Ngừa cúm cho thai phụ
Khi bạn đang mang thai, tiêm ngừa cúm là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể chống lại những căn bệnh nguy hiểm gây ra từ cúm.
Ảnh minh họa:Internet
Theo giới chuyên môn, việc tiêm ngừa cúm không chỉ giúp bảo vệ thai phụ ngừa cúm, mà còn có tác dụng bảo vệ các thai nhi khi còn nằm trong bụng mẹ và ngay cả sau khi chúng được sinh ra.
Cảm cúm có nhiều khả năng gây ra những căn bệnh nghiêm trọng ở thai phụ hơn ở những người bình thường khác. Những biến đổi của cơ thể, như sự thay đổi ở hệ miễn dịch, tim và phổi trong suối thời gian thai nghén, khiến các thai phụ dễ có khuynh hướng bị các biến chứng nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng đến mức thai phụ phải nằm điều trị tại bệnh viện hoặc tử vong. Các thai phụ bị cúm cũng có thể đối diện với nhiều vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng của thai nhi, bao gồm nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.
Tiêm ngừa chống bệnh cúm
Theo các chuyên gia y tế, tiêm ngừa cúm là bước quan trọng đầu tiên trong việc bảo vệ thai phụ chống lại bệnh cúm. Việc tiêm ngừa cúm trong thời gian thai nghén đã được chứng minh có tác dụng giúp bảo vệ cả thai phụ lẫn đứa bé sau sinh (tới sáu tháng tuổi) khỏi bệnh cúm. Tuy nhiên, có một điều mọi người cần nhớ là loại vắc-xin dạng xịt mũi để ngừa cúm không nên sử dụng cho thai phụ.
Video đang HOT
Giới chuyên môn cho biết, tiêm ngừa cúm là phương pháp an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ thai phụ và thai nhi khỏi các căn bệnh nguy hiểm và những biến chứng gây ra từ cúm. Tiêm ngừa cúm đã được thực hiện cho hàng triệu thai phụ trong nhiều năm qua, đồng thời việc này đã được chứng minh không gây hại gì cho cả thai phụ và những đứa con của họ.
Điều trị sớm bệnh cúm
Trong trường hợp thai phụ thấy mệt mỏi và có những triệu chứng giống như bị cúm, hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Nếu cần thiết, hãy đề nghị các bác sĩ kê cho bạn các loại thuốc chống virus để điều trị cúm.
Nếu thai phụ bị sốt do nhiễm virus cúm hoặc các bệnh lây nhiễm khác trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể dẫn tới những dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do vậy, các thai phụ khi bị sốt cần được điều trị và tư vấn ý kiến với các bác sĩ càng sớm, càng tốt.
Trong trường hợp thai phụ bị sốt và kèm theo bất cứ một trong các dấu hiệu nào sau đây, cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức: khó thở hoặc thở nông; đau hoặc bị tức ngực và bụng; chóng mặt bất ngờ; có sự nhầm lẫn; nôn ói kéo dài và nghiêm trọng; sốt cao và không phản ứng với thuốc; thai nhi giảm khả năng vận động (thai máy ít) hoặc không cử động.
Theo PNO
Ho gà: Nhiều biến chứng nguy hiểm
Ho gà là bệnh lây lan cao, xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước đây, bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới sáu tuổi, nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng chuyển sang nhóm trẻ lớn, người lớn. ThS-BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết.
70% bị lây trong gia đình
Trẻ em, người không chủng ngừa hoặc chủng ngừa không đủ dễ bị mắc bệnh ho gà và có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa lạnh. Ho gà chủ yếu lây lan do tiếp xúc với người mang mầm bệnh ngay trong nhà (70-100%) hơn là tại trường học (25-50%). Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, mẹ là nguồn lây ho gà chính cho con trẻ chưa được tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa không đầy đủ..
Thuốc chủng ngừa ho gà có thể bảo vệ trẻ nhỏ không bị bệnh nặng và tử vong, nhưng ngay cả những người được chủng ngừa vẫn có thể bị bệnh ho gà nhẹ. Thuốc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh trong năm-mười năm sau khi chích liều cuối cùng.
Bệnh ho gà dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm tiểu phế quản, lao, suyễn, dị vật đường thở, viêm khí - phế quản... vì thường gây những cơn ho giống nhau và gây ho kéo dài.
Khó chẩn đoán, nhiều biến chứng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ho gà có biểu hiện ho ít nhất hai tuần kèm theo một trong các triệu chứng sau: cơn ho kịch phát, tiếng rít, ói sau cơn và không có nguyên nhân rõ ràng khác. Nếu người bệnh từng tiếp xúc với ca ho gà đã được xác định sẽ là cơ sở giúp củng cố hơn cho việc chẩn đoán.
Theo ThS-BS Trần Anh Tuấn, bệnh ho gà gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, chiếm khoảng 5-6%, tập trung ở trẻ dưới sáu tháng. Nhiễm trùng là biến chứng chính với biểu hiện bệnh viêm phổi, viêm tai, trong đó viêm phổi thường gặp nhất và gây tử vong cao. Biến chứng thần kinh thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi với triệu chứng co giật, bệnh lý não (tỷ lệ 0,9/100.000 ca). Biến chứng do tăng áp lực ở lồng ngực hay bụng sẽ gây xuất huyết (mắt, mặt, mũi, nội sọ), tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi, thoát vị rốn - bẹn, sa trực tràng. Nhiều trường hợp trẻ còn bị mất nước, sụt cân.
Những trường hợp trẻ bị ho gà dẫn đến tử vong, nguyên nhân thường do bị viêm phổi, hít sặc (tập trung chủ yếu ở trẻ dưới một tuổi chiếm 3/4).
Chủng ngừa: Biện pháp hiệu quả cao
Bệnh nhân ho gà cần tránh tiếp xúc với trẻ em, đặc biệt là trẻ chưa chủng ngừa cho đến khi đã điều trị đủ liều kháng sinh năm ngày (nếu được điều trị kháng sinh thích hợp) hoặc ba tuần (nếu chưa được điều trị kháng sinh thích hợp).
ThS-BS Trần Anh Tuấn khẳng định: Chủng ngừa là biện pháp hiệu quả giúp giảm số trường hợp mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt đối với trẻ em, có thể bảo vệ được 90-95% trẻ. Hiện nay, thế giới đã khuyến cáo đưa các mũi tiêm nhắc ho gà vào lịch tiêm chủng hiện hành cho trẻ bốn-sáu tuổi hoặc trẻ vị thành niên, vì thuốc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh trong năm-mười năm sau khi chích liều cuối cùng. Kể cả người lớn cũng cần được tiêm nhắc vì có nguy cơ cao lây truyền ho gà cho trẻ nhũ nhi. Hoặc tiêm nhắc cho tất cả những thành viên trong gia đình (cho mẹ, anh chị em của bé sơ sinh) để tránh lây ho gà cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, đối với người (ở mọi lứa tuổi) tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân ho gà, dù đã chủng ngừa hay chưa cũng nên được dùng kháng sinh dự phòng như Erythromycine, Azithromycin.
Theo PNO
Thủy đậu vào mùa: Chủ quan là mất mạng Bác sĩ tử vong do bệnh thủy đậu (trái rạ) ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, một thanh niên bị lây bệnh từ người thân nhập viện và một sĩ quan đội khoẻ mạnh cũng bị mắc bệnh rồi biến chứng nặng. Suýt chết vì thủy đậu Ngày 8/1, chị Lâm Thanh Xuân, vợ anh Lại Ngọc Tuấn (40 tuổi, sĩ quan...