Ngư dân Peru bắt được “rồng biển” có thể dự báo thảm họa khủng khiếp
Một ngư dân mới đây đã bắt được cá rồng biển ở ngoài khơi khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở phía bắc Peru, khiến nhiều người lo ngại.
Cá rồng biển mới được phát hiện ở Peru.
Theo Daily Mail, cá rồng biển được coi là loài sinh vật có thể dự báo thảm họa động đất, sóng thần bởi chúng chỉ sống ở vùng biển sâu. Một khi người ta phát hiện cá rồng biển ở vùng nước nông có nghĩa là có điều bất thường sắp xảy ra.
Năm 2011, trước trận động đất, sóng thần tai họa ở Nhật, người ta cũng nhìn thấy cá rồng biển. Thảm họa động đất, sóng thần sau đó gây rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima, khiến 20.000 người chết.
Cá rồng biển thông thường có thể phát triển chiều dài tới 5 mét, trong khi con cá rồng biển dài nhất được ghi nhận tới 11 mét.
Cá rồng biển được tin là có thể dự báo động đất, sóng thần.
Chúng sống ở độ sâu tổi thiểu 600 mét dưới mặt nước nên rất hiếm khi được con người nhìn thấy.
Trong khi một số người nghĩ đến những thảm kịch tồi tệ nhất, các nhà khoa học trấn an rằng không phải cứ khi cá rồng biển xuất hiện thì có thảm họa xảy ra.
Video đang HOT
Hai con cá rồng biển được phát hiện ở ngoài khơi Nhật hồi đầu năm nay.
Sự thay đổi nhỏ liên quan đến từ trường cũng có thể khiến loài sinh vật biển sâu này nổi lên ở vùng nước nông.
Trong truyền thuyết Nhật, cá rồng biển Namazu còn được gọi “sứ giả từ đáy biển, sẽ nổi lên trước khi động đất xảy ra”. Sự xuất hiện của cá rồng biển năm 2011 ở Nhật càng củng cố truyền thuyết này.
Người ta cũng nhìn thấy cá rồng biển trước trận động đất 8,8 độ richter ở Chile năm 2010.
Theo Danviet
Nhờ cú đẩy của mẹ, bé gái thoát khỏi máy bay nổ khiến 51 người thiệt mạng
Bị gãy tay, choáng váng nhưng cô bé 10 tuổi này đã may mắn trở thành người sống sót duy nhất trong một vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở Colombia. Tất cả là nhờ một cú đẩy của người mẹ.
Hiện trường nơi chiếc máy bay DC-9 rơi khiến 51 người thiệt mạng
Thảm họa do phi công chủ quan
Vụ tai nạn xảy ra ở miền bắc Colombia ngày 1995 khiến 46 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Các nhà chức trách cho biết chiếc máy bay dân dụng DC-9 Intercontinental đã phát nổ ngay giữa không trung. Nhưng nhân chứng tại thị trấn Maria La Baja, cách Bogota 500 dặm về phía tây bắc thì nói rằng máy bay đã rơi nhanh mà không có đèn, sau đó đâm vào một bờ kè và rơi xuống đầm lầy.
Máy bay do cơ trưởng Andres Patason và cơ phó Luis Ríos điều khiển khi ấy đang bay từ Bogot tới Cartagena. Trong khoang hành khách có sự góp mặt của 3 nữ tiếp viên. Ban đầu, chiếc máy bay dự kiến cất cánh lúc 12h10 nhưng do chuyến bay trước gặp trục trặc nên nó bị hoãn lại. Vào lúc 18h45, sau hơn 6 giờ trì hoãn, DC-9 cũng rời khỏi sân bay Bogota và nhanh chóng đạt độ cao hơn 9.000 m vào lúc 19h09. Trên máy bay khi ấy có 47 hành khách người Colombia.
Những ngày tháng Erika Delgado điều trị sau vụ tai nạn luôn có một cô bạn thân bên cạnh. Đây là người đóng vai trò rất lớn trong sự hồi phục của cô bé.
Vào khoảng 19h26, trời đã tối, trung tâm điều phối ở Barranquilla cho phép máy bay hạ thấp độ cao xuống còn khoảng hơn 4.000m. Đến 19h33, phi công thông báo về việc hạ tiếp độ cao và họ được hướng dẫn chuyển sang tiếp cận Barranquilla. Một phút sau, phi hành đoàn được phép giảm độ cao xuống hơn 2.000m. Phi hành đoàn xác nhận thông tin và đó là lần liên lạc cuối cùng giữa máy bay và trung tâm kiểm soát không lưu.
Vào khoảng 19h38, phi hành đoàn điều khiển chiếc máy bay Cessna Caravan mang số hiệu 209 của hãng Aerocorales hoạt động gần đó đã báo cáo về trung tâm điều phối. Họ thông báo việc nhìn thấy ánh sáng từ một chiếc máy bay đang rơi nhanh chóng, sau đó thì một vụ nổ kinh hoàng xảy ra. Chiếc DC-9 rơi xuống đầm lầy, cách sân bay Cartagena 56 km và gần thị trấn Maria la Baja.
Erika Delgado xuất hiện trước giới truyền thông sau tai nạn thảm khốc
Chiếc máy bay vỡ làm 3 mảnh, khiến 51 người thiệt mạng. Ban đầu, khi nhận được thông báo từ phi công của chiếc Cessna, giới chức nghi ngờ đây là một vụ khủng bố, giống như trường hợp thảm họa Boeing 727 năm 1989. Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện ra chiếc máy bay bị rơi khi đâm xuống đất và không tìm thấy dấu vết của chất nổ. Nguyên nhân vụ tai nạn có thể do máy đo độ cao số 1 bị đóng băng ở độ cao 5.000 m. Chiếc máy đo độ cao số 2 (của cơ phó) hoạt động tốt nhưng đèn của nó cũng bị hỏng. Do đó, phi hành đoàn không thể so sánh các kết quả của mình.
Thảm họa xảy ra phần lớn là do thiếu quan sát radar tại khu vực, trời quan mây tạnh khiến phi công lơ là, thiếu tập trung. Đồng thời, hãng hàng không đã không đào tạo được nhân viên để xử lý tình huống như thế này. Ngoài ra, không thể xác định liệu có báo hiệu nguy hiểm khi tiếp xúc với mặt đất và phi hành đoàn có thời gian đủ để phản ứng kịp thời không.
Sau một thời gian điều trị, cô bé Erika đã được xuất viện
"Phép màu của Colombia"
Lực lượng cứu hộ đã có mặt tại đầm lầy và tìm kiếm trong nhiều ngày nhưng chỉ vớt lên được 32 thi thể, trong đó có cả cơ trưởng và cơ phó của máy bay. Vùng nước tối tăm này có thể đã đẩy một số thi thể về phía hạ lưu và trôi dạt về vùng biển Caribbean. Đội cứu hộ dùng cano, đèn xách tay và máy phát điện lùng sục cả khu vực này với hy vọng tìm thấy được các hành khách. Thuyền của lực lượng hải quân thì tìm kiếm ở khu vực miệng suối.
Erika Delgado khi ấy có mặt trên máy bay cùng bố mẹ và em trai. Họ đi từ Bogota tới thành phố nghỉ mát Cartagena ở Caribbean. Vài giờ sau vụ tai nạn, lực lượng cứu hộ tìm thấy Erika đang thoi thóp giữa đám rong biển trong đầm lầy. "Cô bé có lẽ là người duy nhất sống sót. Bé nói mình đã bị mẹ đẩy khỏi máy bay khi nó phát nổ và rơi xuống đây", đại diện cứu hộ nói.
Chiếc máy bay DC-9 trong thảm kịch.
Ngay sau đó, Erika được đưa tới bệnh viện trong tình trạng bị sốc và gãy tay.Cô bé được đánh giá là tình trạng "sức khỏe ổn định, có ý thức" và đang chờ đợi người nhà. Bé cũng kể lại tình trạng cướp bóc tại địa điểm máy bay rơi. Ngay cả chiếc vòng Erika được bố tặng cũng bị lấy mất. Sau này, sự việc được xác nhận, Erika kêu gọi kẻ nào đã lấy chiếc vòng trả lại cho mình nhưng không thành công.
Trở về từ vụ tai nạn kinh hoàng, Erika được mệnh danh là cô bé "kỳ diệu" của Colombia nhưng em đã mất toàn bộ những người thân yêu nhất. Sau đó, Erika phải trải qua điều trị cả về thể chất lẫn tâm lý. Rất may mắn, cô bé vẫn còn những người họ hàng bao bọc và bạn bè thương yêu. Những ngày tháng sau này của Erika ra sao, ai trở thành gia đình mới của bé lại là một ẩn số với những độc giả quan tâm bởi thông tin về Erika dường như đã dừng lại sau thảm kịch năm 1995.
Theo Danviet
Những chuyên gia sản xuất tiền giả trong "thế giới ngầm" Theo giới chức Mỹ, Peru là quốc gia sản xuất tiền USD giả lớn nhất thế giới. Chỉ riêng trong năm 2012, cảnh sát nước này đã bắt giữ tổng cộng 17 triệu USD tiền giả. Raul Salazar, Giám đốc Cảnh sát quốc gia Peru cho biết, bọn tội phạm có kế hoạch buôn lậu một số lớn tiền USD giả sang Mỹ...