Ngư dân hết lương thực trên biển, tàu kiểm ngư vượt sóng tiếp tế
Tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đang đánh bắt ở ngư trường Trường Sa thì hết thuốc men, lương thực nên phát tín hiệu cầu cứu.
Tối 27/9, chỉ huy Chi đội Kiểm ngư số 4, đóng tại Vùng 4, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, cho biết đơn vị vừa cử tàu KN462 tiếp tế thuốc men, lương thực cho ngư dân đang đánh bắt hải sản trên biển.
Lúc 15h30 cùng ngày, Chi đội Kiểm ngư số 4 nhận tín hiệu giúp đỡ từ tàu QNg 94858, do ông Phạm Nghĩa (41 tuổi, ngụ huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) làm chủ về việc ông cùng 12 ngư dân bị hết thuốc men, lương thực.
Tàu kiểm ngư hỗ trợ thuốc men, lương thực kịp thời cho ngư dân. Ảnh: Nguyễn Nam.
Video đang HOT
Thuyền trưởng tàu QNg 94858 cho biết ông cùng 12 thuyền viên xuất phát từ cảng cá Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi, hôm 14/9. Đến ngày 27/9 thì tàu hết lương thực, thực phẩm và cơ số thuốc dự trữ thường xuyên do hoạt động dài ngày trên biển. Lúc này, tàu QNg 94858 cách đảo Song Tử Tây (huyện đảo Trường Sa) khoảng 75 hải lý.
Chi đội Kiểm ngư số 4 sau đó cử tàu KN462 lên đường giúp đỡ tàu cá Quảng Ngãi. Đến 16h30 cùng ngày, tàu kiểm ngư tiếp cận tàu cá, đưa thuốc men, hỗ trợ lương thực, thực phẩm và các vật dụng thiết yếu, đảm bảo kéo dài thời gian hoạt động trên biển cho ngư dân.
Tàu đánh bắt hải sản gần bờ ở các 'vùng xanh' Bà Rịa-Vũng Tàu được ra khơi
Ngày 20/9, thuyền đánh bắt gần bờ đi về trong ngày của huyện Xuyên Mộc thuộc "vùng xanh" đang thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã được phép ra khơi đánh bắt sau thời gian hơn 2 tháng phải nằm bờ vì địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có văn bản 12986/UBND-VP về phương án khôi phục hoạt động đánh bắt hải sản gần bờ trên địa bàn huyện Xuyên Mộc. Trong số đó, tỉnh đồng ý với phương án khôi phục hoạt động đánh bắt hải sản gần bờ trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.
Ngư dân gỡ mẻ cá sau vài tiếng đánh bắt. Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN
Huyện Xuyên Mộc có 550 phương tiện tàu thuyền đánh bắt hải sản gần bờ; trong đó có 250 chiếc đăng ký ra khơi đánh bắt và đi về trong ngày. Số phương tiện đánh bắt gần bờ gồm: các tàu có chiều dài dưới 12m, đò nan và thúng máy. Số phương tiện này chỉ được đánh bắt ở khu gần bờ trong phạm vi từ 6 hải lý trở vào thuộc vùng biển huyện Xuyên Mộc và phải cam kết hoạt động theo thời gian đăng ký.
UBND huyện Xuyên Mộc cũng yêu cầu các địa phương có tàu đăng ký ra khơi đánh bắt gần bờ phải kiểm tra giấy xác nhận đi biển của ngư dân trước khi đi biển và thống kê số lượng phương tiện đi biển để thông báo cho Đồn Biên phòng Bình Châu và Đồn Biên phòng Phước Thuận.
Hai Đồn Biên phòng này phối hợp với Trạm Thanh tra thủy sản Xuyên Mộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của phương tiện đánh bắt hải sản gần bờ tại bến đò, bãi ngang, cảng phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 theo quy định.
Bên cạnh đó, UBND các địa phương cũng phải phối hợp Đồn Biên phòng Bình Châu, Phước Thuận tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của phương tiện đánh bắt hải sản gần bở tại các điểm tập kết hải sản phải đảm bảo không tập trung đông người, tuân thủ nguyên tắc 5K và các quy định an toàn về phòng chống dịch COVID-19.
Cũng trong ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã có văn bản 13118/UBND-VP về hoạt động của tàu dịch vụ hậu cần thủy sản. Theo đó, UBND tỉnh cho phép 72 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá của thành phố Vũng Tàu được xuất bến ra biển để tiếp tế lương thực, thực phẩm và nhiên liệu cho 284 tàu cá của ngư dân thành phố Vũng Tàu đang ở ngoài biển. Đi cùng số tàu cá này là gần 2.700 ngư dân.
Trước đó, ngày 25/8, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản không cho tàu cá trên địa bàn xuất bến để phòng, chống COVID-19. Trước ngày này, trên địa bàn thành phố Vũng Tàu đã có 284 tàu ra biển và duy trì đánh bắt cho đến nay.
Do không có tàu cá xuất bến, nhất là tàu dịch vụ hậu cần để tiếp nhiên liệu cho các tàu đang đánh bắt xa bờ. Việc này dẫn đến nhiều tàu cá cạn kiệt nước ngọt, lương thực, thực phẩm, nhiên liệu vì không được tàu dịch vụ hậu cần tiếp tế. Có tàu đã phải "mượn" hàng hóa thiết yếu của tàu khác để duy trì sự sống trên biển.
Những tàu dịch vụ ra biển tiếp nhiên liệu cho các tàu, đồng thời cũng sẽ vận chuyển hải sản về đất liền, giúp các tàu cá đang đánh bắt xa bờ tiếp tục vươn khơi.
Trước đó, ngày 19/9, tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ hàng trăm thuyền thúng đánh bắt gần bờ đi về trong ngày của ngư dân thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ cũng nô nức ra khơi sau hơn 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, không được ra biển đánh cá để phòng, chống dịch COVID-19. Đây cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh, ngư dân được đánh được ra khơi.
Huyện Đất Đỏ là một trong 4 "vùng xanh" của Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây cũng là địa bàn có số lượng lao động đi biển đông đúc với 836 phương tiện là đò nan, thúng máy đánh bắt gần bờ.
Ngư dân có thuyền thúng tại huyện Đất Đỏ chỉ được hoạt động đánh bắt về trong ngày theo thời gian đăng ký và cam kết. Bố trí luân phiên 50% tổng số phương tiện được xuất bến trong ngày, để cấp giấy xác nhận.
Hiện nay, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đang tiếp tục hoàn thiện các phương án phê duyệt cho các cảng cá tại các "vùng xanh" được hoạt động trở lại, chậm nhất không quá ngày 1/10. UBND tỉnh cũng đề nghị các "vùng đỏ" cũng phải xây dựng phương án để chuẩn bị sẵn sàng mở cửa hoạt động khi phù hợp.
Hơn 50.000 điểm cung cấp hàng thiết yếu, thuốc men trên 'Đi chợ gần nhà' Cùng với 100.000 lượt giúp đỡ người khó khăn đã được ghi nhận trên Zalo Connect, tính năng "Đi chợ gần nhà" cũng đã thu hút hơn 50.000 điểm cung cấp hàng thiết yếu chỉ sau 1 tuần triển khai, góp phần giải quyết nhu cầu lương thực, thuốc men cho hàng triệu người trong giai đoạn dịch bệnh. Nhằm giúp người dân...