Ngọt, thơm ngan đen Bình Liêu, Quảng Ninh
Một trong số đặc sản đó phải kể đến ngan đen. Thịt ngan đen là món ăn dân dã mà du khách không thể bỏ qua khi đến Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Đến với Bình Liêu, du khách không những được trải nghiệm những sắc màu văn hóa độc đáo, tham quan những danh thắng thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn được thưởng thức các loại đặc sản ẩm thực mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc nơi đây.
Một trong số đặc sản đó phải kể đến ngan đen. Đây là món ăn dân dã mà du khách không thể bỏ qua khi đến Bình Liêu.
Ngan đen Bình Liêu là giống ngan bản địa, toàn thân có màu đen tuyền, ít bệnh nhưng khá kén người nuôi.
Ngan đen được nuôi ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Liêu. Trước đây, ngan đen chỉ được nuôi ở quy mô nhỏ, mỗi hộ chỉ nuôi vài con để ăn vào dịp như: Tết Nguyên đán, lễ mừng cơm mới, cấy, gặt, đãi khách quý…
Ngày nay, ngan đen được người dân nuôi với số lượng nhiều hơn, xuất hiện nhiều hơn trong bữa ăn hàng ngày của người dân hay là món ăn đặc sản ở nhà hàng, khách sạn, được nhiều du khách biết đến.
Ngan đen được người dân Bình Liêu nuôi hoàn toàn tự nhiên, không dùng cám tăng trọng. Sau mỗi mùa gặt, chúng lại được thả rông trên những thửa ruộng để tìm kiếm thức ăn là cây cỏ, rơm rạ, những hạt thóc còn sót lại. Hoặc được thả ở những con suối nhỏ, mương nước.
Ngan đen được nuôi phổ biến tại Bình Liêu, (Quảng Ninh) có hương vị khác với nuôi từ nơi khác.
Chúng lớn lên bằng thức ăn tự nhiên, được bà con bổ sung thêm thóc, ngô, sắn, rau xanh nên thịt rất sạch, chắc, ngọt và không tanh.
Do được chăn thả tự nhiên nên thời gian sinh trưởng, phát triển của ngan đen chậm hơn, thường từ 8 tháng trở lên ngan mới đạt đến ngưỡng trưởng thành. Khi trưởng thành, ngan đen bay rất khỏe và có thể bay được khá xa với tốc độ nhanh. Mỗi con ngan trưởng thành có trọng lượng trung bình từ 2kg đến 4kg.
Ngan đen thường được chế biến thành nhiều món khác nhau như luộc, nấu canh miến, ngan xào sả ớt, nộm ngan… Tuy nhiên, thông dụng nhất vẫn là ngan đen luộc với muối và gừng, sả.
Để chế biến món ngan đen luộc nên chọn những con ngan trưởng thành, có trọng lượng khoảng 2kg trở lên. Ngon nhất vẫn là ngan mái đang thời kỳ chuẩn bị đẻ trứng, bởi ngan mái có xương nhỏ, dày thịt, thịt thơm hơn ngan trống và phù hợp với khẩu phần ăn của mỗi gia đình.
Video đang HOT
Để chế biến được món ngan đen luộc, trước tiên cần sơ chế sạch lông rồi xát sạch thân ngan bằng muối trắng, rượu trắng hoặc gừng, mục đích để khử mùi hôi, rồi rửa lại bằng nước sạch. Sau đó, đập dập gừng, sả rồi cho vào bụng ngan, thêm một thìa canh to muối hạt, cho ngan vào nồi, đổ ngập nước, đậy vung luộc trên lửa to.
Khi nồi luộc ngan sôi, mở vung hớt bỏ bọt nổi, cho lửa vừa, ngan sôi chừng 10 phút thì lật ngan đun thêm chừng 10 phút, dùng đũa chọc vào thịt đùi ngan nếu không ra nước đỏ là ngan đã chín. Ngan chín vớt ra để nguội rồi chặt miếng vừa ăn. Nước luộc ngan được dùng để nấu canh miến dong hoặc nấu cháo để ăn kèm trong bữa ăn.
Thịt ngan đen Bình Liêu chế biến được nhiều món nhưng ngon nhất là luộc, chấm xì dầu tỏi ớt.
Ngan đen khi chín chặt ra có thịt màu nâu đen, thớ thịt chắc, thơm và ngọt thịt, tỏa hương thơm đặc trưng, người thưởng thức dễ dàng cảm nhận được vị ngọt từ thịt ngan, mùi thơm của gừng, sả. Tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn dân dã, thơm ngon, vô cùng hấp dẫn. Ngan đen luộc thường được chấm với xì dầu, tỏi hoặc nước mắm hòa với tiết, gừng, rau mùi thái nhỏ.
Trong tiết trời se lạnh của núi rừng vùng cao, được quây quần bên bếp lửa hồng thưởng thức món ngan luộc thơm ngon đậm đà, nhâm nhi chút rượu trắng ấm nồng, nghe tiếng hát then, đàn tính lúc trầm lúc bổng… Đó thực sự là bữa ăn đậm chất núi rừng vùng cao, mang lại cảm giác dân dã, ấm áp, khó quên.
Món bún cù kỳ Quảng Ninh, đặc sản nhất định phải thử ở Hạ Long
Đến du lịch vịnh Hạ Long, ngoài món chả mực quá nổi tiếng trong bản đồ ẩm thực, du khách còn rất yêu thích món bún cù kỳ Quảng Ninh, được làm từ con cù kỳ, một loại cua đá ở vùng biển nơi đây.
Món bún cù kỳ Quảng Ninh, đặc sản nhất định phải thử ở Hạ Long
Thực khách đến tỉnh Quảng Ninh đều tò mò với đặc sản cù kỳ. Cù kỳ cùng họ với cua nhưng có hai càng lớn rõ rệt so với kích thước cơ thể, mai màu nâu, mắt xanh lá. Cù kỳ chỉ có phần càng nhiều thịt được ưa chuộng, phần thân xốp không béo, nhiều dinh dưỡng như thân các loài cua, ghẹ khác.
Ảnh: Sang Đặng/vnexpress.
Cù kỳ không khó tìm thấy ở các chợ bán hải sản ở Hạ Long. Có nhiều biến tấu ẩm thực về loại hải sản này, nổi tiếng nhất là bún cù kỳ. Món bún này xuất phát từ những người dân ở các khu làng chài. Khi đến mùa cù kỳ, thay vì chỉ nướng và hấp, họ nghĩ ra thêm cách nấu bún do cù kỳ nhiều gạch, thích hợp để nấu bún riêu.
Ảnh: tranvn.
Cù kỳ tươi được rửa sạch, tách riêng càng và thân rồi hấp chín. Phần thân cù kỳ là nguyên liệu để nấu nước dùng. Thân cù kỳ mang đi xay nhuyễn, lọc bỏ bã, đun sôi rồi vớt thịt để riêng. Sau đó hầm nước cù kỳ với các loại hải sản, tôm khô, mực khô, cà chua, và giấm bỗng để nước dùng ngọt lừ và có mùi chua nhẹ.
Ảnh: Sang Đặng.
Càng cù kỳ được bóc vỏ sao cho phần thịt vẫn còn nguyên vẹn, để khi bày lên mặt bát bún trông đẹp mắt. Càng cù kỳ to, chắc thịt lại được bóc khéo léo nên rất bắt mắt, thu hút thực khách ngay khi tô bún vừa được bưng ra.
Cù kỳ hấp. Ảnh: Sang Đặng.
Bún ăn kèm măng muối ớt. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Để có được bát bún cù kỳ Quảng Ninh ngon khiến thực khách nhớ mãi thì tất cả các loại hải sản đều phải tươi sống. Tôm và bề bề tươi sống được hấp chín, gỡ lấy thịt. Đặc biệt phải gỡ nguyên con thì khi bày bát bún mới đẹp. Tôm sau đó sẽ được xào sơ với chút dầu ăn và gia vị.
Cù kỳ đỏ. Ảnh: VnExpress.
Sợi bún cù kỳ Quảng Ninh có đặc trưng nhỏ, mềm được chan đẫm nước dùng, bề mặt phủ đầy cù kỳ, bề bề, tôm bóc nõn, mực tươi cắt khúc, chả cá, chả lá lốt, rau cần, dọc mùng, hành lá, cà chua.
Bề bề cũng được sử dụng nấu bún. Ảnh: hanmunwon.
Ngồi trước một tô bún hài hòa màu sắc, kích thích cả thị giác và khứu giác, khiến thực khách phải nhanh tay múc mấy muỗng măng muối ớt giòn trong hũ thủy tinh, vắt thêm chanh và cho thêm miếng ớt cay, sau đó thưởng thức khi tô bún còn nóng hổi.
Măng muối ớt rất hấp dẫn. Ảnh: Sang Đặng.
Măng ớt trong những tiệm bún hải sản của Hạ Long, Quảng Ninh rất nhiều, khách có thể ăn thoải mái. Măng có sẵn ở địa phương, được sử dụng vào nhiều món ăn khác nhau.
Càng cù kỳ bóc vỏ. Ảnh: Sang Đặng.
Vào mùa mưa, những bụt măng nặng đến vài ba ký được bán với giá rất rẻ. Măng lột vỏ, thái miếng vuông, luộc chín rồi ngâm với muối, ớt, tỏi, đường. Món ăn kèm này cực tốn cơm, tốn bún cù kỳ khi thực khách phải vừa ăn vừa xuýt xoa.
Ảnh: Fb Nhà Hàng Bún Cù Kỳ Hường Béo.
Khi đến vùng di sản vịnh Hạ Long, đừng quên tìm ngay những quán ăn ngon và thưởng thức tô bún cù kỳ Quảng Ninh chính gốc với hương vị khó quên. Đừng quên theo dõi blog iVIVU để nhận nhiều thông tin hấp dẫn cho chuyến đi trọn vẹn nhé!
Gỏi cá đục Minh Châu, món ngon khó cưỡng ở Quảng Ninh Xã đảo Minh Châu, huyện Vân Đồn là nơi sinh sống thích hợp của cá đục bởi môi trường nước biển trong sạch. Gỏi cá đục Minh Châu đã trở thành món ăn ngon khó cưỡng mỗi dịp hè thu. Gỏi cá đục Minh Châu, món ngon khó cưỡng ở Quảng Ninh Theo người dân địa phương, cá đục ở đây thịt trắng,...