Ngư dân đầu tiên của Nghệ An đưa tàu vỏ sắt vào đánh bắt cá
Chiếc tàu cá vỏ sắt đầu tiên trên địa bàn tỉnh Nghệ An của ông Nguyễn Quốc Trọng (trú xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc) vừa nhận về và đã xuất hành chuyến biển đầu tiên với hy vọng sẽ gặp nhiều may mắn.
Đây là 1 trong 10 chiếc tàu cá vỏ sắt được Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) bàn giao cho ngư dân ở các địa phương. Tàu chụp mực vỏ thép Quốc Trọng 01 được SBIC bàn giao cho ông Nguyễn Quốc Trọng, xóm Tân Lập, xã Nghi Quang (Nghi Lộc) vào ngày 2/3/2015 và ngày 11/3 chính thức xuất bến ra khơi.
Tàu vỏ sắt được thiết kế hệ thống tời thủy lực, hệ thống dàn và tay gông cần chụp mực.
Được biết đây là chiếc tàu cá vỏ sắt đầu tiên trên địa bàn tỉnh Nghệ An tính đến thời điểm hiện tại. Chiếc tàu nằm trong đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững do Chính phủ hỗ trợ.
Theo đó, Chính phủ hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu vỏ sắt được vay 90% tổng giá trị con tàu trong 10 năm, với lãi suất 3%/năm. Người đi vay thế chấp thân tàu và được bảo hiểm, khi có rủi ro xảy ra Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ ngư dân yên tâm tiếp tục ra khơi, bám biển.
Tàu đánh cá vỏ sắt 01 của ông Nguyễn Quốc Trọng được thiết kế V018 và trang bị gồm: máy chính công suất 650HP, 4 tổ máy phát điện, được lắp đặt hệ thống đèn gọi cá gồm 140 bóng đèn cao áp thủy ngân công suất 1.000 W/1 bóng, la bàn từ, hệ thống thiết bị GPS, máy đo sâu dò cá, nhiều thiết bị vô tuyến điện và cho 20 thuyền viên trên tàu dài ngày. Tàu cũng được thiết kế hệ thống tời thủy lực, hệ thống dàn và tay gông cần chụp mực.
Máy chính công suất 650HP.
Video đang HOT
Tàu cá 01 được thi công sau hơn 5 tháng, dưới sự giám sát của Trung tâm đăng kiểm nghề cá thuộc Tổng cục Thủy sản. Tàu do Công ty CP Kỹ thuật đóng tàu Việt Nam thiết kế theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm và có sự điều chỉnh một số hạng mục để phù hợp với tập quán khai thác của ngư dân vùng biển xứ Nghệ.
Ông Nguyễn Quốc Trọng cho biết, đây là chuyến xuất quân đầu tiên bằng tàu vỏ sắt, nên rất tự tin, vui mừng và hứa hẹn sẽ cho kết quả tốt nhất, đảm bảo và an toàn trong quá trình khai thác.
Ông Trọng cũng cho biết thêm: “Đây là lần đầu tiên đưa tàu vào sử dụng nên chúng tôi đánh bắt ở vùng biển Nghệ An. Sau chuyến đi sẽ rút kinh nghiệm và những chuyến sau sẽ tiến ra ngư trường xa hơn như Hoàng Sa, Trường Sa. Việc sử dụng tàu vỏ sắt này vừa đảm bảo an toàn cho ngư dân cũng như bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc”.
Với việc ông Trọng đưa vào sử dụng chiếc tàu đánh cá Quốc Trọng 01 hy vọng rằng với chuyến ra khơi đầu tiên ông và các ngư dân sẽ gặp nhiều may mắn.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Rùng mình tua lại hình ảnh vụ tai nạn đường sắt khiến lái tàu tử vong
Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa tàu hỏa với ô tô, vừa xảy ra tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận về việc đảm bảo an toàn giao thông đường sắt.
Khoảng 22h30 ngày 10/3, tàu SE5 do ông Lê Minh Phú (53 tuổi, trú tại Thừa Thiên Huế) điều khiển, chạy hướng Bắc - Nam. Khi đến Km 639 750 thuộc cung đường Diên Sanh (thôn Thượng Xa, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) đã va chạm với ô tải BKS 75C - 031.99 kéo rơ móc 75R - 001.85 băng qua đường ngang dân sinh.
Cú va chạm quá mạnh khiến phần đầu và đuôi xe tải bị chia làm đôi, nằm ở 2 bên đường sắt. Đầu tàu hỏa cũng bị phân tách, tiếp tục tiến về phía trước khoảng 1km. 3 toa tàu tiếp theo bị lật nghiêng, chắn ngang đường sắt.
Vụ tai nạn khiến người điều khiển tàu là ông Phú tử vong, người lái phụ tàu là anh Hồ Ngọc Hải (32 tuổi, trú Đồng Hới, Quảng Bình) cùng một nhân viên và 2 hành khách trên tàu bị thương. Tài xế xe ô tô Nguyễn Gia Hải (trú tại TP Huế) bị chấn thương và hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Gần 600 hành khách trên tàu SE5 sau đó được đưa về ga thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Tuyến đường sắt Bắc - Nam cũng bị gián đoạn.
Ngay trong đêm xảy ra tai nạn và sáng 11/3, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo các đơn vị liên quan khắc phục sự cố. Công an tỉnh cũng huy động trên 100 cán bộ, chiến sĩ xuống hiện trường để xử lý vụ tai nạn. Ngành giao thông, đường sắt cũng tập trung lực lượng để giải phóng các toa tàu bị lật.
Sáng ngày 11/3, rất nhiều cần cẩu đã được điều đến hiện trường để giải phóng các toa tàu. Đến 12h, trong quá trình đưa các toa tàu ra khỏi đường sắt, cầu trục nặng khoảng 100 tấn bị lật nghiêng. Việc thông tuyến đường sắt Bắc - Nam bị gián đoạn.
Chiều cùng ngày, các đơn vị đã tập trung lực lượng để giải phóng cầu trục. Đến khoảng 17h, cầu trục đã được đưa lên đường ray. Tuy nhiên, khi chuẩn bị di chuyển thì cầu trục bị lật nghiêng theo hướng ngược lại.
Đến 21h30, chiếc cầu trục nói trên đã được kéo về ga Diên Sanh, cách đó khoảng hơn 5km. Tuyến đường sắt Bắc - Nam cũng đã được thông tuyến sau đó khoảng 1h.
Ngày 12/3, thông tin từ Ga Đông Hà, Quảng Trị cho biết, các chuyến tàu đã trở lại hoạt động bình thường.
Nguyên nhân vụ tai nạn, ban đầu được các cơ quan chức năng xác định, có thể do tài xê ô tô tải băng qua đường sắt, thiếu quan sát dẫn đến vụ tai nạn nghiêm trọng nói trên.
Ngay sau vụ tai nạn, Công an tỉnh Quảng Trị đã vào cuộc điều tra, ghi nhận tại hiện trường và lấy lời khai những người có liên quan. Được biết, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang phối hợp cùng các lực lượng liên quan để làm rõ về vụ tai nạn.
Đăng Đức
Theo Dantri
Ngư dân Quảng Nam đầu tiên được vay vốn đóng tàu vỏ thép Ngày 12/3, tại Quảng Nam, hợp đồng tín dụng đầu tiên hỗ trợ ngư dân tại tỉnh Quảng Nam vay vốn đóng tàu vỏ thép khai thác xa bờ đã được ký kết. Hợp đồng trị giá 12,6 tỷ đồng, trong đó ngân hàng hỗ trợ cho vay lên tới 93% giá trị (tương đương 11,7 tỉ đồng). Chủ tàu cá là ông...