Ngư dân nói gì sau vụ cá nục nhiễm độc Phenol ở Quảng Trị
Theo ý kiến của ngư dân Lê Văn Sang, cơ quan chức năng cần kiểm tra khoảng 30 mẫu trở lên trong vụ phát hiện 30 tấn cá nục nghi bị nhiễm Phenol ở Quảng Trị.
Như đã đăng tải, Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Quảng Trị vừa phát hiện 30 tấn cá nục đông lạnh nhiễm chất Phenol tại một cơ sở chế biến cá đông lạnh ở thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).
Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã niêm phong toàn bộ số cá nục nghi bị nhiễm độc để tiến hành tiêu hủy. Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi về chuẩn Phenol sau vụ việc xảy ra tại Quảng Trị.
Bởi lãnh đạo hai ngành y tế và nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị vẫn chưa thống nhất được chất Phenol là chất được phép hay không được phép có trong thực phẩm.
Trong chia sẻ với báo Dân Việt, Tiến sĩ Lê Thanh Lựu – Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng uôi trồng và khai thác thuỷ sản bền vững (ICAFIS), chuyên gia đầu ngành về thủy sản cho biết, chất Phenol là chất cực độc.
Việc cơ quan chức năng chưa kiểm tra kỹ 30 tấn cá nục đông lạnh có bị nhiễm chất Phenol làm ảnh hưởng việc đánh bắt, mua bán hải sản của cả khu vực miền Trung
Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Thanh Lựu cũng cho rằng: “Nếu đúng như báo chí nêu nếu thì cách làm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị không khoa học. Lô hàng 30 tấn cá mà chỉ có lấy 1 mẫu rồi đưa đến kết luận và tiêu hủy cả 30 tấn cá bao giờ”.
Chia sẻ với PV, ngư dân Lê Văn Sang (SN 1985, trú Đà Nẵng) cho biết: “Là người trong nghề, tôi thấy việc kiểm tra chưa kỹ lưỡng sẽ ảnh hưởng nặng đến chính các ngư dân vất vả đi biển đánh bắt hải sản, lẫn các cơ sở chế biến ở dọc miền Trung. Tôi nghĩ cơ quan chức năng nên lấy thêm mẫu để kiểm tra 30 tấn bị nghi nhiễm chất Phenol”.
Video đang HOT
“Thay vì 1 mẫu, cơ quan chức năng có thể lấy thêm từ 30 đến 50 mẫu để xác định nhằm có đáp án chính xác nhất. Nếu kiểm tra khoảng 30 mẫu thì số tiền kiểm định khoảng 18 triệu đồng. Số tiền này có thể do chính chủ cơ sở đông lạnh tại Quảng Trị tự bỏ tiền. Bởi nếu bị tiêu hủy, chủ cơ sở chế biến thất thu khoảng 750 triệu đồng”, anh Sang đưa ra ý tưởng.
Ngư dân Lê Văn Sang đưa ý kiến cần kiểm tra từ 30 đến 50 mẫu cá nục để có thông tin trấn an dư luận, tránh thiệt hại nặng cho các chủ tàu cá như anh Sang
Anh Lê Văn Sang khẳng định rằng mình cũng như các chủ tàu cá ở dọc khu vực miền Trung không dùng chất cấm để bảo quản hải sản đánh bắt trên biển. Bởi chỉ trong 2-3 ngày, số hải sản đánh bắt sẽ được đưa về bờ để tiêu thụ.
“Hy vọng cơ quan chức năng có thẩm quyền cần sớm tìm ra nguyên nhân vì sao chất Phenol có trong lô cá kể trên để ngư dân chúng tôi yên tâm sản xuất trên biển. Bản thân chúng tôi đầu tư rất nhiều tiền để làm tàu cá vỏ thép, có máy móc bảo quản hải sản chất lượng trước khi đưa vào bờ”, anh Sang cho hay.
Qua tháng 7/2016, ngư dân Lê Văn Sang sẽ đưa con tàu hậu cần vỏ thép Sang Fish mới đi vào hoạt động. Con tàu này có công suất 850 CV, dài 41 m, rộng 8,1 m, sức chứa 400 tấn hải sản. Trong đó, tàu có trang bị hệ thống cấp đông -41 độ C, kho lạnh -21 độ C.
Tàu có thể cung cấp 100 khối nước, nhu yếu phẩm, dầu mỡ cho các tàu bạn cùng đánh bắt trên biển, vốn đầu tư cho con tàu này lên đến 25 tỷ đồng. Trong tháng 8/2016, con tàu vỏ thép trị giá 1 triệu USD mang tên Sang Fish 05, công suất 814 CV cũng đi vào hoạt động.
Ngoài ra, ngư dân Sang khẳng định đang vận động thành lập Câu lạc bộ tàu cá vỏ thép miền Trung trong thời gian tới. Sẽ có khoảng 40 tàu vỏ thép đã và đang đóng, do các ngư dân dọc duyên hải miền Trung tập hợp, nhằm trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau khi đánh bắt trên biển. Thời điểm hiện tại, đề án đang được anh Sang và các chủ tàu tâm huyết khác xây dựng trước khi trình các cơ quan ban ngành hỗ trợ.
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông: Tàu cá Việt Nam vẫn ra khơi
Trung Quốc đã công bố và bắt đầu triển khai lệnh cấm đánh bắt trên Biển Đông kể từ ngày 16.5. Trước hành vi ngang ngược, vi phạm chủ quyền của Việt Nam, cũng như mọi năm, lệnh cấm năm nay của Trung Quốc không hề khiến ngư dân Việt chùn bước, tàu cá xa bờ miền Trung vẫn nườm nượp ra khơi.
"Chúng tôi thấy lệnh cấm của Trung Quốc quá vô lý. Chúng tôi vẫn phải ra khơi thôi, đó là ngư trường của mình. Nhưng cũng cần phải đề phòng bởi sự đàn áp ngư dân trên biển của họ mỗi năm lại tăng cao với nhiều thủ đoạn mới" - lão ngư Nguyễn Văn Còn B (thuyền trưởng tàu ĐNa 90039), nói.
Ngư dân không quan tâm lệnh cấm của Trung Quốc
Sáng 17.5, hối hả cập tàu vào cảng Quy Nhơn, ngư dân Trần Hiểu Văn - chủ tàu BĐ 96561 TS công suất 330 CV (xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) cho biết: "Tui vào bờ khẩn trương bán hải sản cho thương lái, cho anh em bạn thuyền nghỉ ngơi vài ngày rồi lại ra khơi".
Anh Văn không quan tâm đến lệnh cấm biển của Trung Quốc mặc dù có biết qua radio: "Vẫn thế thôi, ngư trường của mình có từ hàng trăm năm trước, ông cha ta đã đánh cá ở đó, sao phải sợ lệnh cấm vô lý". Tàu BĐ 96561 đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa hơn 15 ngày, được 1,5 tấn cá ngừ đại dương, trừ 70 triệu đồng chi phí, thuyền viên có thu nhập 5 triệu đồng/người.
Tàu cá của ngư dân Đà Nẵng vẫn nhằm hướng ngư trường Hoàng Sa thẳng tiến. Ảnh: Nam Cường
Tại làng cá của xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn), ông Bùi Thanh Ninh cho biết, tổ đội khai thác thủy sản của ông quản lý có 16 tàu thì đã 13 tàu cập bến, còn lại 3 tàu đang lênh đênh trên biển.
"Tôi thường xuyên cập nhật tin tức và nắm bắt tình hình thời tiết từ báo, đài để theo dõi sát những mối nguy hiểm đang rình rập các tàu của mình ngoài khơi. Ngồi ở đất liền nhưng tôi có thể biết được vị trí hoạt động của từng tàu. Các tàu trong tổ đội sẽ đi gần nhau nên khi có sự cố xảy ra, họ dễ dàng kêu gọi các tàu xung quanh tới hỗ trợ và kịp thời liên lạc với cơ quan chức năng cùng xử lý nếu cần".
Nói về việc Trung Quốc vừa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, ông Ninh cho hay: "Hiện nay, đội tàu của chúng tôi đa phần đánh bắt tại các ngư trường lớn như Hoàng Sa, Trường Sa... Quan điểm của tôi lâu nay là có sống chết thì cũng vì biển của ta thôi. Ngư dân chúng tôi ra khơi đánh bắt tại ngư trường truyền thống thuộc lãnh thổ của Việt Nam, khai thác đúng với luật pháp thì chúng tôi không sợ gì cả. Nếu Nhà nước ta ra lệnh cấm thì chúng tôi chấp hành, còn ai ra lệnh cấm đánh bắt trên vùng biển Việt Nam thì mặc kệ".
Tàu cá miền Trung luôn đối mặt hiểm nguy ở Hoàng Sa (trong ảnh: 2 tàu Trung Quốc truy đuổi một tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa năm 2014 - Ảnh: Nam Cường).
Tại cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi), trưa 17.5 có hàng chục tàu trong tình trạng sẵn sàng xuất bến. Các thuyền viên khác hối hả đưa lương thực, nhiên liệu... xuống tàu để chuẩn bị cho chuyến đi mới tại vùng biển Hoàng Sa.
Ngư dân Đỗ Tấn Hùng (39 tuổi, xã Bình Châu, Bình Sơn) bày tỏ: "Mấy trăm năm trước, với phương tiện chỉ là thuyền chèo tay nhưng thế hệ cha ông đã không tiếc gì đến sinh mạng, vượt sóng dữ đi ra Hoàng Sa để tuần tra, bảo vệ chủ quyền của đất nước. Thì nay với thuyền to máy lớn, lại được lực lượng chức năng hỗ trợ thì lệnh cấm vớ vẩn kia của phía Trung Quốc sao ngăn được ngư dân".
Đối mặt rủi ro nhưng không chùn bước
Lão ngư Nguyễn Văn Còn B (quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), người có gần 40 năm gắn bó ngư trường Hoàng Sa cho hay, ngư dân Việt đang và sẽ phải đối mặt với vô vàn hiểm nguy cũng như những thủ đoạn của phía Trung Quốc trên biển.
"Hết xua đuổi, họ dùng vòi rồng tấn công, cắt phá lưới rồi mạnh hơn là bắn cháy tàu, đâm chìm. Khi chúng ta phản đối mạnh, họ lại cắt đường ra khơi. Không biết thời gian tới sẽ có chiêu trò gì" - ông Còn B nói.
Theo lời ngư dân Đinh Văn Lợi (51 tuổi) - chủ tàu cá ĐNa 90732TS đánh bắt xa bờ nghề lưới rê trôi, việc Trung Quốc cấm đánh bắt ở biển Đông là vô lý. Cách đây 2 năm, cũng khoảng cuối tháng 5.2014, tàu ông đang đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng bị tàu tuần tra Trung Quốc kèm, áp giải về đảo Hải Nam, nhưng lúc đó ông đã liên lạc về đồn biên phòng ở nhà và được hướng dẫn chạy về vùng biển của mình, thoát khỏi sự bắt giữ.
Ông Lợi quả quyết: "Họ cấm cứ cấm, mình cứ đánh bắt ở ngư trường vùng biển của mình. Ngư dân xem biển là nhà, là nguồn kế sinh nhai. Không đi lấy gì để sống. Mỗi chuyến biển tôi thường xuyên bị tàu tuần tra Trung Quốc phá ngư lưới cụ, để chúng tôi nản không đi đánh bắt nữa. Nhưng dù có cấm, phá ngư lưới cụ, tôi cũng quyết bám biển".
Ông Trần Văn Lĩnh- Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng:Tạo cớ để uy hiếp ngư dân Việt Nam Đây là một cái cớ để họ uy hiếp, bắt bớ, xua đuổi ngư dân mình đánh bắt chính đáng trên vùng biển của mình mà thôi. Nếu cấm biển để bảo tồn trong mùa cá sinh sản, thì cá biển có nhiều chủng loại, mỗi loại có mùa sinh sản khác khau, chả ai có thể nghiêm cấm đánh tất cả các loài trong một mùa nhất định. Lệnh cấm này áp đặt trên gần như toàn bộ Biển Đông, kéo dài từ 12 độ vĩ Bắc trở lên, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Chính vì vậy, dù Trung Quốc có áp đặt như thế nào, ngư dân Việt Nam vẫn không coi lệnh cấm của họ là có giá trị. Ngư dân vẫn đánh bắt cá bình thường trên ngư trường truyền thống của mình. Ông Phùng Đình Toàn - Phó chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi: Lệnh cấm phi lý Lệnh cấm của Trung Quốc đưa ra rất phi lý và ngang ngược, vi phạm trắng trợn chủ quyền biển đảo Việt Nam của phía Trung Quốc. Vì vậy các cấp ngành Quảng Ngãi luôn khuyến khích, ủng hộ và hỗ trợ cho ngư dân đưa phương tiện ra đánh bắt tại Hoàng Sa, Trường Sa. Công Xuân- Kim Oanh (ghi)
Theo Danviet
Ngư dân bình thản đánh bắt mặc lệnh cấm phi lý của Trung Quốc Bình thản trước lệnh cấm ngang ngược, phi lý của phía Trung Quốc, tại nhiều cảng và cửa biển trong tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, hằng ngày vẫn tấp nập những chuyến tàu cá đi về từ vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. PV NTNN/Dân Việt đã có mặt tại cảng Sa Kỳ vào...