Còn trinh cũng khó tránh lạc nội mạc tử cung
Bất kì chị em nào trong độ tuổi sinh sản đều có thể bị lạc nội mạc tử cung chứ không có ngoại trừ cho người chưa có gia đình hay người chưa có quan hệ vợ chồng.
Em năm nay 28 tuổi, chưa có gia đình cũng chưa hề có quan hệ tình dục. Mới đây em đi khám đau bụng kinh thì được kết luận bị lạc nội mạc tử cung (LNMTC). Em đọc một số bài báo thì thấy bảo đây là một trong những dạng vô sinh và rất có thể dẫn đến ung thư. Hiện bác sĩ cho em uống thuốc giảm đau và ngừa thai. Nhưng em rất thắc mắc là tại sao em chưa hề có quan hệ tình dục mà vẫn bị bệnh này? Em có nên làm phẫu thuật không? Và có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của em sau này không? (Phương Huê…)
Trả lời:
Bạn Phương Huê thân mến,
Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra khi hành kinh và được tái tạo lại khi sạch kinh. Ngoài ra nó có nhiệm vụ như một chiếc đệm êm ái giúp thai nhi “nằm” ở đó. Lạc nội mạc tử cung là do máu kinh (có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra) bị chảy ngược trở lại. Thường nó chảy vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể “chạy” tới buồng trứng. Những mảnh nội mạc tử cung này “trụ” lại ở đâu thì sẽ phát triển tại đó. Khi nội mạc tử cung phát triển dầy lên thì những mảnh “đi lạc” này cũng to ra, trương lên và chứa đầy máu.
Video đang HOT
Bất kì chị em nào trong độ tuổi sinh sản cũng có nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung
Người bị lạc nội mạc tử cung có thể có rất nhiều triệu chứng khác nhau, tùy cơ quan có tế bào “lạc” tới. Ví dụ, nếu lạc nội mạc tử cung ở thận thì có triệu chứng đi tiểu ra máu (dễ nhầm với ung thư thận), ở phổi có thể ho ra máu (dễ nhầm với lao phổi). Tuy nhiên, lạc nội mạc chủ yếu xảy ra trong cơ tử cung và vùng bụng dưới nên triệu chứng chủ yếu vẫn là đau bụng khi hành kinh.
Bất kì chị em nào trong độ tuổi sinh sản (khi bắt đầu dậy thì và đến khi mãn kinh) đều có thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này chứ không có ngoại trừ cho người chưa có gia đình hay người chưa có quan hệ vợ chồng.
Đây không phải là bệnh không quá hiếm. Theo một tài liệu của Pháp thì có khoảng 1-2% số phụ nữ mắc bệnh này và cứ 100 phụ nữ phải cắt bỏ tử cung thì 15-20 người có lạc nội mạc trong cơ tử cung. Bệnh có thể là nguyên nhân gây vô sinh với tỷ lệ 30-50% nhưng không phải ai bị bệnh rồi thì sẽ bị vô sinh. Những trường hợp khác thường lành tính, chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động, học tập. Bệnh gần như khỏi hẳn khi người phụ nữ có thai và sẽ khỏi dứt điểm khi người phụ nữ mãn kinh, vì khi ấy buồng trứng không còn hoạt động nội tiết nữa.
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị tốt nhất cho căn bệnh này mà chỉ có thể kiểm soát cơn đau (dùng thuốc, liệu pháp hormone) nên các bác sĩ thường điều trị cho bệnh nhân bằng hai loại thuốc: Loại làm giảm triệu chứng đau của bệnh và loại hormone ức chế và làm mất lớp nội mạc tử cung bị “lạc”.
Tuy nhiên, những thuốc này thường gây tác dụng phụ như: Rối loạn kinh nguyệt, gây ra các triệu chứng giống mãn kinh (bốc hỏa, khô rát âm đạo…). Khi điều trị bằng thuốc 3 tháng không có kết quả thì bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân để loại bỏ các nhân lạc nội mạc hoặc cắt bỏ toàn bộ tử cung cùng hai buồng trứng. Tuy nhiên, phẫu thuật xong cũng rất dễ bị tái phát nếu không được dùng thuốc để duy trì.
Theo Nhật Minh – TTVN
Có nên tẩy giun khi đang cho con bú?
Hỏi: Hơn 1 năm nay tôi không tẩy giun vì mang thai, nay tôi đang cho con bú, xin hỏi tôi có thể tẩy giun được hay không? Hoàng Mỹ Hạnh (thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).
TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM trả lời:
Thời gian cho con bú thường kéo dài, nếu trong giai đoạn cho con bú mà được bác sĩ phát hiện bị nhiễm giun sán, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ như áp xe gan do nhiễm sán lá lớn ở gan (Fasciola sp), áp xe gan do amip (Entamoeba histolytica), áp xe phổi do nhiễm sán lá phổi (Paragonimus westermanii) hoặc nhiễm giun Gnathostoma sp gây áp xe di chuyển ngoài da, nhiễm ký sinh trùng lạc chỗ lên não, nội tạng (do Toxocara canis hoặc do Cysticercus cellulosea...) hoặc nhiễm giun sán dễ lây truyền cho người thân trong gia đình, nhất là lây trực tiếp cho trẻ như nhiễm sán dải bò (Taenia saginata), giun kim (pinworm)... thì có chỉ định điều trị cho bà mẹ.
Trong thời gian điều trị phải cho trẻ bú sữa bột thay thế. (Ảnh minh họa)
Nếu bệnh nhân không nhiễm các loại ký sinh trùng nêu trên hoặc chỉ muốn tẩy giun định kỳ thì không nên uống thuốc tẩy giun trong thời gian cho con bú, khi nào bé được cai sữa thì mới nghĩ đến tẩy giun định kỳ.
PV
Theo Bee
Nhập viện tâm thần...vì học Hàng năm, vào kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng lại có hàng loạt học sinh, sinh viên phải nhập viện tâm thần do áp lực học hành, thi cử. Trước vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ Dương Đình Phúc, Chủ nhiệm khoa Tâm thần kinh - Bệnh viện 354, hy vọng tìm ra giải...