Ngủ ít hay nhiều đều dễ bị xơ phổi
Người ngủ ít hoặc nhiều hơn 7 tiếng một ngày có gấp đôi nguy cơ xơ phổi, theo nhóm nghiên cứu Anh.
Làm việc ca đêm, thường xuyên thức khuya cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Đại học Manchester, sau khi xem xét dữ liệu gene, các yếu tố nguy cơ gây xơ phổi đã biết như chỉ số khối cơ thể (BMI), tuổi tác, tình dục, thói quen hút thuốc, của hơn 500.000 người Anh.
Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí National Academy of Sciences.
Mức độ gây xơ phổi của thời gian ngủ tương tự những yếu tố nguy cơ khác. Nhịp sinh học (đồng hồ sinh học) – cỗ máy điều khiển mọi tế bào và quá trình sinh học như ngủ, tiết hormone, trao đổi chất – được cho là chìa khóa của mối liên kết.
Nhóm cho biết nhịp sinh học chủ yếu ảnh hưởng quá trình của các tế bào phổi bình thường trong đường thở chính. Song, dao động của nhịp sinh học cũng khiến các mô xung quanh và giữa phế nang dày lên hoặc bị sẹo, gây xơ phổi, đồng thời thay đổi quá trình lành vết thương.
Rối loạn nhịp sinh học khiến các mô phế nang dày lên, bị sẹo, gây xơ phổi. Ảnh: Yahoo News
“Xơ phổi chưa có cách chữa trị. Phát hiện nhịp sinh học có thể là nguyên nhân chính gây bệnh hứa hẹn mở ra nhiều hướng điều trị và ngăn ngừa bệnh”, bác sĩ John Blaikley, trưởng nhóm nghiên cứu, nói. Ông cho biết sẽ tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để thiết lập nguyên nhân và làm rõ hơn mối liên hệ.
Video đang HOT
“Nếu kết quả nghiên cứu được xác nhận, thì một giấc ngủ chất lượng có thể giảm các ảnh hưởng của căn bệnh này”, ông nói.
Xơ phổi là kết quả của tình trạng phổi bị tổn thương và có sẹo. Các mô dày, cứng hơn khiến phổi khó hoạt động hiệu quả. Bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong hô hấp khi bệnh tiến triển. Tiếp xúc với chất độc, chất ô nhiễm trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây xơ phổi.
Lê Hằng
Theo AFP Relax News/VNE
4 lời khuyên hữu ích giúp giảm bớt tác hại dành cho những người hay thức khuya
Dù biết không tốt cho sức khỏe nhưng nhiều công việc khiến bạn bắt buộc phải thức khuya để hoàn thành. Vậy nên, hãy chú ý 4 điều sau để giảm bớt được tác hại của thức khuya đối với sức khỏe bạn nhé!
Thức khuya, thức xuyên đêm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể, đó là điều không có gì phải bàn cãi. Những người thường xuyên thức đêm hay có suy nghĩ rằng ngủ muộn một chút vào hôm nay hay ngủ bù vào hôm sau không có vấn đề gì với sức khỏe cả. Tuy nhiên, đó là một sự hiểu lầm nghiêm trọng!
Những giấc ngủ bù vào sáng hôm sau không thể bù đắp những thiệt hại mà thức khuya gây ra được. Bởi vì thức khuya đã "vi phạm" đồng hồ sinh học của chính mình, khiến cơ thể vào giờ đi ngủ buộc phải tỉnh táo.
Không chỉ vậy, sáng hôm sau ngủ bù lại tiếp tục làm ngược đồng hồ sinh học một lần nữa. Kéo theo đó, ngủ bù vào sáng lại khiến buổi đêm càng khó ngủ, tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Tuy nhiên, nhiều người vì công việc, học tập nên buộc phải làm trái đồng hồ sinh học của chính mình, phải thường xuyên thức khuya. Thói quen này làm tổn hại đến tinh thần, sức khỏe vật chất của con người là điều không tránh khỏi. Mọi người nên chú ý nghe theo một số lời khuyên để giảm thiểu nhất tác hại mà thức khuya mang lại.
1. Bữa tối không nên ăn no, tập trung thu nạp dinh dưỡng vào ban ngày
Nếu biết buổi đêm phải thức khuya để làm việc hay vui chơi, bạn nên bổ sung đầy đủ protein động vật, chất béo và vitamin B đến từ thịt, cá, trứng, sữa, đậu...
Bên cạnh đó, bạn có thể ăn các hạt khô như óc chó, đậu phộng hay các quả như táo tàu, long nhãn... để bổ sung năng lượng hoạt động về đêm hơn.
Hơn nữa, cần giảm năng lượng bữa tối vì sự trao đổi chất của cơ thể vào buổi tối diễn ra chậm và thức khuya cũng ảnh hưởng đến quá trình này. Ăn quá nhiều, quá no làm tăng thêm gánh nặng cho cơ thể và sẽ gây tăng cân.
2. Nắm vững quy tắc nghỉ ngơi
Liên tục làm việc một đến hai giờ, bạn nên nghỉ ngơi một chút để cơ thể có thể hồi lại sức. Điều này cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, nâng cao hiệu quả công việc.
Vào buổi trưa, bạn nên chợp mắt từ nửa tiếng đến một tiếng, có thể lâu hơn để nếu có thức đêm, bạn sẽ bớt buồn ngủ và mệt mỏi hơn.
3. Tránh sử dụng mắt quá mức
Thức khuya làm việc khó tránh việc sử dụng đến mắt, có thể dẫn đến mỏi, đau, khô mắt... Vì vậy khi làm việc vào ban đêm, mỗi giờ nên để mắt nghỉ ngơi từ 10 đến 15 phút rồi hẵng tiếp tục làm việc.
Bạn có thể "tập thể dục" cho mắt khi nhìn vào cây xanh và bổ sung năng lượng, bảo vệ mắt bằng các loại quả giàu vitamin A như cà rốt, khoai lang, bí ngô, cà chua...
4. Không nên chọn cà phê, nên uống trà
Cà phê mặc dù có thể giúp bạn nâng cao tinh thần, giúp tỉnh táo hơn, tuy nhiên lại rất dễ dẫn đến mất ngủ. Hơn nữa cà phê hấp thụ nhiều vitamin B của cơ thể, ngược lại làm cơ thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
Vậy nên, khi thức khuya, lựa chọn tốt hơn là trà, đặc biệt là hồng trà. Chỉ cần pha khoảng 4 gram trà cho một buổi đêm là đủ. Trà không chỉ giúp giảm bớt sự mệt mỏi của cơ thể mà còn giúp tỉnh táo, nâng cao hiệu quả công việc hơn.
Source (Nguồn): QQ, Sohu/Helino
Chỉnh độ sáng của smartphone vào buổi tối để tránh gây hại, có đúng không? Bạn nằm trên giường và lướt internet đến khuya rồi chọn chế độ màn hình sáng nhợt đi cho chiếc di động của mình. Hành động chỉnh mờ ánh sáng của điện thoại thật ra làm cho màu vàng trên điện thoại vẫn còn rất nhiều khiến bạn tỉnh táo - Ảnh minh họa: ShutterStock Hành động này vào những ngày này quá...