Ngũ cốc cho bà bầu có thật sự an toàn và loại nào là tốt nhất?
Ngũ cốc dinh dưỡng cho bà bầu là những loại thực phẩm bổ sung hay được sử dụng vào bữa sáng và bữa phụ. Ngũ cốc cho bà bầu có thật sự tốt và nên sử dụng loại bột ngũ cốc nào an toàn cho sức khỏe mẹ hãy tham khảo ngay.
Bổ sung dinh dưỡng trong suốt thai kỳ là điều cần thiết mà mẹ bầu nào cũng cần thực hiện. Ngũ cốc là một trong những thực phẩm cho bà bầu được nhiều người lựa chọn nhất bởi sự tiện lợi cũng như giá trị dinh dưỡng mang lại.
Bà bầu uống ngũ cốc dinh dưỡng có tốt không?
Hiện có rất nhiều những ý kiến trái chiều về việc sử dụng ngũ cốc cho bà bầu trong bữa sáng hay bữa ăn nhẹ bổ sung dinh dưỡng.
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm y tế Thụy Điển ở Seattle, các bác sĩ đã phát hiện 24g chất xơ hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ tiền sản giật. Chất xơ cũng giúp giảm tình trạng táo bón, giúp bà bầu tránh được những bệnh phổ biến như trĩ. Đặc biệt, ngũ cốc giàu chất xơ cũng rất giàu axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Điều đó đã phần nào khẳng định ngũ cốc cho bà bầu rất tốt và cần thiết bổ sung hàng ngày trong quá trình mang thai.
Ngũ cốc cho bà bầu rất tốt và nên được bổ sung (Ảnh minh họa)
Lợi ích của ngũ cốc cho bà bầu
Mom Junction khuyên các bà bầu nên sử dụng ngũ cốc cho bữa sáng và các bữa ăn nhẹ hàng ngày. Ngũ cốc dinh dưỡng có rất nhiều những lợi ích mà bà bầu không nên bỏ qua đó là:
- Bổ sung thêm sữa cho những bà bầu không uống sữa trong quá trình mang thai.
- Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ và các khoáng chất, vitamin khác. Đây là một cách tốt để đảm bảo cơ thể được nhận đủ năng lượng mỗi ngày.
- Ngũ cốc có rất nhiều cách ăn, có thể sử dụng đơn giản cùng với sữa hay có thể thêm trái cây, quả mọng để ăn cùng. Điều này giúp các bà bầu ăn được tất cả những thực phẩm lành mạnh cần thiết trong thai kỳ.
- Ngũ cốc giúp ổn định tâm trạng của bà bầu hiệu quả hơn và cũng giúp bà bầu chống lại những cơn đói trong ngày.
Ngũ cốc dinh dưỡng cho bà bầu có nhiều canxi, khoáng chất, chất xơ và đặc biệt là có thể bổ sung thêm sữa (Ảnh minh họa)
Ngũ cốc dành cho bà bầu loại nào tốt?
Ngũ cốc dành cho bà bầu hiện có 2 loại phổ biến nhất nhất là ngũ cốc tinh chế và ngũ cốc nguyên cám.
- Ngũ cốc nguyên cám hay ngũ cốc nguyên hạt. Đây là loại ngũ cốc tốt nhất cho bà bầu và được khuyến khích nên bổ sung khi mang thai.
Video đang HOT
Ngũ cốc cho bà bầu gồm những loại hạt gì? Ngũ cốc nguyên hạt trên thị trường có nhiều loại xuất xứ Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và phổ biến nhất là những loại hạt: ngũ cốc các loại đậu, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt chia, hạt sen, hạt đậu phộng, hạt mắc ca, hạt bí, hạt đác, hạt điều, hạt hướng dương, nho khô… đều rất tốt cho bà bầu.
- Ngũ cốc tinh chế là những loại ngũ cốc đã được bóc tách, tinh luyện thành các loại bột. Loại này thường được sử dụng để làm bánh hàng ngày.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho mẹ bầu (Ảnh minh họa)
Bà bầu nên uống ngũ cốc vào thời gian nào tốt nhất?
Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm bổ sung có nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.
- Bổ sung ngũ cốc cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Thời gian nên ăn, uống ngũ cốc tốt nhất là vào bữa sáng và bữa phụ.
Bữa sáng giúp tận dụng được hết các chất dinh dưỡng có trong ngũ cốc. Bữa phụ (ăn sau bữa ăn) giúp hấp thụ và tiêu hóa tốt các thức ăn của bữa ăn chính.
Các loại ngũ cốc cho bà bầu tốt nhất
1. Yến mạch
Ngũ cốc yến mạch có chứa nhiều năng lượng, chất xơ, cung cấp nhiều khoáng chất như Kali, phốt pho, canxi, selen, đồng thời cũng bổ sung nhiều vitamin B1, E, chất béo và protein, axit folic, chất sắt… Ngũ cốc yến mạch có tác dụng kích thích vị giác giúp bà bầu ăn ngon miệng hơn và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Bà bầu nên ăn bao nhiêu ngũ cốc yến mạch: Tuy ngũ cốc yến mạch tốt nhưng có quá nhiều chất xơ, bà bầu chỉ nên ăn 1 tuần 3 – 4 lần và nên ăn nhiều trong những tháng đầu thai kỳ.
Có thể ăn ngũ cốc yến mạch cho bà bầu cùng các loại trái cây rất tốt (Ảnh minh họa)
2. Các loại hạt
Ngũ cốc nguyên hạt hay các loại hạt ngũ cốc luôn tốt cho bà bầu và các loại hạt đều cung cấp các chất như axit béo Omega-3, Omega-6, Omega-9, vitamin nhóm B, vitamin E, và Magie… giúp phát triển trí não cho thai nhi. Các loại hạt phổ biến nhất đó là: hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt chia, hạt sen, hạt đậu phộng, hạt mắc ca, hạt bí, hạt đác, hạt điều, hạt hướng dương…
- Bà bầu nên ăn bao nhiêu các loại hạt: Các loại hạt thô sẽ tốt hơn cho mẹ và không nên ăn nhiều quá. Đặc biệt, hạt chia mẹ chỉ nên sử dụng 1 – 2 thìa nhỏ mỗi ngày. Hạt mắc ca chỉ nên ăn 4 – 5 hạt mỗi ngày.
Không nên bỏ qua các loại hạt khi mang thai (Ảnh minh họa)
3. Ngô
Ngô có nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, axit béo omega 3, omega 6, carbohydrate, chất xơ và protein, hàm lượng calo cao. Ngô có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, giúp làm đẹp da cho phụ nữ. Bà bầu có thể sử dụng ngô cho bữa sáng hay bữa ăn nhẹ đều rất tốt.
- Bà bầu nên ăn bao nhiêu ngô: Bà bầu không nên ăn quá nhiều ngô luộc một lúc. Trung bình 1 tuần chỉ nên ăn 5 – 6 bắp ngô luộc hoặc thay thế bằng các món như chè ngô, xôi ngô, súp ngô…
Bà bầu có thể ăn ngô luộc hoặc ép thành nước để dùng (Ảnh minh họa)
4. Khoai lang
Trong 200g khoai lang có chứa rất nhiều vitamin A, C, B5, B7, B3, B2 và Mangan, đồng, Pyridoxine, Thiamine, chất xơ…
Khoai lang có nhiều tinh bột nhưng đều là tinh bột dễ tiêu hóa, ngoài ra khoai lang cũng không chứa chất béo, bà bầu có thể ăn mà không sợ tăng cân, béo phì. Khoai lãng cũng giúp bà bầu dễ tiêu hóa hơn, không lo bị táo bón.
- Bà bầu nên ăn bao nhiêu khoai lang: Bà bầu chỉ nên ăn 1 củ khoai lang 1 ngày và nên ăn vào buổi sáng để hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và không làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa năng lượng của các thực phẩm khác.
Khoai lang rất tốt cho bà bầu nhưng không nên ăn quá nhiều 1 ngày (Ảnh minh họa)
5. Gạo lứt
Gạo lứt có chứa rất nhiều dinh dưỡng, trong đó có protein, vitamin, sắt, kẽm, photpho… rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt, đây cũng là một loại ngũ cốc cho bà bầu tiểu đường rất tốt.
- Bà bầu ăn bao nhiêu gạo lứt: Bà bầu chỉ nên ăn gạo lứt 2 – 3 lần/ tuần và có thể chế biến thành nhiều món ngon như cháo gạo lứt, sữa gạo lứt.
Gạo lứt cũng là một trong những loại ngũ cốc cho bà bầu rất tốt (Ảnh minh họa)
6. Các loại đậu
Các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh… đều có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa rất tốt. Ngoài ra, các loại đậu cũng có chứa protein, chất béo, canxi, vitamin C, folate nên rất tốt cho bà mẹ khi mang thai và sự phát triển của thai nhi.
- Bà bầu nên ăn bao nhiêu đậu: Tuy các loại đậu rất tốt nhưng bà bầu cũng nên chú ý về lượng ăn. Đậu xanh có tính hàn cao nên chỉ nên ăn 2 – 3 lần/ tuần. Tương tự với các loại đậu đen, đậu tương, đậu đỏ cũng vậy. Đặc biệt những bà bầu bị dị ứng đậu thì không ăn.
Các loại đậu đen, xanh, đỏ, đậu nành… rất cần thiết khi mang thai (Ảnh minh họa)
Đó là những loại ngũ cốc cho bà bầu tốt nhất, an toàn mà mẹ bầu có thể bổ sung trong suốt thai kỳ. Bà bầu có thể mua ngũ cốc tại các địa điểm bán chuyên ngũ cốc dinh dưỡng trên toàn quốc. Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý, các loại ngũ cốc nếu sử dụng quá nhiều sẽ không tốt mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bà bầu cũng cần bổ sung đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả trong thực đơn hàng ngày để có được các dưỡng chất cần thiết nhất cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Làm thế nào để đánh bại chứng nghiện đường?
Đường có thể cho chúng ta cảm giác tăng sự tỉnh táo, tâm trạng và năng lượng. Nhưng khi chúng ta ăn nhiều đường hơn nhu cầu của cơ thể có thể dẫn đến béo phì, mất trí nhớ, bệnh tim, tiểu đường...
Khi chúng ta ăn nhiều đường hơn nhu cầu của cơ thể, nó sẽ được lưu trữ trong cơ thể dưới dạng glycogen làm dự trữ nhiên liệu. Đường gây ra sự gia tăng insulin hormone và chúng ta càng ăn nhiều đường, càng nhiều insulin được sản xuất, điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như kháng insulin và tiểu đường tuýp 2.
Ăn thực phẩm chứa nhiều đường có thể là nguyên nhân dẫn đến béo phì, tiểu đường... Ảnh: Internet
Ngoài ra, lượng đường dư thừa góp phần gây ra stress ôxy hóa trong cơ thể dẫn đến viêm, viêm gây ra các bệnh mạn tính bao gồm: tiểu đường, bệnh tim, ung thư, béo phì, mất trí nhớ...
Với chế độ ăn uống sau đây có thể giúp bạn đánh bại cơn thèm đường hoặc mất kiểm soát với các món ăn ngọt.
Ăn nhiều trái cây tươi
Trái cây có vị ngọt tự nhiên, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và chất chống ôxy hóa mạnh, chứa đầy chất xơ, nước và rất giàu hương vị.
Trái cây là một thực phẩm tuyệt vời, bổ dưỡng để đánh bại chứng nghiện đường của bạn. Bắt đầu bằng việc thêm một khẩu phần trái cây vào mỗi bữa ăn, bạn có thể thấy mình thèm ít đường hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trái cây có tác dụng chống béo phì thông qua các cơ chế như cải thiện cảm giác no, giảm cảm giác thèm đường, điều chỉnh hệ thực vật đường ruột và ảnh hưởng đến cơn đói và hormone bão hòa.
Ăn thực phẩm chứa nhiều crom, magie và kẽm
Theo eMediHealth, crom, magie và kẽm giúp tăng cường độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, do đó ổn định lượng đường trong máu và giảm cảm giác thèm đồ ngọt. Chúng cũng có nhiều trong thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến, nên chiếm phần lớn trong chế độ ăn uống hằng ngày của chúng ta.
Dưới đây là những thực phẩm phổ biến chứa các khoáng chất:
Thực phẩm giàu crom: Táo, chuối, bông cải xanh, ngũ cốc, mầm lúa mì, cam, hành tây, khoai tây, đậu xanh, cà chua sống, hạt tiêu đen, nước nho.
Thực phẩm giàu magie: Các loại hạt, rau lá xanh, quả sung, quả bơ, quả mâm xôi, các loại đậu, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, ca cao thô, sôcôla đen, đậu phụ.
Thực phẩm giàu kẽm: Hàu, thịt bò, rau bina, hạt bí ngô, các loại hạt, sôcôla đen, thịt heo, thịt gà, đậu, nấm.
Hạn chế sử dụng những thực phẩm này vào bữa sáng để có sức khỏe tốt và vóc dáng đẹp Bữa sáng quan trọng bởi nó cung cấp năng lượng cho ngày làm việc, vì thế cần lựa chọn thực phẩm dùng cho bữa sáng để vừa có nhiều năng lượng mà vẫn tốt cho sức khỏe Ngành công nghiệp thực phẩm đã biến bữa sáng thành bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, mặc dù thực tế là bỏ qua nó không...