Ngủ trưa: bao nhiêu phút thì “vừa”?
Chợp mắt 10 phút hay đánh 1 giấc dài 2 tiếng? Bạn sẽ sớm có câu trả lời sau khi biết những lý giải khoa học sau.
Một giấc ngủ trưa không làm bạn già đi, trái lại còn giúp bạn thông minh hơn. Tại sao lại như vậy? Một nghiên cứu của trường ĐH NewYork năm 2010 đã chỉ ra rằng
những người có khoảng thời gian chợp mắt buổi trưa sẽ có trí nhớ tốt hơn. Tuy nhiên, không phải mọi giấc ngủ trưa đều mang lại lợi ích. Dưới đây là một số điều bạn nên biết để có một giấc ngủ trưa ngọt ngào:
Giấc ngủ 10 phút
Tác dụng tức thời: Theo một nghiên cứu ở Úc, ngủ khoảng 10 phút sẽ đánh tan sự mệt mỏi một cách nhanh chóng và mang lại một trí óc minh mẫn ít nhất là trong khoảng 2 tiếng rưỡi.
Thế còn giấc ngủ 5 phút thì sao? Thật tiếc, nó không mang lại lợi ích gì.
Video đang HOT
Giấc ngủ 20 phút
Lợi ích lâu dài: Gấp đôi thời gian ngủ sẽ cải thiện đáng kể khả năng làm việc và hiệu quả trong công việc.
Tuy nhiên, lợi ích này không có được 1 cách nhanh chóng- ít nhất cũng phải mất 35 phút để tống khứ cảm giác ngái ngủ mà “giấc ngủ 20″ để lại.
Giấc ngủ 30 phút
Đòn bẩy cho sức khỏe: Cảm thấy thờ thẫn, uể oải sẽ xuất hiện khoảng 5 phút sau khi ngủ nhưng sau đó sẽ là sự tỉnh táo và khỏe khoắn. Tuy vậy, một giấc ngủ 10 phút vẫn tốt hơn nhờ khả năng tránh “hiệu ứng treo” mà 1 giấc ngủ sâu thường mang lại.
Giấc ngủ 45- 90 phút
Vô tác dụng: trong quá trình 45- 90 phút ngủ này, bạn chìm vào 1 giấc ngủ sâu nhưng lại không hoàn thiện.
Theo giáo sư nghiên cứu về giấc ngủ W. Christopher Winter, M.D, một giấc ngủ kéo dài 45-90 phút sẽ gây ra cảm giác khó chịu hơn cả lúc chưa ngủ.
Giấc ngủ 90- 110 phút
Dấu hiệu đáng lo: Chu trình ngủ trung bình của 1 người kéo dài khoảng 90 phút, một khoảng thời gian lý tưởng cho một giấc ngủ trưa. Tuy nhiên, nếu ngủ quá lâu thì đó lại là dấu hiệu của rối loạn, bác sỹ Winter chia sẻ.
Theo Dân Trí
6 lý do bạn nên ngủ trưa
Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa không đơn thuần là thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức lực mà nó còn mang lại cho bạn rất nhiều những lợi ích khác đấy teen ạ!
6 lý do sau đây sẽ lí giải vì sao giấc ngủ trưa rất cần thiết cho sức khoẻ của chúng mình.
1. Tốt cho hệ tim mạch
Ngủ trưa thường xuyên (ít nhất 3 lần/tuần) sẽ giúp bạn giảm tới 30% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Tại sao vậy? Là bởi vì giấc ngủ trưa làm giảm stress mà stress lại là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên các chứng bệnh về tim.
2. Tác dụng như một liều thuốc kích thích
Sau khi ngủ trưa, cơ thể con người sẽ giải phóng ra 2 loại hormone, đó là: adrénaline và noradrénaline. Hai hormone này có tác dụng điều hoà nhịp tim, cải thiện khả năng làm việc của trí óc. Hay nói một cách khác, giấc ngủ trưa có tác dụng tương đương với một liều thuốc kích thích, song lại không gây hại cho sức khoẻ con người.
Sau khi ngủ trưa, bạn sẽ cảm thấy phấn chấn, đầu óc minh mẫn, tràn đầy năng lượng cho nửa ngày còn lại. Trạng thái thú vị này sẽ không xuất hiện sau giấc ngủ ban đêm. Vì thế, bạn hãy dành ít phút buổi trưa cho giấc ngủ!
3. Kích thích khả năng sáng tạo
Những ý tưởng độc đáo thường đến bất ngờ sau khi bạn ngủ trưa. Vì trong khi ngủ, hoạt động trí óc của con người sẽ chậm lại, tuy nhiên, lại không hề dừng lại.
Trong trạng thái vô thức, cơ thể con người vẫn luôn "hoạt động". Các hình ảnh và hoạt động ban ngày của bạn sẽ được tái hiện rất rõ rệt trong giấc ngủ trưa, bởi giấc ngủ buổi trưa là giấc ngủ nhẹ nhàng, không sâu, thuận lợi cho việc nảy sinh ý tưởng hay cảm hứng bất chợt.
4. "Người dẫn đường" đáng tin cậy
Trong trạng thái vô thức khi ngủ trưa, bạn sẽ rất dễ dàng tìm ra những giải pháp cho công việc đang bế tắc của mình. Bên cạnh đó, bạn còn có thể xây dựng những chiến lược mới trong khoảng thời gian ngắn ngủi của giấc ngủ trưa, điều mà giấc ngủ ban đêm không thể mang lại.
Trạng thái vô thức ngắn của giấc ngủ trưa là điều kiện thuận lợi giúp bạn có thể giải quyết được những vấn đề hóc búa còn dang dở.
5. Phòng ngừa chứng mất ngủ
Nhiều người khi gặp vấn đề về giấc ngủ thường nghĩ ngay đến việc không ngủ trưa vì cho rằng thời gian nghỉ ngơi này có thể tác động không tốt đến giấc ngủ ban đêm. Nghe có vẻ khá logic, nhưng trên thực tế, đây thực sự là một quan niệm sai lầm.
Không ngủ trưa hay cưỡng lại việc đó sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, stress, giảm khả năng tập trung, đôi khi cản trở khả năng tiếp thu ở thanh thiếu niên, làm giảm hiệu quả công việc và học tập, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái tháo đường,...
6. Giấc ngủ trưa trong thực tế
Giấc ngủ trưa không đòi hỏi sự "đầu tư" quá nhiều về mặt thời gian (chỉ từ 10 - 30 phút buổi trưa). Trong trường hợp công việc quá dồn đập, bạn hãy cố gắng tận dụng một khoảng thời gian nhỏ (một vài phút) ở văn phòng, nơi làm việc hoặc ngay cả trên các phương tiện giao thông công cộng để chợp mắt.
Việc ngủ trưa không hề gây trở ngại cho giấc ngủ ban đêm nếu bạn biết bố trí thời gian ngủ hợp lí, không nên ngủ vào giữa trưa mà hãy chọn khoảng thời gian trước đó một chút. Ngủ trưa làm giảm stress và tăng hiệu quả công việc, giúp bạn yên tâm có được một giấc ngủ dài vào ban đêm.
Theo PLXH
Bí quyết giữ trí óc minh mẫn Nhiều người nghĩ, tính hay quên và những vấn đề về trí nhớ là triệu chứng bình thường khi về già. Điều đó hoàn toàn đúng. Nếu muốn duy trì sức khỏe tốt, bạn không thể xao nhãng một bộ phận quan trọng là não. Nhiều người nghĩ, tính hay quên và những vấn đề về trí nhớ là triệu chứng bình thường...