Ngư dân và ngân hàng… cầu cứu
Ngày 2.10 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Agribank) – Chi nhánh Quảng Bình cho biết, đã tiến hành khởi kiện ra tòa án yêu cầu trả nợ và xử lý tài sản là tàu cá để thu hồi nợ đối với 2 chủ tàu vỏ thép ở xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới).
Các tàu sắt nhanh chóng xuống cấp sau một thời gian sử dụng.
Hiện nay, nhiều vấn đề bất cập từ việc đóng tàu vỏ thép theo Nghị định (NĐ) 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã nảy sinh khiến ngư dân và các ngân hàng (NH) cho vay rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Sự việc bắt đầu rộ lên tại Quảng Bình liên quan đến tàu vỏ thép khi vào tháng 2.2018 UBND tỉnh Quảng Bình nhận được đơn xin đề nghị của 14 chủ tàu vỏ thép ở xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) về việc xin giãn nợ, kéo dài thời gian trả nợ, cụ thể là xin trả nợ vốn chỉ 200 triệu đồng/ năm. Nguyên nhân được lý giải là, sau khi đóng xong tàu vỏ thép đã gặp không ít bất cập do việc đánh bắt, thu nhập và tiêu thụ sản phẩm; mùa màng năm được năm không; thời gian tàu nằm bờ nhiều; máy móc hư hỏng thường xuyên; không có lao động để đi do đa số lao động đã đi xuất khẩu nước ngoài…
Theo thống kê, Quảng Bình có 87 tàu cá được đóng theo NĐ 67. Đối với việc đóng mới tàu vỏ thép công suất lớn ngư dân không mặn mà với việc đóng tàu vỏ thép, còn ai đã “lỡ” đóng rồi thì đang phải chịu… hậu quả. UBND xã Đức Trạch cho biết, nhiều ngư dân của xã không còn mặn mà với việc đóng tàu vỏ thép nữa. Nguyên nhân đóng tàu vỏ thép nguồn vốn cao gấp đôi so với đóng tàu vỏ gỗ, dẫn đến phương án hoàn vốn và trả nợ cho ngân hàng là cực kỳ khó khăn. Đặc biệt, những tàu vỏ thép vừa được đóng đã nhanh chóng bị hư hỏng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Sau mỗi chuyến ra khơi đánh bắt tàu vỏ thép thường có hư hỏng, hoen gỉ, nhưng hiện trên toàn tỉnh Quảng Bình chưa có cơ sở nào để sửa chữa, do đó việc ngư dân sở hữu tàu vỏ thép đang đối mặt với nhiều khó khăn, phải nằm bờ dài ngày.
Ngân hàng chịu hậu quả
NHNN Chi nhánh Quảng Bình cho biết, qua 4 năm triển khai, đến nay các chi nhánh NHTM trên địa bàn đã ký kết 87 hợp đồng tín dụng cho vay theo NĐ 67 với số tiền 1.004,7 tỉ đồng, đã giải ngân 989,3 tỉ đồng, dư nợ 930,8 tỉ đồng; trong đo nợ quá hạn là 82,5 tỉ đồng, xu hương nơ xâu ngay cang tăng.
Ông Nguyễn Trần Quý – GĐ Agribank Chi nhánh Quảng Bình cho biết, đến nay NH đang chịu những hệ lụy liên quan đến việc cho vay thể hiện bằng việc buộc phải khởi kiện 2 chủ tàu ra tòa. Theo thống kê của Agribank Quảng Bình, đến cuối tháng 9.2018 có 4 khách hàng đóng tàu vỏ thép đã chuyển nợ xấu với dư nợ 59,5 tỉ đồng; tỉ lệ nợ xấu cho vay theo NĐ 67 là 33,11%; 3 chủ tàu vỏ thép phát sinh nợ nhóm 2 với tổng dư nợ 26,3 tỉ đồng.
Agribank Quảng Bình đã thực hiện khởi kiện ra tòa án yêu cầu trả nợ và xử lý tài sản là tàu cá để thu hồi nợ của 2 chủ tàu vỏ thép có nợ xấu là Nguyễn Hữu Sáu (tàu mang số QB 91609 – TS với số nợ 14,5 tỉ) và Trương Thanh (tàu mang số QB 91577 – TS, cùng trú xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới) với số nợ 15,1 tỉ. Hiện sự việc đang trong giai đoạn hòa giải, các chủ tàu đều không đến dự hòa giải theo giấy triệu tập của tòa. Đáng lo ngại hơn, nguy cơ quá hạn dài ngày và chuyển nợ xấu đồng loạt trong năm 2018, dự kiến đến cuối năm 2018 có 12/13 khách hàng chuyển nợ xấu với dư nợ 160 tỉ đồng; ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh khiến người lao động ngành ngân hàng không đủ lương.
LÊ PHI LONG
Video đang HOT
Theo LĐO
Các tàu sắt nhanh chóng xuống cấp sau một thời gian sử dụng.
Nghệ An: Kinh hoàng những doi cát bồi lắng ở cửa Lạch Vạn
Chưa bao giờ cửa Lạch Vạn, huyện Diễn Châu (Nghệ An) lại bồi lắng nhanh như trong 5 năm trở lại đây. Cát đang từng ngày bồi đắp tạo nên những doi cát kéo dài vài chục mét khiến cửa biển ngày càng hẹp lại, các tàu xa bờ thì không thể ra vào.
Ngư dân Diễn Châu khó phát triển tàu to vì lạch quá cạn.
Đêm kinh hoàng nơi cửa biển
Đêm 13/10/2017 có lẽ là đêm kinh hoàng nhất đối với ngư dân Đậu Trần Đông (trú ở xóm Quyết Thành, xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu). Trong lúc trở về cảng lạch Vạn, con tàu 90CV của anh đã va vào doi cát khiến tàu bị lật và bị nhấn chìm.
Những ban tay rớm máu, những bàn chân chôn chặt xuống cát trong đêm giá rét của anh em bạn nghề nỗ lực cứu các thuyền viên và cứu tàu. Kinh nghiệm đi biển đã giúp anh Đông và 2 thuyền viên khác thoát chết trong gang tấc.
Còn ngư dân Đậu Trần Sơn (trú cùng địa phương) mãi mãi nằm lại nơi của biển. Người không còn, nỗi đau chồng chất nỗi đau trong gia đình ngư dân nghèo một đời bám biển mưu sinh.
Chị Trần Thị Hiền (vợ của ngư dân Đậu Trần Sơn) nghẹn ngào chia sẻ: Đi 12 giờ trưa đến 7 giờ tối thấy cháu điện về báo chú rớt xuống biển rồi. Những ngày sau đó tàu tìm kiếm rất nhiều nhưng không thấy xác. Anh đi biển mấy năm rồi nhưng không có tiền mà đóng bảo hiểm. Chồng mất, dừ (giờ) hoàn cảnh tui thì bệnh tật hiểm nghèo, thường xuyên phải đi viện, 2 đứa nhưng con chị đầu đau tim 3 tháng đi Hà Nội một lần.
Một tàu cá ở Diễn Bích (huyện Diễn Châu) bị mắc cạn tại cửa Lạch Vạn.
Là người khởi xướng cho phong trào tàu xa bờ đầu tiên ở Diễn Châu nhưng bây giờ ông Trần Văn Đồng (trú ở xóm Quyết Thắng, xã Diễn Bích) mất mát tài sản rất lớn do cửa Lạch cạn và gần như đã trắng tay.
Bởi 2 chiếc tàu trị giá gần 2 tỷ đồng được ông hạ thủy năm 2010 đến năm 2014 thì gặp nạn tại cửa Lạch. Tàu to, công suất lớn mà cửa lạch vừa cạn, vừa hẹp, chỉ một phút sơ xẩy, đôi tàu bị mắc cạn. Không chỉ 2 tàu của ông Đồng, mà thêm một chiếc nữa của anh em bạn nghề ra trục vớt cũng bị chìm.
Ngư dân Đồng chia sẻ: Ngày đó gió nồm mạnh, sóng to, vào lạch mà mất lái thì không thể điều khiển đi hướng nào được nữa, cho đi tự do thôi, trước hết là cứu mạng anh em chớ của thì tính sau.
Những con tàu bạc tỷ bỗng chốc thành bọt nước, có chăng chỉ còn lại là những mảnh vỡ trôi nổi trên biển.
Tàu, thuyền công suất nhỏ neo đậu tại Cảng Lạch Vạn, huyện Diễn Châu.
Cửa lạch bồi lắng, khó phát triển đội tàu xa bờ
Cũng do lạch cạn, không còn cách nào khác, nhiều ngư dân Diễn Châu phải mang tàu đi nơi khác trú đậu. Đôi tàu xa bờ có công suất trên 1600CV và 1 tàu hậu cần hơn 1000CV của anh Ngô Trí Đông (trú ở xã Diễn Ngọc) từ khi được đưa vào sử dụng đến nay đều phải cập cảng Cửa Lò, hoặc ở cảng Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu mà không thể vào cảng Lạch Vạn được.
Do không thể về bến nhà nên anh Đông phải bán hải sản ngay tại đó hoặc phải thuê xe chuyên chở hải sản về kho cấp đông vừa tốn thời gian, tiền công vận chuyển, lại phải vất vả trông nom.
Trung bình mỗi năm anh bỏ ra trên 300 triệu đồng do việc không thể qua lạch. Khai thác ngày càng khó khăn, cộng với nỗi lo chi phí bỏ ra không thể kham nổi nên đầu năm 2018 anh đã phải bán đi 2 tàu khai thác, chỉ để lại 1 tàu hậu cần.
Tàu vỏ thép hậu cần nghề cá của ngư dân Ngô Trí Đông ở xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu.
Anh Đông cho biết: Nó bất cập là muốn về cảng nhà mà về không được, mỗi năm mà đậu lang thang ở các nơi, thất thu, hàng hóa bốc đi bốc lại qua nhiều công đoạn mất giá trị đi. Khó khăn của cửa lạch nên người ta không dám đóng tàu nhiều, chỉ có anh nào bạo gan, lỳ mới giám đóng.
Chưa bao giờ cửa Lạch Vạn lại bồi lấp với tốc độ nhanh như trong 5 năm trở lại đây. Cát đang từng ngày bồi đắp tạo nên những doi cát kéo dài vài chục mét khiến cửa biển ngày càng hẹp lại, lúc nước rút chỉ sâu 0,5m. Các tàu xa bờ thì hầu như không thể ra vào, nhất là các tàu đóng mới theo Nghị định 67/CP.
Lạch cạn gây ra bao vụ tai nạn làm thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân; bà con không thể phát triển tàu xa bờ; Hậu cần nghề cá cũng khó phát triển do thiếu nguyên liệu...
Trung bình mỗi năm Diễn Châu có từ 6-8 tàu lớn nhỏ mắc cạn, chủ yếu là tàu có công suất trên 90CV. Nhiều ngư dân đã phải bỏ mạng nơi cửa biển. Khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp nhưng một giải pháp thực sự bền vững cho cửa Vạn vẫn chưa được triển khai, có chăng chỉ là những lần nạo vét tạm thời vừa mang tính chấp vá, vừa tốn kém mà không hiệu quả.
Các lực lượng chức năng nỗ lực cứu tàu bị mắc cạn trên biển Diễn Châu.
Gắn bó với nghề biển hàng trăm năm nhưng đời sống ngư dân Diễn Châu vẫn khó khăn bởi tàu nhỏ đánh dã gần bờ, đi về trong ngày. Trong số 1500 tàu thuyền thì chỉ vẻn vẹn 286 tàu có công suất từ 90 CV trở lên. Tuy chính phủ hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu công suất lớn nhưng chỉ có 4 ngư dân mạnh dạn đầu tư.
Theo ông Nguyễn Văn Quý -Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Diễn Châu cho biết: Ngư dân muốn đóng tàu to hơn nhưng cửa lạch rất cạn, bị bồi lắng hàng năm nên 2018 không có hộ ngư dân nào đăng ký đóng mới tàu công suất lớn từ 400CV trở lên.
Hầu như năm nào chúng tôi cũng có văn bản trình lên UBND tỉnh, các cấp ngành liên quan cấp trên nhưng đến nay chưa có hồi đáp nào. Trước hết, chỉ đạo các xã Diễn Bích, Diễn Ngọc hướng dẫn tàu bè ra vào lạch khoa học, đúng tuyến để tránh tình trạng mắc cạn hoặc va chạm.
Theo infonet
Vụ tàu vỏ thép nằm bờ: Buộc công ty bán máy bồi thường ngư dân Sau khi đưa ra xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh tỉnh Quảng Nam đã tuyên án buộc đơn vị bán máy là Công ty Liên Á nhận lại máy hư hỏng và phải bồi thường cho ngư dân trong vụ kiện tàu vỏ thép nằm bờ do hỏng máy. Trước đó, ngày 30/8/2017, Tòa án nhân dân TP Tam Kỳ...