Ngứa ngáy, bong tróc da ở chân trong mùa đông có thể do 8 nguyên nhân này, nhiều người sợ nhất nguyên nhân thứ 5 và thứ 7
Bong tróc da chân là hiện tượng vô cùng phổ biến và không phải ai cũng biết cách khắc phục tình trạng này một cách an toàn.
Rebecca Pruthi, bác sĩ nhi khoa kiêm giám đốc Trung tâm điều trị bệnh chân Manhattan, New York cho biết: “Bong tróc da chân là hiện tượng vô cùng phổ biến và bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Chân gánh chịu trọng lượng của cơ thể nên việc đi lại, cọ xát với mặt đất liên tục có thể khiến bộ phận này trở nên thô ráp, nứt nẻ, đóng vảy và thậm chí bong tróc”.
Hơn nữa, thời tiết cũng đóng một vai trò quan trọng. Theo Jennifer Tauber, bác sĩ chuyên khoa chân ở New Canaan, Connecticut, mùa hè thường dẫn đến bong tróc và phồng rộp da, trong khi mùa đông dễ làm chân trở nên khô, nứt nẻ. Sai lầm lớn nhất nhiều người mắc phải là cố gắng tự loại bỏ lớp da bong tróc bằng cách tự xử lý tại nhà. Việc làm này có thể dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng và khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng bong tróc da chân và hướng dẫn khắc phục từ các chuyên gia:
1. Nhiễm nấm
Nếu da đột nhiên bong tróc một cách bất thường, bạn nên đi kiểm tra sớm. Tình trạng này rất dễ lây sang móng chân và khó chữa khỏi, tái nhiễm khi để lâu.
Lý do phổ biến nhất khiến chân bong tróc là nhiễm nấm, hay còn gọi là nấm da chân. Bác sĩ Pruthi cho biết: “Nhiều khi tình trạng này chỉ biểu hiện dưới dạng bong tróc da và bệnh nhân không bị ngứa nên không cũng biết bản thân đang nhiễm nấm”.
Theo bác sĩ Tauber, nhiễm trùng nhẹ như nấm da chân có thể dễ dàng được loại bỏ thông qua việc sử dụng thuốc xịt hoặc kem bôi. Đồng thời, hãy vệ sinh chân sạch sẽ, giữ khô ráo và dùng thuốc chống nấm nếu cần thiết.
2. Mồ hôi
Ra nhiều mồ hôi và hoạt động trong môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên chân và dẫn đến bong tróc. Các phương pháp tập luyện, đặc biệt là một số bài tập yoga nóng, cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.
Hillary Brenner, bác sĩ tại thành phố New York khuyên: “Hãy sử dụng bình xịt khử mùi để diệt nấm và vi khuẩn. Hơn nữa, đi tất làm bằng chất liệu cotton để thấm mồ hôi và sử dụng những miếng lót chân nhằm hút ẩm là việc làm cần thiết khi bạn tập luyện cường độ cao hoặc trong môi trường ẩm ướt”.
3. Đi giày chật
Video đang HOT
Bạn có thể sử dụng những miếng dán bán tại các hiệu thuốc để tránh gây cọ xát hoặc kích ứng da chân. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là ngừng đi giày chật hoặc thay giày thường xuyên.
Không ít chị em phụ nữ ưa thích đi giày cao gót có quai. Bác sĩ Pruthi giải thích: “Dùng giày dép vừa khít có thể gây ma sát, từ đó góp phần hình thành mụn nước, đóng vảy hoặc bong tróc da chân. Do đó, mọi người đừng đi giày quá lâu, hãy lựa chọn loại làm bằng chất liệu tự nhiên, ít gây nấm và thay giày ngay khi bắt đầu cảm thấy khó chịu”.
4. Cháy nắng
Nếu có điều kiện, bạn nên ngâm chân trong hỗn hợp muối Epsom và nước ấm.
Cháy nắng dẫn đến bong tróc da và rất có thể khiến đôi chân của bạn phải hứng chịu ảnh hưởng từ tia cực tím. Nhiều người đã bôi nha đam lên vùng da chịu ảnh hưởng mỗi ngày một lần hoặc dùng kem dưỡng ẩm, dầu dừa. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn đừng ngại ngần tới bác sĩ để được kê thuốc điều trị.
5. Bị bệnh Eczema
Bác sĩ Pruthi cho biết, da đóng vảy là triệu chứng đặc trưng của eczema. Tình trạng này có thể gây bong tróc, ngứa và khô da trên khắp cơ thể, bao gồm cả lòng bàn chân. Mặc dù bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, người trưởng thành vẫn có khả năng phải đối mặt với eczema.
Bác sĩ Tauber khuyên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia. Hơn nữa, ngâm chân trong 20 phút vài lần mỗi tuần có thể giúp dưỡng ẩm cho vùng da chịu ảnh hưởng. Nếu chân quá ngứa, hãy cân nhắc dùng kem bôi cortisone.
6. Mất nước
Mất nước gây mệt mỏi, cản trở quá trình trao đổi chất và thậm chí dẫn tới bong tróc da chân.
Bác sĩ Pruthi giải thích: “Khi mất nước, da sẽ bắt đầu bong tróc ở khắp mọi nơi trên cơ thể, trong đó có lòng bàn chân”.
Dưỡng ẩm là việc làm đầu tiên khi nhắc tới quá trình khắc phục khô chân. Ngoài ra, nếu bạn sở hữu đôi bàn chân rất thô ráp và chai sạn, hãy thoa kem dưỡng da hoặc các loại kem bôi chứa axit glycolic và urê thường xuyên.
7. Bệnh vẩy nến
Bác sĩ Katta giải thích: “Các mảng da chịu ảnh hưởng có thể dày lên và gây đau đớn. Vùng da chuyển màu đỏ ở những người sở hữu làn da trắng và đỏ sẫm hơn ở người có da tối”.
Rajani Katta, bác sĩ da liễu kiêm giảng viên tại Trường cao đẳng y dược Baylor và Trường y McGovern trực thuộc Đại học Texas Houston cho biết, vẩy nến là bệnh về da mãn tính với triệu chứng đặc trưng là sự xuất hiện của các mảng da đỏ. Đôi khi tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bàn chân và được gọi là bệnh vẩy nến palmoplantar. Một số người bị nứt da, trong khi những người khác nhận thấy chân trở nên phồng rộp.
Bệnh vảy nến bắt nguồn từ viêm da nên bạn cần đi bác sĩ để điều trị. Trong trường hợp da bong tróc nghiêm trọng, họ có thể khuyên người bệnh dùng kem dưỡng ẩm.
8. Bong da tự nhiên
Bong tróc da không phải lúc nào cũng là hiện tượng xấu. Theo bác sĩ Pruthi, bạn không thể ngăn cản cơ thể lột da một cách tự nhiên. Trong trường hợp này, mọi người hãy dùng một viên đá kỳ và chà xát chân nhẹ nhàng dưới vòi nước nóng vừa để tẩy tế bào da chết vừa thúc đẩy quá trình tái tạo làn da mới. Đồng thời, đừng quên sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày.
Giấy lột mụn, đá mát-xa, kem trị mụn... dễ gây hại cho da
Dù là những sản phẩm làm đẹp được rất nhiều người sử dụng tuy nhiên chúng lại có dễ khiến cho tình trạng của da của bạn trở nên xấu hơn.
1. Tẩy tế bào chết cho da mặt với các hạt thô: Việc tẩy da chết thường xuyên (hàng ngày hoặc hàng tuần) có thể làm hỏng da của bạn bởi quá trình này sẽ làm loại bỏ lớp ngoài cùng của da, và việc này cũng gây hại cho hàng rào bảo vệ da khỏi môi trường. Sau khi tẩy da chết, làn da của bạn có thể tạm thời không có dầu, nhưng sau đó da sẽ tiết ra nhiều dầu hơn để bù đắp cho tình trạng khô da.
2. Một số phương pháp trị mụn: Trị mụn tại chỗ bằng kem có thể khiến da bạn bị khô và kích ứng. Mặc dù những triệu chứng này thường là tạm thời, nhưng da vẫn có thể bị ngứa, thậm chí bong tróc hoặc bỏng. Một số loại thuốc uống trị mụn còn có tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, gây khó chịu cho dạ dày hoặc khiến bạn chóng mặt.
3. Đá massage: Massageda bằng đá có nhiều lợi ích, như cải thiện lưu thông máu và giảm đau cổ. Nhưng vì việc chà xát da bằng đá nó có thể khiến các mạch máu nhỏ gần bề mặt da bị vỡ ra. Điều này có thể dẫn đến bầm tím và chảy máu da.
4. Bàn chải khô: Đây là dụng cụ thích hợp để tẩy tế bào chết cho da, nhưng nó có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Bàn chải có thể gây kích ứng da nhạy cảm hoặc để lại cảm giác khô quá mức. Đặc biệt đối với những người có da bị viêm, bệnh chàm và bệnh vẩy nến, việc dùng bàn chải có thể dẫn đến nhiễm trùng.
5. Khăn giấy ướt: Những gói khăn giấy ướt thường đều tẩm cồn, khi sử dụng chúng để lau mặt giúp mang lại cảm giác sạch sẽ, nhưng thực tế, chúng đang loại bỏ lượng dầu cần thiết trên da và kích thích việc sản xuất bã khiến tình trạng da hoặc mụn trở nên tồi tệ hơn.
6. Tẩy tế bào chết hóa học: Nếu bạn đang sử dụng sản phẩm tẩy da chết hóa học nhiều hơn một lần một tuần thì rất dễ làm hỏng lớp màng bảo vệ của dầu tự nhiên bao phủ da. Sử dụng các sản phẩm có thành phần độc hại có thể dẫn đến viêm da và nổi mụn. Các thành phần khắc nghiệt trong sản phẩm tẩy da chết hóa học khiến làn da mẩn đỏ và kích ứng.
7. Giấy lột mụn: Miếng dán lột mụn có thể loại bỏ không chỉ mụn đầu đen mà còn làm sạch lỗ chân lông, bã nhờn và tế bào da chết. Tuy nhiên, các thành phần này bên trong lỗ chân lông có nhiệm vụ duy trì sự cân bằng dầu lành mạnh trên da và khi chúng bị loại bỏ, lỗ chân lông của bạn có thể tiếp xúc với bụi bẩn và dầu khó chịu.
Làm gì khi da bong tróc vì hanh khô? Dầu dừa, mật ong, nghệ, nha đam... đều có thể giúp làm giảm tình trạng da bong tróc vào mùa hanh khô. Thông thường, làn da sẽ thải ra từ 30.000 đến 40.000 tế bào chết mỗi phút. Và làn da của bạn được làm mới sau mỗi 28 ngày. Tuy nhiên, khi lớp ngoài cùng của da (nơi chứa các tế bào...