Ngừa biến chứng do da khô
Miền Bắc đang ở giai đoạn thời tiết lạnh và hanh khô, do vậy da cũng trở nên khô hơn. Da khô gây nhiều biến chứng các bệnh về da và cần được chăm sóc đúng cách.
Tại sao da bị khô?
Triệu chứng da khô xuất hiện khi da bị cạn kiệt nước.
Lớp sừng ở biểu bì được sản xuất và thay thế theo chu kỳ sừng hóa của da (trong khoảng 3 tuần lễ, da được thay mới lớp biểu bì). Lớp chất nhờn tự nhiên trên bề mặt da, do tuyến mồ hôi và tuyến nhờn sản xuất và các axít béo dưới da do các tế bào da sản xuất, duy trì độ ẩm cần thiết cho da ở mức 10-30%, giúp da mềm, mịn, linh hoạt.
Lượng nước dưới da được cấp từ độ ẩm môi trường, từ các lớp phía dưới của da và từ mồ hôi. Đồng thời, lượng nước này liên tục mất đi do bốc hơi trên bề mặt da.
Bình thường sự bay hơi diễn ra chậm và nước được thay thế đầy đủ nhờ lớp sừng ngăn cản sự mất nước. Một lớp sừng được tái tạo thường xuyên, được dưỡng ẩm tốt sẽ giữ độ pH lý tưởng cho da, bảo vệ da khỏi những vi khuẩn gây hại và các tác nhân từ môi trường.
Các dấu hiệu và triệu chứng của da khô đặc trưng xảy ra khi mất nước vượt quá sự cấp nước, và lượng nước của lớp sừng giảm xuống dưới 10%.
Lớp sừng khô khi lượng dầu tự nhiên trên da tiết ra quá chậm và quá ít (vì các tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi hoạt động không hiệu quả) và khi lượng axít béo được sản xuất bởi các tế bào da giảm đi dẫn đến cấu trúc da suy yếu. Khi khả năng thay thế tái tạo tế bào da rối loạn, lớp sừng không bong tróc tự nhiên, kết dính và bong tróc từng mảng. Khi lớp sừng khô, da không được bảo vệ tốt, sự mất nước tăng thêm và làn da của bạn rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm.
Các vấn đề về da khô bắt đầu bằng những triệu chứng nhẹ nhàng chỉ gây mất thẩm mỹ như thô, sần, da đỏ và mỏng. Da khô khiến các tế bào da không còn mịn màng, tươi mát, bề mặt da trở nên héo úa và tạo nên những nếp nhăn nông. Da khô không được bảo vệ tốt nên dễ bị kích ứng, dễ bị tác dụng của các tia bức xạ mặt trời, của môi trường, hóa chất tiếp xúc… nhanh chóng nhăn nám và lão hóa sớm, trông già nua, thiếu sức sống… Da khô dễ bị viêm nhiễm và có nguy cơ trở thành viêm da mạn tính với nhiều biến chứng.
Nếu chăm sóc da không đúng cách hoặc không quan tâm chăm sóc da, bề mặt da khô không thực hiện tốt chức năng bảo vệ da, lớp nhờn tự nhiên tạo độ pH lý tưởng không được da sản xuất đủ, da trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng và viêm nhiễm, nhăn nheo, nám và sớm lão hóa, chảy sệ.
Da khô gây nhiều bệnh về da.
Các yếu tố nguy cơ khiến da dễ bị khô
Video đang HOT
Da khô chỉ một phần nhỏ do bẩm sinh.
Khi có tuổi, da bạn có khuynh hướng khô dần đi, đặc biệt đối với nữ giới ở thời kỳ tiền mãn kinh, lượng axít béo trong da giảm mạnh khiến da mất vẻ mịn màng và lượng dầu tự nhiên do da sản xuất không còn đủ để giữ nước trong da.
Với các bé sơ sinh, tế bào da phát triển chưa hoàn chỉnh, lớp sừng không giữ đủ nước cho da bé và các triệu chứng da khô thường xuất hiện do thời tiết và do tiếp xúc, cọ xát, do tắm nước quá nóng, do hóa chất trong các sản phẩm tắm rửa và chăm sóc da bé.
Môi trường khô lạnh của mùa đông, môi trường làm việc có máy điều hòa trong các cao ốc văn phòng… có độ ẩm rất thấp khiến lượng nước dưới da cạn kiệt.
Làm sạch da quá thường xuyên, làm sạch da với các sản phẩm tẩy rửa, với nước quá nóng hoặc quá lạnh là thủ phạm khiến lớp sừng ngày càng khô, tăng sự nhạy cảm của da và tăng nặng vấn đề da khô.
Các biến chứng do da khô
Da khô không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng trên bề mặt da như:
Viêm da dị ứng (eczema): là tình trạng da khô, mẩn đỏ, có vảy, khe nứt da sâu, đã được mô tả tương tự như nứt sứ hoặc dưới lòng sông khô. Da bị ảnh hưởng có thể bị viêm, ngứa và có thể chảy máu.
Viêm nang, viêm nang tóc làm mất tóc vĩnh viễn khi tạo sẹo.
Bị khô da có thể gây ra vết nứt sâu hay vết nứt có thể mở ra và chảy máu, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập. Những biến chứng có nhiều khả năng xảy ra khi cơ chế bảo vệ của da bình thường đang bị tổn hại nghiêm trọng. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn ở các mô bên dưới của da có khả năng nhập vào hệ bạch huyết và mạch máu.
Bệnh vảy nến: Tình trạng da do sự tích tụ quá nhanh các tế bào thô, khô, các tế bào da chết tạo thành lớp vảy dày; đôi khi gây khô đỏ da, vảy bạc. Trong trường hợp nặng, da nứt, chảy máu, có mụn nước chứa đầy mủ. Bệnh vẩy nến là một bệnh mạn tính liên tục có xu hướng bùng nổ theo định kỳ, bạn có thể điều trị triệu chứng nhưng bệnh lại tái phát nhiều năm.
Chứng dày sừng nang lông da gà giống như mụn trứng cá thường xuất hiện trên cánh tay, chân hoặc mông, chúng thường không đau hoặc ngứa. Da thô, u lên, sần và nhám; đôi khi viêm đỏ da.
Bệnh vảy cá: phát triển khi các tế bào da tích lũy dày, vảy khô. Các vảy nhỏ, đa giác hình dạng và có màu từ trắng đến nâu. Ichthyosis vulgaris cũng có thể gây bong da đầu và vùng sâu, vết nứt đau đớn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Lời khuyên của thầy thuốc
Điều trị bệnh lý khô da nghiêm trọng trở thành mạn tính cần sự giúp đỡ của bác sĩ da liễu, rất lâu dài, tốn kém và nhiều trường hợp có khả năng phải sống với các vấn đề da khô tái phát trong thời gian dài. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng da khô thì cần thực hiện các giải pháp chăm sóc da theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
BS. Xuân Dung
Theo suckhoedoisong.vn
Bật mí cách dùng sản phẩm skincare để giúp bạn sở hữu làn da tươi trẻ và căng bóng như phủ sương
Quy trình chăm sóc da của bạn sẽ hoàn hảo nếu bạn biết cách áp dụng sản phẩm chăm sóc da đúng chuẩn.
Bạn đã biết sức mạnh của các sản phẩm chăm sóc da tốt như thế nào, tuy nhiên cách sử dụng từng loại sản phẩm cho người mới bắt đầu như thế nào là tốt nhất? Đơn giản, dù bạn có trong tay thần dược làm đẹp mà không biết cách chăm sóc da mặt đúng cách thì kết quả cũng chẳng tốt như mong đợi. Hãy cùng tìm hiểu cách áp dụng sản phẩm chăm sóc da, chắc chắn nếu bạn áp dụng, sẽ đem lại cho bạn nhiều bất ngờ với một kết quả trên cả mong đợi.
Sữa rửa mặt
Làm sạch da là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình chăm sóc da mỗi ngày, tuy nhiên, nếu chỉ chăm chăm vào sữa rửa mặt thôi vẫn chưa đủ. Lý tưởng nhất là đầu tiên phải làm mềm da với nước ấm. Sau đó mới sử dụng một loại sữa rửa mặt dạng bọt và sử dụng ngón tay của bạn massage trong 30 giây để hòa tan dầu và tế bào da chết. Điều quan trọng là sau khi làm sạch mặt bằng nước ấm, bạn đừng quên làm sạch lại da mặt lần nữa với nước mát giúp se khít lỗ chân lông.
Tinh chất/ Serum
Các tinh chất/ serum có kết cấu lỏng nhẹ và hấp thụ gần như ngay lập tức. Nếu bạn sử dụng một miếng bông khi dùng serum hay tinh chất, bạn đã lãng phí một lượng sản phẩm không hề nhỏ. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng trực tiếp ngón tay của mình để vỗ nhẹ khắp mặt cho đến khi nó được hấp thụ hoàn toàn.
Toner
Toner là bước thiết yếu để cân bằng độ pH, làm sạch sâu ngay cả trong lỗ chân lông cũng như giúp da hấp thụ kem dưỡng ẩm và huyết thanh tốt hơn. Cách tốt nhất để áp dụng một loại toner là sử dụng kỹ thuật vỗ của Hàn Quốc. Tất cả những gì bạn cần làm là đổ một lượng sản phẩm (kích thước cỡ một đồng xu 50 cent) vào lòng bàn tay sau đó áp lên mặt. Tiếp tục vỗ nhẹ vào sản phẩm cho đến khi nó được hấp thụ hoàn toàn. Sử dụng kỹ thuật này sẽ tăng cường lưu thông cho làn da của bạn và do đó làm tăng sự thẩm thấu của sản phẩm vào làn da của bạn hơn.
Kem dưỡng ẩm
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng kỹ thuật massage sâu khi thoa kem dưỡng ẩm để đạt được hiệu quả tuyệt vời nhất. Đưa kem lên mặt và xoa nhẹ đều khắp. Tay bạn đưa từ vùng giữa gò má rồi di chuyển chúng rộng dần ra, rồi vòng xuống cằm và sau đó là lên trán cho đến khi kem đều khắp mặt, tránh chà xát quá mạnh. Đặc biệt lưu ý, đừng quên thoa kem vào vùng da cổ của mình và vuốt theo hướng từ dưới lên để giúp lưu thông máu và hạn chế tình trạng da bị chảy xệ.
Kem mắt
Nhiều người thường quan niệm rằng da mắt đồng thời cũng được chăm sóc như da mặt là được, tuy nhiên, về bản chất da mắt lại là vùng da cực kỳ nhạy cảm và mỏng manh. Đó chính là lý do bạn phải thật thận trọng khi chăm sóc vùng da này. Một chút áp lực bên dưới mắt là rất quan trọng để giữ cho kem mắt thẩm thấu. Bạn có thể bôi kem sau đó massage một chút, điều này sẽ giúp đẩy lùi nếp nhăn vùng da quanh mắt.
Sữa dưỡng (Lotion)
Lotion là sản phẩm chăm sóc da hữu hiệu, chúng sẽ phát huy được hết khả năng, công dụng tuyệt vời của nó nếu được sử dụng một cách phù hợp. Khi thoa lotion, bạn nhớ kết hợp massage nhẹ da mặt theo hướng từ dưới lên, từ trong ra ngoài để mặt không bị chảy xệ. Với vùng nhạy cảm như mắt, chúng ta nên dùng tay vỗ nhẹ nhàng. Với vùng mũi, nơi thường có nhiều nhờn và bụi bẩn bám sâu nên bạn nên thoa lotion và massage vòng tròn.
Theo afamily.vn
Cô gái 24 tuổi bị hỏng môi trầm trọng vì chất làm đầy Cô gái 24 tuổi nghiện việc tiêm chất làm đầy môi mà dẫn đến việc đôi môi nổi mụn nước và thành sẹo vĩnh viễn. Cô gái Siana, (24 tuổi) đến từ Hemel Hempstead ở Hertfordshire của Anh đã liên tục tiêm chất làm đầy môi với mong muốn được giống như người nổi tiếng như Kylie Jenner. Tuy nhiên sau một thời...