Ngứa tai liên tục là bệnh gì?
Tôi gần đây liên tục bị ngứa lỗ tai bên phải. Không phải do tóc, vì tôi vén tóc và buộc kỹ rồi vẫn ngứa. Càng để ý càng ngứa, ngoáy bông tai càng ngứa hơn. Lơ đi thì có khi đỡ. Như vậy có phải mắc bệnh không?
Huỳnh Văn Hên (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Ngứa tai có nhiều nguyên nhân: Do ráy tai tích tụ, do dị ứng, do kích thích của máy trợ thính, do nấm tai, viêm tai. Nếu ngứa tai liên tục thì nên nghĩ đến nguyên nhân bệnh lý như viêm tai ngoài hoặc nấm trong tai.
Video đang HOT
Thói quen ngoáy tai thường xuyên có thể gây viêm ống tai ngoài. Ban đầu ngoáy tai không đúng cách gây viêm nhẹ, sau đó càng ngoáy nhiều hơn thì càng ngứa hơn và viêm cũng nặng hơn.
Do ngứa, người bệnh có thể thò ngón tay, móng tay hoặc đồ vật khác vào ngoáy cho đã ngứa càng làm tổn thương ống tai và tình trạng viêm càng tệ hơn. Bệnh nấm tai thường phát triển mạnh vào mùa hè do vệ sinh tai không sạch sẽ.
Tổn thương do nấm gây nên tại tai thường khu trú ở ống tai ngoài hoặc vành tai. Nếu mắc nấm sẽ có cảm giác ngứa trong ống tai. Mức độ ngứa tăng dần làm người bệnh phải ngoáy tai liên tục.
Bệnh nấm tai giai đoạn này, rất ít người bệnh đi khám và chữa trị bởi cứ nghĩ rằng chỉ bị ngứa tai thông thường. Để lâu nấm tai nặng lên sẽ gây đau tai, đau tăng lên khi nhai hoặc ngáp. Người bệnh sẽ cảm thấy nặng, đầy tức không tai đồng thời nghe kém.
Nếu cả 2 tai bị nấm, người bệnh sẽ thấy sức nghe giảm sút, thỉnh thoảng có tiếng gió thổi ù ù trong tai, có dịch trắng, vàng hoặc màu nâu bẩn chảy ra ngoài cửa tai. Nếu bạn ngứa tai liên tục thì nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng. Để lâu bệnh có thể nặng lên.
Bé trai 13 tuổi nhập viện vì nhét bi sắt vào tai
Trong lúc chơi, bé trai 13 tuổi ở Quảng Ninh đã nhét 1 viên bi sắt vào tai. Nếu không được lấy bỏ sẽ gây ra tình trạng viêm tai, nhiễm trùng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.
Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết, các bác sĩ tiến hành gắp bỏ dị vật là một viên bi sắt đường kính gần 1cm ra khỏi ống tai phải của bệnh nhi 13 tuổi tại Quảng Ninh.
Viên bi sắt đường kính gần 1cm đực gắp ra khỏi ống tai bệnh nhi (Ảnh: BVCC)
Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Bằng, dị vật trong tai thường gặp ở trẻ nhỏ, do trẻ nhỏ chưa ý thức được trong lúc chơi đùa tự đút hạt ngô, hạt đỗ, lạc... cũng có thể do vô tình một số mảnh vụn, sỏi, bụi... lọt vào tai, hoặc do một số côn trùng (kiến, gián...) chui vào tai.
Thông thường các dị vật ở trong tai sẽ không gây nguy hiểm ngay. Tuy nhiên, nếu không được lấy bỏ sẽ gây ra tình trạng viêm tai, nhiễm trùng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.
Cũng theo bác sĩ Bằng, nhiều trường hợp, bệnh nhi thường không có triệu chứng gì mà chỉ được khám và phát hiện tình cờ, hoặc khi dị vật đã gây biến chứng. Những cách lấy dị vật thường được áp dụng: bơm rửa bằng nước, dùng kẹp gắp, dụng cụ có móc để kéo dị vật, ống hút.
Đặc biệt, dị vật côn trùng sống có thể sơ cứu bằng nhỏ nước muối hoặc nước sạch vào tai, nằm nghiêng về bên đối diện để côn trùng có thể tự bò ra ngoài. Nếu không được, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Để phòng tránh trẻ tự nhét đồ vật vào tai, gia đình cần dạy trẻ không được nhét bất cứ vật gì vào tai hoặc mũi, vật dụng, đồ chơi nhỏ gia đình không sử dụng cần bỏ vào hộp và để xa tầm tay trẻ em hoặc vứt bỏ tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu viêm cầu thận cấp Viêm cầu thận cấp có các biểu hiện phù, tăng huyết áp, đái ít hoặc vô niệu. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng, bao gồm suy tim cấp, phù não cấp, suy thận cấp (các biến chứng này chiếm khoảng 10% các trường hợp viêm thận). Bệnh viêm...