Ngủ quá nhiều gây hại sức khỏe thế nào?
Ngủ đủ giấc mỗi ngày là liều thuốc tốt nhất cho sức khỏe nhận thức, sinh lý và thể chất.
Chính vì vậy mà ngủ quá nhiều hay quá ít đều gây ra ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến sức khỏe.
Tùy thuộc vào độ tuổi, môi trường sống sẽ có số giờ ngủ tương ứng. Tuy nhiên, Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo người trưởng thành, từ 18-64 tuổi, ngủ 7-9 giờ mỗi ngày là bình thường. Ngủ ít hơn 6 giờ/ngày là ngủ ít và hơn 9 giờ/ngày là ngủ nhiều.
Ngủ quá nhiều ảnh hưởng sức khỏe thế nào?
Ngủ quá nhiều và chứng mất trí nhớ
Trong một nghiên cứu dựa trên dân số được thực hiện ở Tây Ban Nha, thời gian ngủ kéo dài, ngủ quá nhiều được phát hiện có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Theo đó, thông tin cơ bản về thời gian ngủ của hơn 3 nghìn người tham gia đã được thu thập trong nghiên cứu; thời gian theo dõi trung bình là 3,2 năm, trong đó có 140 trường hợp mắc chứng mất trí nhớ được xác định.
Tác động tới sức khỏe tâm thần
Trong một nghiên cứu tại Anh cho biết, những người ngủ nhiều (trên 8 giờ/ngày) xuất hiện nhiều triệu chứng trầm cảm hơn so với những người có giấc ngủ bình thường. Phát hiện này đã được lặp lại qua một số cuộc khảo sát và phân tích tổng hợp cho thấy tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở những người ngủ quá nhiều so với những người ngủ đủ giờ bình thường.
Gần đây hơn, một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh có mối liên hệ chặt chẽ giữa thời gian ngủ quá nhiều và tình trạng trầm cảm/lo lắng mạn tính.
Ngủ quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Ngủ quá nhiều và viêm
Protein phản ứng C (CRP) là một dấu hiệu của tình trạng viêm mạn tính. Dấu ấn sinh học này có liên quan đến thời lượng giấc ngủ. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chứng minh rằng CRP tăng cao được tìm thấy trong những trường hợp có thời gian ngủ quá nhiều.
CRP có liên quan đến ngủ quá nhiều.
Video đang HOT
Ngủ quá nhiều và béo phì
Mặc dù chưa xác định chắc chắn mối liên hệ giữa béo phì và ngủ quá nhiều nhưng một phân tích hơn 56 nghìn người tham gia Khảo sát Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã tìm thấy mối liên quan giữa giấc ngủ dài (> 8 giờ) và béo phì, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch và tăng huyết áp.
Nguy cơ gây bệnh tim
Dữ liệu từ Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia Mỹ (NAHNES) chứng minh thời gian ngủ là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cho thấy cả giấc ngủ ngắn và giấc ngủ dài đều gây nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ cao hơn. Những người tham gia ngủ trên 8 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị đau thắt ngực cao gấp đôi và nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn 10% so với người có giấc ngủ bình thường.
Hơn nữa, một phân tích khác tại Mỹ cho biết, tỷ lệ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ tại tim, nguy cơ ung thư, đột quỵ… đều thấp nhất ở những người ngủ 7 hoặc 8 giờ mỗi đêm. Tuy nhiên với người ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều đều có nguy cơ tăng cao. Cụ thể, nam giới ngủ 6 giờ hoặc ít hơn, hoặc 9 giờ trở lên, có tổng tỷ lệ tử vong theo độ tuổi cao gấp 1,7 lần so với nam giới ngủ 7 hoặc 8 giờ mỗi đêm; đối với phụ nữ, con số này là 1,6.
Bên cạnh đó, ngủ quá nhiều còn làm suy giảm nhận thức và tăng nguy cơ tử vong ở người trưởng thành.
Ngủ quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Khắc phục tình trạng ngủ quá nhiều bằng cách nào?
Ngủ quá nhiều hay còn được gọi là ngủ lâu hoặc chứng ngủ lịm, ảnh hưởng đến 2% dân số thế giới. Với những trường hợp này thường cần ngủ từ 10-12 giờ mỗi đêm mới cảm thấy đủ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như thường xuyên thức dậy vào ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ hay những tác động từ cuộc sống khiến nhiều người không có thời gian nghỉ ngơi thích hợp. Lâu dần tạo ra cảm giác mệt mỏi quá mức và khi có thời gian nghỉ ngơi, họ có thể ngủ nhiều nhất tới 15 giờ mỗi lần.
Ngoài ra, hiện tượng ngủ quá nhiều còn có thể liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ, các vấn đề về tuyến giáp, bệnh lý giấc ngủ, căng thẳng phiền muộn hay bệnh tim…
Do đó, với các trường hợp ngủ quá nhiều trên 6 tuần cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám cụ thể. Tuy nhiên, cùng với quá trình điều trị, bạn có thể thực hiện một số biện pháp bổ trợ để đảm bảo giấc ngủ diễn ra bình thường. Cụ thể:
Đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định.
Không sử dụng thiết bị điện tử 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
Giữ phòng ngủ ấm, thoáng khí, ánh sáng phù hợp…
Tập luyện nhẹ nhàng trước khi ngủ.
Không sử dụng đồ uống chứa caffein trước khi ngủ…
Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong dịp Tết
Việc ăn uống trong dịp Tết thường không được điều độ. Trong đó, rất nhiều món từ thịt cá, ít món rau.
Từ đó, dẫn đến khẩu phần ăn mất cân đối.
Người dân cần hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn; chọn loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có tem đảm bảo chất lượng. Ảnh minh họa
Việc ăn uống trong dịp Tết thường không được điều độ. Trong đó, rất nhiều món từ thịt cá, ít món rau. Từ đó, dẫn đến khẩu phần ăn mất cân đối. Chế độ dinh dưỡng này rất nguy hại đối với những người mắc bệnh gút, tăng huyết áp...
Ăn nhiều thực phẩm có năng lượng cao
Tết là dịp đoàn tụ gia đình, bạn bè, hướng về cội nguồn, tổ tiên... Đồng thời, là dịp mọi người có nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, vui chơi thoải mái sau những ngày làm việc vất vả.
Tuy nhiên, dịp Tết cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe nếu người dân không biết cách duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt với một số nhóm dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, người già, người mắc các bệnh mạn tính...
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), vào dịp Tết, mọi người có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, thời gian làm việc, lao động chân tay giảm. Do đó, nhu cầu năng lượng về cơ bản ít hơn so với ngày thường. Song, thực tế việc cung cấp năng luợng thì ngược lại.
Các loại thực phẩm đặc trưng trong dịp Tết lại có năng lượng rất cao, chế độ ăn nhiều đường, nhiều béo, nhiều đạm động vật từ thịt cá, ít rau xanh. Đó chính là thủ phạm gây tăng cân, gia tăng tái phát bệnh mạn tính.
Bánh chưng, bánh tét là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Nhưng đối với người có nguy cơ thừa cân cần lưu ý, đó lại là món cung cấp năng lượng rất lớn. Một miếng bánh chưng nhỏ khoảng 50g cung cấp khoảng 150kcal, bằng một lưng chén cơm. Mỗi ngày chỉ cần ăn thêm 2 - 3 miếng thì năng lượng khẩu phần đã tăng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, việc ăn uống trong dịp Tết thường không được điều độ, không đúng bữa. Số bữa ăn thường cũng nhiều hơn và là mâm cỗ nên xu hướng ăn nhiều món ăn. Trong đó, rất nhiều món từ thịt cá, ít món rau.
Do vậy, mức tiêu thụ thịt cá các loại tăng lên rất nhiều so với bữa ăn hằng ngày. Từ đó, dẫn đến khẩu phần ăn mất cân đối. Chế độ dinh dưỡng này rất nguy hại đối với những người mắc bệnh gút, tăng huyết áp...
"Rượu bia là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Nếu uống quá nhiều, cứ nâng cốc là phải cạn chén thì nguy cơ đến sức khỏe không hề nhỏ. Ngoài nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông, còn có nguy cơ cao đối với các bệnh tim mạch, gút, tăng huyết áp, đái tháo đường...", Cục An toàn thực phẩm cảnh báo.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều thực phẩm giàu đường như bánh, kẹo, nước ngọt... hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, gây nguy cơ tăng cân ở người thừa cân béo phì, tăng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường...
Ở trẻ em, ăn nhiều bánh kẹo ngọt khiến có nguy cơ thừa cân béo phì, hoặc mất cảm giác ngon miệng nếu ăn gần bữa chính. Một số trẻ còn bị rối loạn tiêu hóa có thể gây sụt cân, suy dinh dưỡng sau Tết.
Do đó, người dân được khuyến cáo có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cụ thể, cần duy trì ăn uống đa dạng thực phẩm. Đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm và cân đối các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
Người thừa cân béo phì, bị bệnh hoặc có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, gút... cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ điều trị.
Người dân cũng cần chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết. Đồng thời, người dân cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên ăn tăng cường rau quả, hạn chế thịt, phủ tạng động vật, hải sản, rượu bia, bánh kẹo ngọt.
Tích trữ thực phẩm vừa phải
Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM), chế độ ăn không cân bằng trong dịp Tết sẽ gây ra một số bệnh lý, nhất là ở trẻ em và người già. Đây là những nhóm kém khả năng thích nghi với thay đổi của môi trường sống.
Chuyên gia khuyến cáo, vào ngày Tết, người dân chỉ nên trữ thực phẩm vừa đủ dùng. Đồng thời, nên chia thành nhiều gói nhỏ để dùng hết sau khi rã đông, làm lạnh nhanh, tránh gây hư hại thực phẩm.
Bên cạnh đó, thực phẩm dễ bị tẩm ướp các hóa chất không có lợi cho sức khỏe (chất bảo quản, hàn the, thuốc diệt nấm mốc, phẩm màu công nghiệp...), quá nhiều muối hay đường.
Việc làm khô thực phẩm cũng cần chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh. Để khắc phục, người dân cần: Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, chọn loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có tem đảm bảo chất lượng, tận dụng nguồn thức ăn tươi sống, nhất là cho trẻ em.
"Ngày Tết, mọi người dễ bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn hư hỏng do tích trữ nhiều, ăn phải các thực phẩm có chất bảo quản, ăn quá nhiều, quá dư đạm và béo. Biện pháp phòng ngừa là chọn thực phẩm tươi, ít chất bảo quản, tích trữ vừa phải, phối hợp cân đối trong các bữa ăn, ăn chín, uống sôi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong bữa, nên phối hợp các thức ăn giúp dễ tiêu hóa đạm như thơm (dứa), cà chua, thực phẩm lên men chua (dưa cải, kiệu/hành chua, yaourt...), đu đủ... Có thể ăn sữa chua thường xuyên để duy trì hệ khuẩn ruột khỏe mạnh", bác sĩ Thu Hậu cho biết.
Trong trường hợp xảy ra nôn ói, tiêu chảy, cần bù nước và điện giải bằng dung dịch điện giải hoặc muối đường. Nên uống chậm từng muỗng, không nên dùng thuốc cầm ói ngay. Nếu mệt, triệu chứng nặng hơn hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm, mất nước, sốt cao... người dân nên đến bệnh viện sớm.
Ngoài ra, những người có tiền căn bị viêm loét dạ dày thường có nguy cơ tái phát trong dịp Tết do thức ăn khó tiêu và gây kích ứng. Do đó, nên thận trọng với việc ăn thực phẩm cay, chua, bia, rượu, thức ăn có chất bảo quản hoặc ăn quá nhiều đạm, béo..., bỏ bữa.
Vì vậy, cần thận trọng khi chọn thức ăn và ăn uống điều độ, hạn chế rượu bia. Nên có sẵn thuốc chống đầy bụng, trung hòa acid để sử dụng khi cần. Nếu triệu chứng nặng, người bệnh cũng phải đến bệnh viện sớm.
Những loại ung thư nào liên quan đến rượu? Rượu không chỉ gây hại cho sức khỏe, mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Báo Sức khỏe đời sống dẫn lại chia sẻ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới. Mỗi năm có gần 20 triệu ca mắc mới và hơn 10 triệu người tử...