Ngủ bao lâu để giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính?
Những người có giấc ngủ chất lượng từ 7 tới 8 tiếng có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ thấp hơn 75%.
Ngủ là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi sau cả ngày vất vả và chữa lành những tổn thương để chuẩn bị cho một ngày sắp tới. Theo nghiên cứu gần đây, ngủ đúng cách có thể kéo dài tuổi thọ khi ngăn ngừa các bệnh mạn tính hay gặp.
Tại đại hội Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC), một nhóm tác giả công bố khảo sát ghi nhận cứ 10 người thì có 9 người không ngủ đủ giấc. Điều này có hại cho sức khỏe tâm thần, sinh lý, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và những vấn đề tim mạch chết người.
Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia Pháp (INSERM) thực hiện. Các tác giả đề cập vấn đề ngủ không ngon giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, khi nguồn cung cấp máu lên não bị gián đoạn, thường do cục máu đông.
7.200 người từ 50 đến 75 tuổi được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi về lối sống, tiền sử cá nhân, tiền sử y tế gia đình và trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe.
Chỉ có 10% tình nguyện viên có điểm số cao hoặc tối ưu cho giấc ngủ. Trong 8 năm sau đó, 274 trong số 7.200 người tham gia khảo sát bị bệnh tim mạch vành – dạng bệnh tim phổ biến nhất – và đột quỵ.
Sau khi tính đến độ tuổi, giới tính, mức tiêu thụ rượu, hút thuốc, nghề nghiệp và các thông số sức khỏe khác bao gồm mức cholesterol, bị bệnh tiểu đường hay không, các tác giả có thể đưa ra kết luận.
Theo đó, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ giảm 22% nếu chỉ số giấc ngủ tăng một điểm. Những người có điểm số cao có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ thấp hơn 75%.
Video đang HOT
Cải thiện giấc ngủ có tác động như thế nào đến nguy cơ mắc bệnh tim?
Nếu tất cả những người tham gia có điểm số giấc ngủ tối ưu thì có thể giảm 72% số ca bệnh tim. Thời lượng ngủ tối ưu từ 7 đến 8 giờ một đêm.
Tiến sĩ Aboubakari Nambiema cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi minh họa ngủ ngon có tác dụng với sức khỏe tim mạch và cải thiện chất lượng giấc ngủ có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ”.
“Do bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới nên chúng ta cần nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giấc ngủ ngon đối với việc duy trì một trái tim khỏe mạnh”.
Bạn nên ăn bao nhiêu quả chuối mỗi ngày?
Chuối rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, nhưng không nên ăn quá 2 quả mỗi ngày.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, lượng chuối nên ăn 1 ngày như sau: 2 trái đối với nam giới; 2 trái đối với phụ nữ trẻ từ 30 tuổi trở xuống, phụ nữ trên 30 nên ăn giảm lại còn 1,5 trái mỗi ngày.
1 quả chuối cỡ vừa - khoảng 118 gram, chứa 105 calo, 27 gram carbs, 3 gram chất xơ, 0,3 gram chất béo, 1 gram protein, cung cấp từ 12 - 22% nhu cầu hằng ngày của nhiều khoáng chất - gồm vitamin C, B6, kali, mangan, và 8% nhu cầu magiê. Các vi chất dinh dưỡng này làm giảm căng thẳng, giảm viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Chuối rất giàu vitamin và khoáng chất nhưng nên ăn vừa phải. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nếu ăn vừa phải, chuối có nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm:
Điều hòa huyết áp, điều hòa nhịp tim, tốt cho tim mạch
Cải thiện tâm trạng và giúp ngủ ngon
Trị thiếu máu, tốt cho mắt
Giúp xương chắc khỏe, cải thiện chức năng cơ bắp
Là nhiên liệu được ưa thích, bổ sung chất điện giải trong khi tập luyện
Ăn vừa phải, chuối hỗ trợ tiêu hóa và giảm cân, ngăn chặn đường huyết tăng đột biến.
Tại sao chỉ nên ăn tối đa 2 quả chuối mỗi ngày?
Ăn quá nhiều chuối có thể gây ra những tác phụ sau:
Buồn nôn: Kali rất tốt cho cơ thể nhưng quá nhiều kali sẽ làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ như buồn nôn.
Chỉ nên ăn tối đa 2 quả chuối mỗi ngày. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đau đầu: Chuối chứa phenylethylamine và tyramine, có thể làm tăng lưu lượng máu lên não và gây ra những cơn đau đầu sau đó. Chuối càng chín hàm lượng tyramine càng cao, vì vậy nên tránh ăn chuối quá chín.
Các vấn đề về tiêu hóa: Chuối là nguồn chất xơ tuyệt vời, nhưng quá nhiều chất xơ có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi.
Tăng đột biến lượng đường trong máu: Người bệnh tiểu đường, nếu ăn quá nhiều chuối có thể dẫn đến biến động lượng đường trong máu.
1 quả chuối cỡ vừa chứa 27 gram carbs, trong khi người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ một lần 15 gram carbs, nghĩa là khoảng nửa quả chuối.
Tăng cân: Chuối có hàm lượng calo và carbs cao hơn các loại trái cây khác, vì vậy nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân.
Mệt mỏi: Chuối chứa tryptophan - giúp sản xuất serotonin dễ ngủ. Magiê, là chất làm giãn cơ, làm tăng thêm cảm giác này. Do đó, tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến buồn ngủ và mệt mỏi, theo Medicinenet.
Nghiên cứu: Một loại trà là vị thuốc tuyệt vời hạ cả đường huyết và cholesterol Chìa khóa để kéo dài tuổi thọ nằm ở việc ngăn chặn các bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh tim và tiểu đường. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tea Advisory Panel (TAP) - một nhóm chuyên gia trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, dinh dưỡng và chế độ ăn uống của Anh, đã chỉ ra những tác dụng...