng tiến triển thành ung thư. Còn lại phần lớn là bệnh tự khỏi. Điều này có mâu thuẫn gì với chiến lược sử dụng vắc-xin HPV với chi phí rất đắt đỏ không, thưa ông?
Vi rút HPV có khoảng 100 tuýp khác nhau, trong đó có 13 tuýp liên quan đến ung thư sinh dục cả ở nam và nữ giới. Các tuýp còn lại thường lành tính, hoặc gây các bệnh u nhú, viêm loét vùng sinh dục... Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm nhiễm HPV lại rất cao (50% số người ở tuổi có hoạt động tình dục có nguy cơ nhiễm HPV ít nhất một lần vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời).
Dù chỉ 7% người nhiễm HPV tiến triển thành ung thư nhưng ung thư cổ tử cung được xem là bệnh lý nguy hiểm, Ung thu cổ tử cung là một trong nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ, đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú. Trong cộng đồng không biết ai là bị sẽ nhiễm HPV và ai sẽ tiến triển thành ung thư nên vắc xin vẫn là một công cụ hữu hiệu phòng ngừa ăn bệnh này.
Tiêm vắc-xin HPV có ngừa được ung thư cổ tử cung hoàn toàn không, thưa ông?
Trong chiến lược phòng chống ung thư cổ tử cung, tiêm vắc xin (dự phòng chủ động tốt nhât khi người đó chưa có quan hệ tình dục và chưa bị nhiễm HPV) chỉ là một trong các biện pháp của chiên lược thổng thể dự phòng ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó cũng phải tiến hành các biện pháp giáo dục sức khỏe, nâng cao kiên thức về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HPV và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, thực hiện hành vi an toàn trong tình dục. Hơn nữa, phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, cần thường xuyên đi khám phát hiện sớm những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung để điều trị sớm trước khi phát triển thành ung thư.
Mọi người cần luôn ghi nhớ, tiêm vắc xin đồng thời với việc thực hiện hành vi tình dục an toàn và tầm soát phát hiện bệnh sớm sẽ phòng ngừa hiệu quảcăn bệnh này.
Hồng Hải (ghi)
Theo Dân trí
Gia tăng tỉ lệ mắc ung thư hậu môn ở phụ nữ nhiễm HIV Một nghiên cứu do các tác giả thuộc Trung tâm Y khoa Montefiore, Mỹ tiến hành cho thấy tỉ lệ ung thư biểu mô hậu môn (AC) đang gia tăng ở phụ nữ dương tính với HIV. Các tác giả cho biết ung thư hậu môn thường xảy ra ở nam giới nhiễm HIV có quan hệ tình dục đồng giới. Song hiện...