Ngứa da ngày lạnh nên làm gì ?
Chẳng phải bệnh nan y, không gây tử vong, và cũng chẳng khó phòng tránh, nhưng mẩn ngứa trong mùa lạnh đủ sức làm bạn khó chịu và cướp đi hình ảnh về làn da đẹp.
BSCK Trần Thùy Dương, Đại học Y Hà Nội (số 1, Tôn Thất Tùng, Hà Nội) chia sẻ về vấn đề này.
Hỏi: Có rất nhiều người bị ngứa da vào mùa đông, vì sao vậy thưa bác sĩ?
Da tiết ra những chất axit hữu cơ lẫn trong mồ hôi giúp giữ cho da nhờn, mềm, bền bỉ, chống sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, bụi bặm chứa độc tố…
Vào mùa lạnh, độ ẩm trong không khí xuống thấp, làm lượng nước trong da bị bốc hơi mau gây ra tình trạng khô da.
Khi các axit hữu cơ tiết ra không đủ để bảo vệ da, lớp biểu bì ngoài cũng sẽ mỏng dần, mất sự đàn hồi, sinh ra nứt nẻ và gây cảm giác ngứa. Nếu thêm vào đó là những thói quen xấu trong chăm sóc da mùa đông, chứng ngứa da sẽ nặng hơn nhiều.
Hỏi: Đó là những thói quen nào?
Tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng. Đừng nghĩ rằng da bị mẩn ngứa thì cần phải được vệ sinh sạch sẽ bằng cách tắm liên tục.
Việc tắm quá nhiều càng khiến da bị khô, nên mỗi ngày tắm một lần là tối đa trong mùa lạnh, những người da quá khô chỉ nên tắm 3 – 4 lần/ tuần. Bên cạnh đó, bật máy sưởi thường xuyên cũng chính là tác nhân khiến da bị mất nước.
Một thói quen nữa cũng rất có hại cho da trong mùa đông là uống ít nước. Mùa đông thậm chí da còn cần nhiều nước hơn mùa hè dù bạn không có cảm giác khát. Vì vậy uống khoảng 2 lít nước (khoảng 8 ly) mỗi ngày là thao tác đơn giản nhất để bù nước cho da.
Video đang HOT
Ngứa chỉ là mức độ nhẹ của dị ứng da mùa đông. (ảnh minh họa)
Hỏi: Ngứa chỉ là mức độ nhẹ của dị ứng da mùa đông phải không?
Đúng vậy. Nhưng nếu bạn gãi vô tội vạ khi bị mẩn ngứa, nó sẽ khiến da bị chà xát, dần dần những vết ngứa loang rộng, rồi sần sùi, phồng rộp, gây toác da, nhiễm trùng, mưng mủ…
Những người có làn da mẫn cảm hoặc có thêm bệnh lý khác (như dị ứng hay suy giáp chẳng hạn), còn có khả năng bị á sừng với các vết nứt, bong vẩy hay bị nổi mề đay cấp tính với các nốt mụn, các đám mẩn ngứa có hình tròn, bầu dục…
Có trường hợp, ban mề đay làm tổn thương niêm mạc ruột gây đi ngoài, nôn, thậm chí gây phù nề thanh phế quản, rất nguy hiểm.
Hỏi: Vậy nên làm gì khi bị ngứa da?
Khi bị ngứa ở mức độ nhẹ, bạn nên tránh xa nước quá nóng, xà phòng và bù nước cho da bằng nhiều cách: mặc ấm, uống nhiều nước, ngủ đủ giờ, đặt chậu nước trong nhà hay trong phòng ngủ để giữ ẩm cho không khí.
Ăn đủ chất dinh dưỡng cũng là một cách giúp bảo vệ da trong mùa lạnh, đặc biệt là các loại thức ăn chứa nhiều axit béo omega – 3 như cá biển, rau xanh đậm, sữa chua, đỗ tương, các loại hạt…
Sau khi tắm, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm, an toàn nhất là dùng kem dành cho trẻ em.
Khi bị dị ứng ở mức độ nặng, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc phù hợp, vì việc tự ý dùng thuốc có thể chính là nguyên nhân khiến da bị tổn thương nặng hơn.
Theo SKDS
"Xì hơi" hàng chục lần trong ngày có phải là bệnh?
"Tôi thường hay bị... "xì hơi" (đánh rắm) liên tục, trung bình mỗi ngày cũng phải 15 lần, thậm chí có ngày kỉ lục, tôi đếm được tới hơn 20 lần. Liệu có phải là tôi bị bệnh gì không? Nếu là bệnh thì tôi phải chữa thế nào?
Thực sự, tôi rất xấu hổ và mặc cảm. Nhiều lúc ngượng chín mặt vì khi ở giữa đám đông mà mình thì cứ phát ra tiếng "ít, ít.. ủm, ủm", rồi sau đó là thứ mùi kì dị bốc ra. Nhiều khi tôi cũng cố nhịn nhưng khốn nỗi, càng nhịn thì lúc hơi xì ra, tiếng kêu càng dài, càng to hơn.
Vì thế, mỗi khi đến cơ quan hay chỗ đông người, tôi không bao giờ dám ngồi gần ai. Hiện tượng này có thể là tôi có từ lúc còn nhỏ, nhưng khi đó, tôi không để tâm lắm.
Liệu có phải là tôi bị bệnh gì không? Nếu là bệnh thì tôi phải chữa thế nào?
(Độc giả Trung Hòa ở Thanh Trì, Hà Nội)
Ăn nhiều các loại ngũ cốc, chất bột, dầu mỡ cũng dễ xì hơi nhiều
BS Cao Đức Hy, Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội chia sẻ:
"Xì hơi" hay còn gọi là trung tiện, là do nguồn thức ăn khi chưa tiêu hóa hết ở dạ dày xuống đại tràng được các vi khuẩn tiếp tục phân hủy và bài tiết ra khí thải, chúng tích tụ đến một lúc nào đó quá nhiều và phải thoát ra ngoài qua hậu môn.
Ở một số người, do thiếu một số men phân hủy alpha - galactosides (là một loại đường có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc) nên khi chất đường này xuống tới ruột già thì bị các vi khuẩn phân hủy và sinh ra nhiều hơi, dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục... vì hơi bị nhiều hơn người khác.
Như vậy, có thể nói nguyên nhân chính của hiện tượng "xì hơi" quá nhiều phần lớn là do thói quen ăn uống.
Hằng ngày, nếu ăn quá nhiều chất bột, dầu mỡ và ít chất xơ, rau xanh, trái cây, đặc biệt là những ai thường xuyên ăn khoai lang, khoai tây, mì tôm thì thường dễ "xì hơi" nhiều hơn.
Một số trường hợp do ăn quá nhanh, đường ruột sẽ chứa nhiều không khí thì cũng dẫn tới tình trạng "xì hơi" nhiều lần.
Thực tế, ai cũng phải "xì hơi". Vì nó chứng tỏ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt.
Về bản chất thì "xì hơi" nhiều không phải là bệnh. Tuy nhiên, với một số người thì "xì hơi" nhiều, liên tục lại là biểu hiện của một số bệnh về đường ruột như: Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích ruột...
Trong trường hợp bị viêm ruột già thì thường kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy có khi đi cầu ra máu, nóng sốt.
Hội chứng ruột bị kích thích cũng có thể gây nhiều hơi nhưng cũng kèm theo các triệu chứng khác như: đau hay khó chịu ở bụng, táo bón hay tiêu chảy hoặc vừa tiêu chảy vừa bị táo bón.
Nếu bạn Hòa bị xì hơi thường xuyên, liên tục, thậm chí tới 20 lần/ngày thì nên tới bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để khám và điều trị. Vì dấu hiệu xì hơi của bạn đã thành bệnh.
Theo Thu Nguyên
Khoa học & Đời sống
Bệnh tiểu đường không còn là nỗi ám ảnh của tôi Gia đình hạnh phúc nói không với bệnh tiểu đường Những ngày cuối tháng 7, chúng tôi có dịp về miền quê xóm Chẽ, Phồn Xương, Yên Thế, Bắc Giang thăm gia đình bác Nguyễn Quang Yên, 53 tuổi- người đã chung sống với bệnh tiểu đường gần chục năm qua. Vừa đi làm vườn về, thấy chúng tôi đến chơi, bác Yên...