Ngọt bùi bánh da lợn, trẻ em, người già đều ưa thích
Với hương vị vừa ngọt ngọt bùi bùi lại còn mềm, bánh da lợn là món bánh quê dân dã, thích hợp cho cả người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Bánh dai, gồm nhiều lớp mỏng như phần bì lợn nên gọi là bánh da lợn. Bánh da lợn giờ đây đã phổ biến ở những vùng miền khác ở nước ta, được dùng để làm món tráng miệng sau các bữa ăn chính hoặc món ăn nhẹ đãi khách.
Về tên gọi của món bánh này đã có không ít tranh luận, bởi không hiểu sao phương ngữ Tây Nam bộ gọi lợn là heo. Có khá nhiều thành ngữ dành có từ này như “ham ăn như heo”, có loại bánh mang tên khá vui tai là bánh lỗ tai heo. Vậy mà không hiểu tại sao Tây Nam Bộ lại tồn tại một loại bánh – bánh da lợn, mà không gọi là bánh da heo.
Bánh da lợn luôn có mặt và gắn bó với đời sống văn hóa của người dân miền Tây sông nước. Ảnh minh họa: IT
Để làm bánh, người ta lấy gạo ngâm mềm tẻ nước rồi xay nhuyễn, cho đường vào xay chung, rồi với bột, bồng lại, dằn khô. Sau đó nhồi bột với nước lạnh cho đến một độ loãng vừa phải. Hết công đoạn xay bột thì đến nấu đậu xanh giả nhuyễn pha với bột để làm nhân bánh, nạo dừa vắt nước cốt, giã lá dứa. Từng công đoạn đều phải làm một cách hết sức có kinh nghiệm mới cho ra xửng bánh thơm ngon, đậm đà như ý.
Để có những lớp bánh màu khác nhau, người ta chia ra làm ba bốn phần bằng nhau. Phần để nguyên, bột có màu ngà vàng của đường; phần đâm lá dứa lấy nước hòa vào cho bột có màu xanh; phần hòa với nước trái gấc cho bột có màu đỏ…
Video đang HOT
Chuẩn bị xong hết nguyên liệu thì bắt xửng hấp lên bếp, thoa một lớp dầu ăn vào lòng xửng để bánh không bị dính, đổ từng lớp mỏng xen nhau giữa hai loại bột vào xửng hấp. Người làm bánh phải đợi từng lớp bột thật chín mới đổ tiếp lớp bột khác… Cứ thế làm tương tự cho đến khi hết bột thì thôi.
Với loại bánh này nên dùng chỉ, hoặc thanh tre cắt bánh thành những miếng hình thoi. Vì nếu dùng dao cắt, bánh sẽ bể, lớp này quện qua lớp kia, nhìn mất ngon.
Có lẽ với loại bánh da lợn này thì đứa trẻ nào cũng thích gỡ từng lớp bánh để ăn, nhấn nhá để cảm nhận hết cái ngọt và vị thơm đặc trưng của các loại thực vật tạo màu cho miếng bánh. Bánh da lợn, loại dân dã từ trẻ con đến người già, người ăn chay hay ăn mặn đều ưa thích. Có lẽ vì thế mà bánh da lợn luôn có mặt và gắn bó với đời sống văn hóa của người bình dân miền Tây sông nước.
Bánh hẹ Tân Châu: Đơn giản nhưng thơm ngon quên lối về
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản nhưng trải qua bàn tay khéo léo của người nấu, bánh hẹ Tân Châu đã trở thành món ăn đặc sản của vùng đất Thất Sơn với đủ hương vị thơm, ngon, béo, bùi...
Có dịp về vùng đất Thất Sơn (An Giang), đừng quên thưởng thức món ngon bánh hẹ Tân Châu. Món bánh có nguồn gốc từ người Hoa và được bán nhiều ở thị xã Tân Châu. Không ngẫu nhiên mà món bánh hẹ lại trở nên nổi tiếng. Để làm ra được những chiếc bánh ngon thì đòi hỏi từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, cho đến sơ chế đều phải thật tỉ mĩ và cầu kỳ.
Bánh hẹ Tân Châu được làm từ bột gạo của vùng Tân Châu và lá hẹ. Tuy đơn giản, cũng làm từ bột gạo nhưng trải qua nhiều công đoạn chế biến, bánh hẹ Tân Châu trở thành món ngon độc đáo, mùi vị khác biệt với bất cứ loại bánh khác cũng được làm từ bột gạo.
Bánh hẹ Tân Châu được làm từ bột gạo của vùng Tân Châu và lá hẹ. Ảnh: Thanh Bùi
Ngày nay, để góp phần tăng thêm vị ngon và đậm đà, người làm bánh còn cho thêm vào một ít thịt tôm hay thịt nạc và biến tấu với một lớp trứng gà bên ngoài. Từ đó mà những chiếc bánh trở nên bắt mắt và lạ miệng hơn.
Để làm ra được những chiếc bánh hẹ, công việc đầu tiên chính là pha bột, bằng cách cho một ít nước sôi vào bột gạo, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn. Ở ngay công đoạn đầu tiên đã đòi hỏi người làm bánh phải thật khéo léo, cho nước vừa phải và đánh bột thật đều tay, sao cho bột không bị khô mà cũng không bị loãng thì bánh làm ra mới ngon. Những lá hẹ tươi xanh được rửa sạch và đem đi xắt nhỏ. Thịt tôm cũng được cắt hạt lựu và xào chín, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Để làm ra được những chiếc bánh ngon, người làm bánh cũng phải thật khéo léo. Ảnh: Thanh Bùi
Các nguyên liệu được hòa chung và đem hấp chín. Sau đó, bánh được cắt ra thành miếng nhỏ hình tam giác hoặc tứ giác rồi cho vào chảo dầu chiên đến khi chuyển sang màu vàng ruộm thì cho trứng gà vào.
Trứng gà rất nhanh chín, nên chỉ cần đảo qua vài lần. Khi trứng được chiên vàng thì lấy bánh ra cho vào đĩa. Những chiếc bánh có màu trắng của bột, màu xanh của lá hẹ và cả màu vàng của trứng gà trông rất hấp dẫn.
Bánh sẽ giữ được độ ngon, giòn khi còn nóng. Vì vậy mà thực khách thường chọn ăn khi khi vừa chiên xong để cảm nhận đầy đủ hương vị thơm thơm, béo béo, lại có chút bùi rất đặc trưng.
Bánh hẹ Tân Châu chấm cùng nước tương chua ngọt, ngon khó gì sánh bằng. Ảnh: Thanh Bùi
Bánh hẹ Tân Châu sẽ trọn vị hơn nếu được ăn kèm với rau sống như xà lách, cải bẹ xanh hay rau thơm. Chấm một miếng bánh hẹ Tân Châu với nước tương pha giấm ớt chua ngọt thì đúng là ngon khó gì sánh bằng. Mùi thơm của trứng, của rau hòa quyện với cái vị chua chua, mặn vừa của nước tương đã "níu lòng" bao thực khách.
Ngày nay, bánh hẹ được nhiều người chế biến và bày bán. Nhưng mỗi nơi sẽ có những cách chế biến riêng. Thế nên, cùng là loại bánh có nguồn gốc từ người Hoa, nhưng bánh hẹ Tân Châu rất khác biệt với bánh hẹ Bạc Liêu, Sóc Trăng và một số nơi khác.
Không biết từ bao giờ bánh hẹ lại trở thành món đặc sản của Tân Châu, mà mỗi khi có thời gian, nhiều người lại rủ nhau đến đây để tìm mua. Bánh hẹ Tân Châu tuy đơn giản, mộc mạc nhưng lại thơm ngon "quên lối về".
Thưởng thức tô bún mắm miền Tây đầy ắp tôm, mực, heo quay 'thơm lừng cả xóm' Khi nói đến món ngon miền Tây, bỏ qua bún mắm sẽ là sự thiết sót rất lớn. Tô bún với hương vị vô cùng nồng nàn và đậm đà đã khiến bao thực khách ngất ngây khi thưởng thức. Tưởng chừng giống nhau nhưng món bún mắm lại đặc biệt hơn cả vì sự đa dạng cả về tên gọi cũng như...