Ngư dân Quảng Ngãi trụ vững trước ‘cơn bão’ giá xăng, dầu
Trước “cơn bão” tăng giá xăng, dầu, ngư dân phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi vẫn trụ vững và liên tục vươn khơi, bám biển đánh bắt hải sản làm giàu bằng những “cải tiến” trong cách thức đánh bắt mang lại hiệu quả cao.
Các chủ tàu cá bán hải sản cho thương lái tại vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn, Quảng Ngãi (ảnh minh họa).
Về Phổ Quang, nhắc tới tên ngư dân Nguyễn Thành Sơn thì ai ai cũng biết. Từ chỗ sở hữu con tàu có công suất 33CV chuyên đánh bắt gần bờ, nay anh đã là chủ sở hữu con tàu tiền tỷ hơn 700CV vươn khơi xa. Kể từ khi hạ thủy (năm 2017), chuyến biển nào của anh Sơn cũng trúng đậm cá.
Anh Sơn chia sẻ, thành quả đó là nhờ anh đã mạnh dạn đầu tư tiền để mua sắm mới ngư lưới cụ hiện đại. Việc dùng loại lưới rê truyền thống đã không còn phù hợp với ngư trường hiện nay, hiệu quả thấp. Chính vì thế, anh đã bán toàn bộ số lưới này để chuyển sang đầu tư dàn lưới rê Thái Lan vào năm 2018 với số tiền lên tới 1,3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ban đầu, anh Sơn cũng đắn đo, suy nghĩ vì sợ không được như kỳ vọng thì khó thu hồi vốn. Thế nhưng, “trời thương” cho cá đầy khoang nên chuyến nào cũng bội thu. Dần dà về sau, cứ hai năm, anh lại bán bớt đi một nửa lưới rồi mua bổ sung lại – ngư dân này chia sẻ.
Bên cạnh việc mua sắm ngư lưới cụ phục vụ hoạt động đánh bắt, anh Sơn còn chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và tự mày mò thêm. Nhờ vậy, anh dần “thuộc lòng” từng khu vực, vị trí hay có cá ở ngư trường Hoàng Sa. Anh bộc bạch “Nhiều lần các tàu đánh bắt cùng vùng biển, chỉ cách nhau 1 – 2 hải lý nhưng chỉ duy nhất tàu của tôi trúng cá. Như thế mới thấy, kinh nghiệm thực tiễn quan trọng lắm bởi nghề này thì thường không có máy dò”.
Thông thường, mỗi chuyến biển kéo dài từ 10 – 15 ngày. Thế nhưng, có những đợt, tàu anh Sơn phải chạy vào bờ sớm vì cá đóng đầy lưới và khoang tàu không còn chỗ chứa, cạn nguồn đá ướp.
Anh chia sẻ, chuyến đánh bắt đáng nhớ nhất là cách vùng biển Quảng Ngãi khoảng 340 hải lý vào năm ngoái. Tàu di chuyển 3 ngày 3 đêm mới ra đến nơi. Vừa mới thả lưới đã vây được 10 tấn cá; trong đó, có 8 tấn cá kích cỡ lớn. Thu gọn mẻ cá, tàu nhanh về bờ để bán cho thương lái, thu được 400 triệu đồng. Số tiền này anh em trên tàu chia nhau rồi về nghỉ ngơi dưỡng sức. Với ngư dân, mỗi tháng được một lần “lộc biển” như vậy là dư dả lắm rồi.
Hiện tại, tàu anh của Sơn có 9 thuyền viên, đa phần đều có thu nhập ổn định. Trước “cơn bão” tăng giá xăng, dầu, nhiều tàu cá đành phải nằm bờ vì cứ ra khơi là thua lỗ nhưng tàu nhà anh vẫn may mắn bám trụ được. Thành quả này một phần nhờ vào quyết định táo bạo.
Xác định nghề biển thường gặp nhiều rủi ro, anh Sơn cùng 11 ngư dân khác đã cùng nhau lập ra Tổ đoàn kết trên biển và tích cực tham gia đóng góp vào Quỹ tương trợ chung, nhiều ít tùy vào mức độ “thắng lớn” của mỗi phiên biển dài ngày. Quỹ này sẽ được trích ra chi cho những trường hợp ngư dân gặp hoạn nạn, thăm hỏi, phúng điếu, hỗ trợ xăng, dầu… để những thành viên trong tổ có thêm động lực vươn khơi.
Ông Võ Xuân Cẩm – Phó chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường Phổ Quang thông tin, Nguyễn Thành Sơn là một trong những ngư dân làm giàu từ biển ở địa phương. Anh đã “tiên phong” trong việc thay đổi phương thức đánh bắt, mở ra hướng đi mới bền vững để phát triển kinh tế biển. Học hỏi theo anh, hàng chục ngư dân khác cũng đã không ngần ngại chi số tiền lớn mua sắm mới ngư lưới cụ để vươn khơi, đánh bắt hiệu quả tạo thành phong trào rộng khắp.
Ứng phó bão số 9: Huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) di dời 172 hộ dân đến nơi an toàn
Thông tin từ UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đến tối 19/12, huyện đã hoàn tất việc di dời 172 hộ dân từ vùng nguy hiểm tới ở tập trung tại khu vực kiên cố hơn nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng người dân, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 9 gây ra.
Người dân dùng bao cát để gia cố phần mái tôn. Ảnh minh họa: Lê Ngọc Phước/TTXVN
Cụ thể, huyện đã di dời 2 hộ với 6 nhân khẩu tại khu vực mon tàu An Bình đến ở tại Nhà văn hoá thôn và di chuyển xen ghép 170 hộ dân có nhà ở không đảm bảo đến các nhà dân kiên cố hơn. Cùng với đó, UBND cũng chỉ đạo các hộ nuôi trồng thuỷ sản và ngư dân không được ở lại lồng bè, tàu thuyền phải di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Theo báo cáo của Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Quảng Ngãi, trạm khí tượng tại đảo Lý Sơn đã quan trắc được gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10, biển động dữ dội do ảnh hưởng của rìa phía Bắc bão số 9 kết hợp với không khí lạnh.
Những đợt sóng cao từ 5- 8 mét liên tục đánh vào cảng Bến Đình. Ảnh: Lê Ngọc Phước/TTXVN
Ghi nhận của phóng viên, trong ngày 19/12, nhiều đợt sóng lớn với độ cao từ 5-8m liên tục đánh tới tấp vào cầu cảng Bến Đình. Nhiều khu vực khác, gió giật mạnh khiến một số nhà dân tốc mái gây thiệt hại đáng kể.
Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, hiện đã có 719/725 tàu cá của ngư dân Lý Sơn vào neo đậu, tránh trú bão tại vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn. Chính quyền địa phương đã liên lạc được với 6 tàu còn lại để neo đậu, tránh trú an toàn tại các cảng, đảo, đá, bãi thuộc các địa phương khác. Cùng với đó, 51/51 lồng bè của người dân được di chuyển vào neo đậu an toàn tại vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn...
Cứu hộ 15 ngư dân gặp nạn trên biển ở Quảng Ngãi Ngày 13/12, ông Lê Khuân, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Vĩnh (huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) thông tin, tàu cá mang số hiệu Qng 96138-TS của ngư dân Lê Đình Việt (trú tại thôn Tây An Vĩnh) gặp nạn trên vùng biển Hoàng Sa, đã được ứng cứu và đang được lai dắt vào đất liền. Cụ thể, khoảng 3...