Ngư dân Campuchia bắt được “thủy quái” lớn trên sông Mekong
Một ngư dân Campuchia tuần trước tình cờ bắt được một con cá tra dầu nặng 75kg, loài cá được xem như “ thủy quái ” của sông Mekong .
Con cá tra dầu mà ngư dân bắt được dài 1,6 mét và nặng khoảng 75kg.
Loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng này được Fa Ly, ngư dân đến từ xã Ampil Toek, tỉnh Kampong Chhnang , miền trung Campuchia, câu được vào ngày 1/12. Ngư dân này ngay lập tức thông báo với nhà chức trách địa phương, theo tờ Khmer Times.
Video đang HOT
Trong buổi lễ thả cá về tự nhiên diễn ra cùng ngày, Ly La, Cục trưởng Cục Thủy sản thuộc Sở Nông Lâm Ngư nghiệp tỉnh Kampong Chhnang, nói con cá tra dầu mà ngư dân bắt được dài 1,6 mét và nặng 75kg.
Cá tra dầu là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới . Chúng sinh sống trên sông Mekong và có thể phát triển chiều dài tới 3 mét, nặng tới 300kg. Sở người ta gọi là “thủy quái” vì loài cá khổng lồ này gắn với một số đồn đoán về các vụ mất tích bí ẩn của con người ở vùng sông nước. Với kích thước to lớn, chúng có thể kéo một người trưởng thành xuống nước. Trên thực tế, cá tra dầu không phải là sinh vật thường tấn công con người hoặc nếu có chỉ là hành vi tự vệ.
Giới chức địa phương ở Campuchia đã lưu lại dữ liệu về con cá “khủng”, sau đó thả nó về sông Tonle Sap hay còn gọi là Biển Hồ. Đây là Đấy là một nhánh rất quan trọng của sông Mê Kông .
Nước từ sông Mê Kông đổ vào Biển Hồ từ tháng 5 với lượng nước có thể lên tới 75 tỉ m3. Đến tháng 10 hàng năm, nước lại rút xuống theo sông Tonle Sap ra sông Mê Kông.
Cục Thủy sản tỉnh Kampong Chhnang cảm ơn ngư dân Ly vì đã bàn giao lại con cá quý hiếm, nói hành động này giúp bảo vệ và bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Nhà chức trách Campuchia cũng kêu gọi người dân tham gia vào các nỗ lực bảo tồn, thả những loài cá quý hiếm về môi trường sống tự nhiên vì lợi ích của thế hệ tương lai.
Pen Samun, lãnh đạo xã Ampil Toek, nói 80% người dân trong cộng đồng là nông dân, nhưng cũng là ngư dân. “Chúng tôi khuyến khích các ngư dân báo ngay cho chính quyền địa phương nếu đánh bắt được những loài cá khác thường. Chúng tôi vẫn luôn sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các ngư dân”
Campuchia vào mùa đánh bắt cá
Cục Ngư nghiệp thuộc Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia thông báo mùa đánh bắt cá tại nước này đã bắt đầu, kéo dài từ ngày 1/10/2023 - 31/5/2024.
Đánh bắt cá trên sông Mekong gần Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, chỉ thị cho phép đánh bắt cá được áp dụng đối với tất cả các ngư trường ở các tỉnh Kampong Chhnang, Pursat, Battambang, Pailin, Banteay Meanchey, Siem Reap, Oddar Meanchey, Preah Vihear, Rattanakiri, Mondulkiri, Kratie, Tbong Khmum, Kampong Cham, Kampong Thom, cũng như một số khu vực thuộc thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kandal nằm ở phía Bắc sông Chaktomuk.
Chỉ thị cũng cho phép đánh bắt cá đối với các ngư trường thuộc địa bàn các tỉnh Prey Veng, Svay Rieng, Takeo, Kampong Speu cũng như một số khu vực của thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kandal ở phía Nam sông Chaktomuk, có hiệu lực từ ngày 1/11/2023 - 30/6/2024.
Bên cạnh đó, Cục Ngư nghiệp Campuchia còn khuyến cáo ngư dân sử dụng ngư cụ được cấp phép theo quy định của pháp luật về đánh bắt cá và các quy định hiện hành.
Trước đó, trong thời gian từ ngày 1/7 - 31/10/2023, cơ quan chức năng Campuchia đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá thời vụ trong năm 2023 đối với toàn bộ khu vực đánh bắt cá ở nước này, kéo dài trong 4 tháng mùa mưa với mốc thời gian quy định cụ thể cho các ngư trường, khu vực đánh bắt cá trên phạm vi toàn quốc.
Trong thời gian thực hiện lệnh cấm trên, các hoạt động đánh bắt cá bằng bất kỳ loại ngư cụ nào - ngoại trừ ngư cụ gia đình, đều không được phép sử dụng nhằm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản ở Campuchia.
Hoàn tất cuộc tuần tra chung thứ 119 trên sông Mekong Theo Tân Hoa xã, 2 tàu thực thi pháp luật của Trung Quốc ngày 22/7 đã trở về một cảng ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam nước này, sau khi hoàn tất cuộc tuần tra chung thứ 119 trên sông Mekong với các tàu của Lào, Myanmar và Thái Lan. Các tàu của 4 nước trên chở 84 nhân viên thực thi pháp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

EU đẩy nhanh tiến trình chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng Nga

Căng thẳng Israel Iran: Tổng thống Pháp cảnh báo hỗn loạn nếu can thiệp sâu

Dự luật thuế và ngân sách mới có thể làm Mỹ thâm hụt thêm 2.800 tỷ USD

Australia trừng phạt hạm đội tàu ngầm của Nga

EU xem xét sử dụng tín chỉ carbon từ nước nghèo để đạt mục tiêu khí hậu 2040

Nỗi lo IS trỗi dậy trở lại khi Mỹ rút thêm quân khỏi căn cứ Syria

G7 xoay trục ngoại giao trước lập trường mềm mỏng của ông Trump với Nga

Tổng thống Donald Trump lần thứ ba gia hạn cho ByteDance thoái vốn TikTok khỏi Mỹ

Nhật Bản, Hàn Quốc tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên

EU xem xét tăng phí nhập cảnh đối với du khách Mỹ và Anh để trả nợ sau đại dịch

Indonesia: Bali hủy hàng chục chuyến bay do núi lửa phun trào

Căng thẳng Israel - Iran: Mỹ đóng cửa Đại sứ quán tại Jerusalem
Có thể bạn quan tâm

HIEUTHUHAI bất ngờ lên tiếng nghi ám chỉ vụ lộ ảnh riêng tư với bạn gái
Sao việt
21:56:49 18/06/2025
Ái nữ nhà tài phiệt lộ clip nhạy cảm, netizen đòi đuổi khỏi nhóm nhạc tân binh giàu nhất Kpop
Nhạc quốc tế
21:48:18 18/06/2025
Chuyện gì đang xảy ra với Tiến Luật - Neko Lê và Duy Khánh khiến fan tranh cãi dữ dội, ai cũng bị chỉ trích?
Nhạc việt
21:37:13 18/06/2025
Hí hửng về xem mắt em dâu tương lai, tôi không ngờ lại gặp đúng người đang nắm giữ bí mật tày trời của mình
Góc tâm tình
21:19:33 18/06/2025
Người đẹp làng gym Phương Linh đăng dòng trạng thái khiến fan suy tư
Netizen
21:01:14 18/06/2025
Sergio Ramos: Khi tuổi tác chỉ là con số
Sao thể thao
20:50:55 18/06/2025
Sao nam tự "đào hố chôn mình" vì một đêm mờ ám với nữ diễn viên 18+
Sao châu á
20:47:35 18/06/2025
Thúy Ngân tái xuất với vai nữ cảnh sát mạnh mẽ, tái hợp tình tin đồn Võ Cảnh
Phim việt
20:23:37 18/06/2025
Sắc vóc gợi cảm của Tăng Mỹ Hàn
Phong cách sao
20:13:26 18/06/2025
Liệu Canada có thể thay thế Nga trở thành 'siêu cường' dầu khí thế giới?
