Ngon tuyệt vời món miến – bún riêu cua nấu kiểu Hà Nội cổ giờ rất ít người biết nấu
Riêu cua chan bún – món ăn dân dã ở đâu cũng được ưa chuộng – nhiều phố cổ quanh Hà Nội đều có hàng bún riêu ngon rẻ, đông khách. Nhưng món bún riêu cua ngon tuyệt vời nấu kiểu Hà Nội cổ này giờ rất ít người biết nấu – Chuyên gia ẩm thực Vũ Thị Tuyết Nhung chia sẻ.
Vài nét về con cua đồng
Cua đồng chế biến được nhiều món ăn ngon. Theo tài liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo.
Ớt bột chưng, tóp mỡ luôn có trong món bún riêu cua Hà Nội cổ. Ảnh VTTN
Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP… Chất lượng protid trong cua có 8/10 axit amin cần thiết (gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine).
Cua đồng nấu riêu cua được giã nát lọc lấy nước như nấu canh, nhưng không nấu với rau mà dùng khế, me, sấu… nấu thành. Món riêu cua chan cơm, bún, bánh đúc thái mỏng đều ngon miệng hợp với khẩu vị của nhiều người.
Ngon và dễ ăn nhất là món riêu cua chan bún – món ăn dân dã ở đâu cũng được ưa chuộng – nhiều phố cổ quanh Hà Nội đều có hàng bún riêu ngon rẻ, đông khách.
Cua đồng có quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa hè – thu, sau mấy cơn mưa đầu hè lại thấy cua đồng bò ra trên mặt ruộng, có nơi nhiều cua đồng chỉ bắt một lúc được mấy giỏ.
Theo Đông y, cua đồng là một vị thuốc lâu đời với tên “điền giải”. Theo Đông y, điều giải (cua đồng) vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.
Sách ” Lĩnh Nam bản thảo” của Hải Thượng Lãn ông ghi: “Điền giải ngọt lạnh, ít độc, hay sinh phong, có tác dụng nối gân, tiết xương, chữa phong nhiệt, trừ mụn độc…”
Do có tác dụng bồi bổ sức lực, tán huyết, bổ gân xương, nước cua đồng được nhân dân ta coi là một loại thuốc tăng lực, được các đô vật trước đây vẫn dùng trước khi bước vào trận đấu (uống một bát nước cua đặc) để tăng cường sức lực, vật khỏe và dai sức hơn. Những người đấu võ bị đòn đau, bị đánh, bị ngã có ứ huyết trước kia cũng thường uống vài bát nước cua sống để trị chấn thương, chỗ đau chóng lành.
Các nguyên liệu chính để làm món bún riêu cua của người Hà Nội cổ. Ảnh VTTN.
Nguyên liệu nấu riêu cua đồng chan bún (10-12 bát)
1kg cua đồng (nhiều hơn càng ngon).
1 mớ rau muống non
2 mớ rau rút nhặt rửa sạch để riêng
1kg mỡ phần lợn ngon.
2 – 5 lít nước để lọc cua
1,5 kg bún sợi to
Cách làm
Làm gạch cua
- Cua đồng sơ chế sạch, rồi xay hoặc giã nhuyễn. Dùng 2 -5 lít nước để lọc cua qua rá tre, hoặc rá inox để loại bỏ bã cua – lượng nước bao nhiêu tùy theo số người ăn.
Lọc tiếp bằng cách chắt tay từ nồi nọ đổ sang nồi kia. Mỗi lần lọc lại cho thêm chút nước để gạn bã cua. Lọc gạn cho đến khi sờ tay dưới đáy nồi nước cua không thấy cảm giác sạn tay là được.
Lọc xong cho vào nồi nước cua đồng 1 thìa to muối tinh, lấy đũa dài đánh tan (khoảng vài chục vòng theo một chiều) rồi cho lên bếp đun to lửa.
Khi nồi nước cua đồng gần sôi thì lấy muôi to khoắng nhẹ 1 lần cho gạch cua nổi đều lên trên.
Dùng muôi ép nhẹ gạch vào một bên nồi cho gạch chắc lại, – hoặc bếp đun rộng và phẳng (như bếp từ, bếp lửa…) thì đặt lệch nồi cua sang một phía, để nước sôi 1 bên, còn bên kia để cho gạch dạt vào và ngon mắt nhất – rồi vớt gạch để riêng.
- Chỗ màu cua khêu ra cho vào 1 thìa to nước mắm ngon vào ướp – nên làm ngay từ lúc khêu màu từ mai cua ra, kẻo để lâu màu cua ôi sẽ bốc mùi.
Video đang HOT
- Mỡ phần lợn ngon mua về thái dầy độ 5-6-7mm rán vàng, vớt tóp mỡ để riêng cho ráo mỡ.
- Hành khô lột vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi phi vàng lên, đổ chỗ màu cua ướp nước mắm vào xào cho lên màu rồi đổ lên trên bát gạch cua vừa vớt ra.
Ngoài bún riêu cua, còn nấu món miến riêu cua với những nguyên liệu này cũng rất ngon. Ảnh VTTN.
Cách chưng ớt khô:
Dùng chảo nhỏ đun nóng rồi đổ vài thìa mỡ nước vào.
Đổ tiếp ớt khô vào chưng lên. Lưu ý là món ớt chưng rất dễ bị cháy, nên cần đun nhanh và chú ý khi thấy ớt ngả vàng là tắt lửa ngay, đảo thêm ít phút cho ớt sậm màu.
Đun một nồi to nước sạch thả vào 1 thìa canh muối hạt, đổ rau muống vào và luộc chín thì vớt ra.
Cho tiếp rau rút vào chần qua rồi vớt ra.
Cách nấu nồi nước canh riêu cua ngọt
Sau đây là cách làm nồi canh riêu cua ngọt – khi nấu, hay khi ăn đa phần không vắt chanh hay tra dấm, mẻ gì, cách làm như sau:
Bắc nồi nước cua đồng lên đun sôi.
Cho 1,5 kg bún sợi to vào nồi nước canh cua đun sôi lại. Nêm lại mắm muối cho vừa ý, rồi có thể ủ nồi bún bằng khăn bông to cho bún ngấm nước cua trương to ra một chút.
Hoặc hạ nhỏ lửa đun thêm ít phút cho canh bún sôi lên.
Gắp rau muống rau rút cho vào đáy bát. Múc bún cua chan vào. Trên bát cho thìa gạch cua chưng màu và dăm miếng tóp mỡ và chút ớt chưng màu.
Ngoài món bún riêu cua đồng, người Hà Nội cổ còn nấu món miến riêu cua với những nguyên liệu này cũng rất ngon miệng.
Mê đắm với danh sách các món bún ngon ở Việt Nam theo từng vùng miền
Các món bún ngon ở Việt Nam giữ một vị trí đặc biệt trong nền ẩm thực. Nếu bún thang, bún chả miền Bắc cầu kỳ thì bún bò Huế, bún mắm nêm miền Trung đậm đà cuốn hút, bún mắm, bún nước lèo miền Nam lại ẩn chứa hương vị khó quên đằng sau chất dân dã, gần gũi từ những nguyên liệu vùng sông nước.
Là đất nước có truyền thống làm nông và trồng lúa nước lâu đời nên Việt Nam được mệnh danh là xứ sở của gạo và các món ăn chế biến từ bột gạo. Và nói tới đại diện tiêu biểu và phổ biến nhất của loại thực phẩm này không thể bỏ qua các loại bún.
Việt Nam là xứ sở của các món bún nước. Ảnh: Shashi_pham94.
Trong ẩm thực Việt Nam, bún là món ăn thường gặp vô vàn cách chế biến cũng như cách ăn khác nhau. Thậm chí các món bún ngon ở Việt Nam hầu như có mặt ở khắp mọi nơi, từ hàng quán bình dân đến nhà hàng sang trọng, từ quê đến phố. Có thể nói đi đến bất cứ tỉnh thành nào, người ta cũng bắt gặp những món ngon đặc trưng làm từ bún tùy vào sản vật đặc trưng của địa phương đó. Có lẽ vì vậy mà bún vô cùng phổ biến ở dãy đất hình chữ S này, chỉ xếp sau cơm và phở thôi.
Bún chả là thức quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội. Ảnh: kyluc.vn
Dù du lịch Hà Nội, Huế, Sài Gòn hay bất kỳ nơi nảo khác, bạn đều được thưởng thức được món bún với "muôn hình vạn trạng" cách thức chế biến, hương vị và cả hình thức trình bày của nó. Cùng LuhanhVietNam điểm qua top các món bún nổi tiếng và quen thuộc nhất nước nhé!
Mỗi vùng miền tỉnh thành lại có một món bún đặc trưng riêng tùy vào sản vật phổ biến và ngon nhất ở đó. Ảnh: hetagram_._
Điểm danh các món bún ngon ở Việt Nam vạn người mê
1. Bún chả Hà Nội
Thủ đô Hà Nội không chỉ là vùng đất mang vẻ đẹp cổ kính và là "thiên đường ẩm thực"của Bắc Bộ nói riêng và của Việt Nam nói chung. Ai đã từng đặt chân tới miền đất này sẽ khó mà quên được hương vị độc đáo, ấn tượng của các món ăn, nhất là món bún chả với vị ngon không đâu có thể lẫn được.
Bún chả là món ăn tiêu biểu cho ẩm thực Hà Thành. Ảnh: Manh_manh
Đúng như tên gọi, bún chả là món ăn bao gồm bún rối ăn cùng chả thịt lợn nướng trên than hoa. Có hai loại chả là thịt miếng hoặc thịt viên tẩm gia vị đậm đà, nướng chín thơm lừng. Món ngon Hà Nội này cũng không thể thiếu được một bát nước mắm chua cay mặn ngọt với đu đủ xanh ngâm chua chua ngọt ngọt ăn cùng rau sống để tạo sự hài hòa cho tổng thể. Có thể nói đây vừa là món chính vừa là thứ quà ăn vặt có sức sống lâu bền nhất của thủ đô.
Bún chả khi ăn có thể cho cả chén nước chấm vào tô bún, như các loại bún ăn với nước lèo khác. Ảnh: ducankitchen.com
2. Bún thang
Nếu bún chả có nguyên liệu chính là bún rối và thịt lợn ướp gia vị nướng lên thì bún thang có sự đa dạng về thành phần hơn. Món ngon này là bản hòa ca tổng hợp từ các vị ngon của hơn 20 nguyên liệu như xương heo, tôm sú, trứng vịt phối với giò lụa, nấm hương, thịt gà, cổ gà bỏ da, đầu tôm he, củ cải khô, sá sùng, mực khô, hành nướng, mắm, muối ủ cà cuống, hành lá, hành khô, rau răm, gừng nướng, nấm hương,...
Bún thang là món ăn đòi hỏi sự cầu kỳ ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, bước sơ chế cho đến khâu nấu nước lèo và công đoạn cuối cùng là bày biện các nguyên liệu để tạo thành tô bún hoàn hảo đúng chuẩn đầy sắc màu và cuốn hút.
Bún thang được xếp vào hàng đặc sản cao cấp trong các loại bún của Hà Nội. Ảnh: Baomoi
Có lẽ chính nhờ vậy mà món đăc sản nổi tiếng Hà Nội này không chỉ ngon miệng mà còn đẹp mắt. Thật vậy, từ xưa, món ăn này đã được xếp vào hàng đặc sản cao cấp bậc nhất và nằm trong top các món bún ngon ở Việt Nam.
Nếu đang chuẩn bị du lịch Hà Nội, đặt chân lên miền đất thủ đô thì đừng chần chừ mà hãy nhanh chân chọn cho mình quán bún thang gần nhất để thưởng thức món ngon này nhé.
Nguyên liệu để nấu bún thang rất đa dạng và cầu kỳ. Ảnh: baotintuc.vn
3. Bún mọc
Bún mọc là món ăn có xuất xứ từ làng Mọc (còn gọi làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là các viên mọc nấu trong nước dùng ăn kèm với bún (mọc vốn là tên để gọi giò sống). Người ta thường ăn bún mọc kèm với ớt, nêm thêm xíu mắm tôm, satế và rau sống, cuối cùng sẽ điểm thêm vài giọt chanh.
Ngoài mọc thì người ta còn cho thêm sườn non, chả quế thái miếng, thịt nạc băm, nấm mèo nêm thêm nước mắm có hòa chung ít đường để hoàn thành món ăn. Và chắc chắn không thể thiếu vài gắp bún với rau sống, rau muống, chuối, mắm tôm, ớt thái lát, satế, hành, ngò, chanh để tạo nên tô bún mọc đúng chuẩn.
Bún mọc thanh đạm dễ ăn. Ảnh: Webnauan
4. Bún riêu cua
Bún riêu cua được xem là món ăn bình dân và có nhiều phiên bản khác nhau ở từng vùng miền trên khắp cả nước nên khó có thể xem một trong các món bún nổi tiếng của ẩm thực Việt này là đặc sản của riêng tỉnh thành nào. Nhưng có một điều mà ai cũng có thể khẳng định là bún riêu cua là một món ăn truyền thống Việt Nam được biết đến rộng rãi bậc nhất.
Món ăn này có nguyên liệu hết sức bình dân, chỉ gồm bún (có thể là bún rối hoặc bún lá) và 'riêu cua' - nguyên liệu được nấu từ gạch cua, thân cua giã và đông lại thành khối. Phần nước dùng có cho thêm cà chua đã mang xào lên với dầu điều tạo màu tự nhiên cho món ăn, nêm thêm ít mỡ nước, mẻ ngấu cùng các loại gia vị quen thuộc của người Việt như nước mắm, muối, hành hoa.
Bún riêu cua là một món ăn truyền thống Việt Nam. Ảnh: Phụ nữ và gia đình
Khi ăn bún riêu, người ta thường cho thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, quyến rũ cho món ăn. Món bún bình dân nhưng vạn người mê này hay được ăn kèm với rau ghém (bông chuối thái nhỏ hay cọng rau muống chẻ sẵn). Do không hầm xương hay thịt lợn mà chỉ dùng cua đồng là chính nên bún riêu có vị chua thanh mát, dịu nhẹ rất dễ ăn mà lại không bị ngấy, người Việt thường dùng nhất vào mùa hè vì sự thanh mát, dịu nhẹ của nó.
Qua thời gian, bún riêu đã trở nên vô cùng phổ biến và được nâng cấp, từ món ăn bình dân, bán ở vỉa hè, góc phố trở thành đặc sản trong các nhà hàng. Nhưng có một điều không thay đổi được: bún riêu là món ăn chinh phục được đông đảo thực khách dù là khó tính nhất. Còn chần chờ gì mà không nhanh chân chạy đến quán quen gần nhất để thưởng thức một tô bún riêu thơm phức nào.
Bún riêu cua có mặt khắp nơi trên mọi miền đất nước.
5. Bún ốc
Bún ốc có vài điểm tương đồng với bún riêu và cũng được xem là một trong những món đặc sản của người Hà Nội. Dù ốc là thức ăn phổ biến, có ở nhiều vùng miền nhưng thường người ta thường luộc hoặc xào hay nấu thành món riêng chứ chẳng nơi nào có món bún ốc độc đáo như ở thủ đô. Và người ta cũng có thể dùng món ăn góp mặt trong các món bún ngon ở Việt Nam này làm quà ăn sáng, ăn trưa hay tối đều được.
Món bún ốc chinh phục thực khách nhờ vị chua dịu và thanh thanh rất dễ ăn lại không gây nặng bụng như các món khác. Một tô bún ốc truyền thống ngon đúng điệu thường bao gồm ốc, cà chua xào, đậu hũ... ăn cùng rau sống tươi mát. Có lẽ vì đặc trưng đó mà người ta dễ nghiện bún ốc vào những buổi trưa hè nóng nực hay chiều oi bức. Ở một số phiên bản bún ốc khác, người ta còn cho thêm giò hay thịt bò vào để món ăn thêm phần hấp dẫn và giúp no lâu hơn.
Bún ốc có vị chua dịu, thanh thanh rất dễ ăn. Ảnh: @bachuaviahe
6. Bún tôm Hải Phòng
Nếu Hà Nội nổi tiếng với bún chả, bún thang, bún riêu, ốc thì bún tôm đặc sản của ẩm thực Hải Phòng. Nguyên liệu chủ đạo của món ăn này nằm ngay trên tên gọi của nó là bún và tôm. Ngoài ra còn có mộc nhĩ, nấm hương, giò lụa, điểm lên trên chút hành lá cùng rau ăn kèm, thường là rau cần, rau cải xanh, thì là.
Hải Phòng có món bún tôm trứ danh đất Cảng. Ảnh: thuytrangg97
7. Bún đậu mắm tôm
Một trong các món bún ngon ở Việt Nam khác là bún đậu mắm tôm nguyên bản ở Trung Hương, ngõ Phất Lộc sẽ bao gồm bún lá ăn cùng đậu rán vàng, mắm tôm, chanh, đường, ớt cùng một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, rau húng, xà lách... Càng về sau này, người ta đã cho thêm nhiều thành phần khác để tạo thành những phiên bản bún đậu hiện tại như giò heo chiên, thịt heo luộc, lòng heo,... để món ăn thêm phần đầy đủ và phong phú.
Dù có nguồn gốc ở miền Bắc nhưng vì khá dễ ăn mà lại không cầu kỳ trong chế biến, giá thành rẻ phù hợp với thu nhập của nhiều người nên bún đậu được ưa chuộng rộng rãi ở cả ba miền đất nước.
Bún đậu mắm tôm là món ăn dân dã nhưng chứa đựng tinh hoa ẩm thực Bắc Bộ. Ảnh: thucthan
Dưới đây là gợi ý 5 quán bún đậu nổi tiếng ở Hà Nội mà bạn nên thử nếu có dịp du ngoạn thủ đô:
Quán bún đậu mắm tôm Hàng Khay với giá chỉ từ 45000 nghìn/suất.
Quán bún đậu mắm tôm Cây Bàng, Đại La với giá chỉ 30000 nghìn/suất.
Quán bún đậu Trung Hương, ngõ Phất Lộc với giá chỉ từ 20000 - 50000 nghìn/suất.
Quán bún đậu gốc đa Ngõ Gạch với khoảng 50000 nghìn/suất.
Quán bún đậu lòng nướng khu Hoàng Cầu với giá dao động từ 20000 - 60000 nghìn/suất.
Bún đậu Trung Hương, ngõ Phất Lộc, rất nổi tiếng. Ảnh: Toplist
8. Bún bò Huế
Rời các món bún ngon của Việt Nam ở miền Bắc, cùng đến với món ngon trứ danh mà tiếng tăm đã vang xa khỏi lãnh thổ nước ta ở miền Trung. Không chỉ là một trong những đặc sản miền Trung nổi bật nhất của xứ sở có nhiều đền đài lăng tẩm cổ xưa, món bún bò Huế chinh phục được vị giác của những thực khách khó tính nhất vì sự quyến rũ về cả nội dung và hình thức của nó. Nguyên liệu chính của món ngon này bao gồm bún, thịt bắp bò, giò heo nằm hài hòa trong phần nước dùng có màu đỏ gạch đặc trưng quyện thêm chút mắm ruốc cùng sả cây và sa tế sóng sánh làm nên hương vị rất riêng. Tùy theo sở thích của người nấu và cả người ăn mà người ta sẽ cho thêm thịt bò tái, chả cua, chả Huế (chả heo hay chả cua được quết nhuyễn) và các loại nguyên liệu khác vào tô bún.
Bún bò được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, nhiều dinh dưỡng. Ảnh: mightyinthemitten
Các gia vị khác là tăng thêm sức hấp dẫn cho món ăn là ớt bột, sa tế. Cuối cùng, tô bún bò Huế sẽ ngon lành và hoàn chỉnh nhất nếu được ăn kèm với rau sống tươi mát gồm có ít giá, rau thơm, xà lách, và bắp chuối xắt nhỏ. Nếu đang có kế hoạch du lịch cố đô thì nhớ thưởng cho mình một tô món bún bò thơm lừng nức mũi ở những địa chỉ ngon đúng điệu, bạn nhé.
9. Bún mắm nêm Đà Nẵng
Mảnh đất miền Trung nắng gió không chỉ có bún bò Huế góp mặt vào danh sách các món bún ngon ở Việt Nam, mà còn có một đại diện khác là bún mắm nêm Đà Nẵng. Dù là đặc sản bình dân và có thể tìm ăn ở bất cứ đâu trong thành phố nhưng bún mắm nêm không vì thế mà bị coi nhẹ. Trái lại món ăn có thành phần chính là bún, thịt heo luộc với nem chả và mắm mêm ăn kèm thêm rau sống, mít non luộc, đậu phộng rang này đã trở nên rất quen thuộc, gần gũi và gây nghiện với người dân Đà Nẵng hay khách du lịch đến đây.
Bún mắm nêm là đặc sản bình dân mà bạn có thể tìm ăn ở bất cứ đâu trong thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Trường Trung Cấp CET
10. Bún chá cá Nha Trang
Ở thành phố du lịch biển Nha Trang với những bãi tắm tuyệt đẹp có một món bún khiến nhiều người phải lòng bởi hương vị thơm ngon, thanh, trong, rất dễ ăn mà nó đem lại.
Thông thường, trong một tô bún chả cá Nha Trang đúng chuẩn sẽ luôn có chả hấp và chả chiên cùng vài lát cá tươi phi lê, điểm thêm lát dứa, miếng cà chua, với hành ngò và rắc ít tiêu. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ tươi của cá, chất ngọt thanh không lẫn vào đâu được của nước dùng vì tiết ra từ cá cờ, đầu cá thu cùng xương cá hầm. Nhai thử một miếng chả cá, sau khi thưởng thức độ dai sựt sựt ngon miệng bạn sẽ thấy đọng lại nơi đầu lưỡi hương vị mặn mòi và ngọt lành của xứ biển.
Bún chá cá Nha Trang có vị thanh, trong, rất dễ ăn. Ảnh: Ngọc Tân
11. Bún nước lèo
Ở các tỉnh miền Tây sông nước như Trà Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu thì bún nước lèo lại là một trong các món bún ngon ở Việt Nam được yêu thích nhất. Là xứ sở của các loại mắm cá nên người ta hay dùng mắm cá sặc, cá linh để nấu nước dùng cho bún thêm vị đậm đà, sau đó cho thêm hải sản như tôm, cá lóc tươi phi lê cùng da heo luộc xắt mỏng. Đặc biệt hơn cò có vài miếng thịt heo quay điểm lên trên tô bún nước lèo Sóc Trăng. Để dung hòa vị đậm đà của mắm cá trong tô bún, không thể thiếu rau thơm, bông điên điển, kèo nèo đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ.
Bún nước lèo đặc biệt nổi tiếng tại Trà Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Ảnh: Tripadvisor
12. Bún mắm miền Tây
Bún mắm là một biến tấu của món lẩu mắm trứ danh miền Tây. Phần nước dùng của món ngon này nấu từ cá linh, cá sặc giống như bún nước lèo nhưng có gia tăng một số gia vị khác nhau để tạo nên hương vị đậm đà đặc trưng riêng. Tô bún mắm hoàn chỉnh sẽ có phần bún sợi to vừa phải, tôm, mực, chả cá thác lác nhồi ớt, vài lát thịt heo quay với xâm xấp nước lèo đang sôi, ngoài ra còn có thêm vài lát cà tím chín đượm mùi mắm và rau thơm rắc lên.
Trải nghiệm món bún mắm Nam Bộ đầy hấp dẫn. Ảnh: Foodholicvn
Bún mắm thường được ăn chung với rau muống chẻ sợi hoặc bào mỏng, vài cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối xắt sợi, kèo nèo, giá và rau diếp cá. Nếu bạn đến vào đúng mùa nước nổi miền Tây thì rau ăn kèm bún nằm sẽ còn có bông điên điển, ngó sen cùng nhiều loại khác nữa.
Bún mắm miền Tây là biến tấu của món mắm kho. Ảnh: daynauan
Hiện tại, bún mắm đã không là món ăn riêng biệt người miền Tây nữa mà được đông đảo du khách biết tới và yêu thích bởi hương vị nồng đậm khó quên.
13. Bún thịt nướng
Trong danh sách các món bún ngon ở Việt Nam, bún thịt nướng là món hiếm hoi không có nước dùng. Xét về các thành phần thì bún thịt nướng có nhiều điểm tương đồng với bún chả Hà Nội vì cũng đều gồm bún tươi và thịt heo ướp gia vị rồi nướng trên than hồng, các loại rau dùng kèm đa dạng. Nhưng bún thịt nướng có vị thịt đậm đà hơn và nước mắm chua ngọt ăn kèm cũng nhiều vị mặn hơn một chút. Bún thịt nướng có mặt ở cả ba miền đất nước và cũng là một món ăn vô cùng phổ biến, cũng như khá dễ ăn. Bạn có thể dùng món này làm điểm tâm, bữa chính hay giữa bữa đều rất ngon và hấp dẫn. Yêu cầu của món bún thịt nướng là phần thịt được nướng vàng đều hai mặt rồi xắt nhỏ, khi ăn mang đậm hương thơm của sả và vừng; nước mắm chua ngọt ăn kèm phải vừa miệng nhưng hài hòa các vị chua cay mặn ngọt.
Tô bún thịt nướng hấp dẫn, thơm nức mũi làm xiêu lòng bao thực khách. Ảnh: toplist
Top các món bún trên chính là những món ngon quen thuộc mà không kém phần đặc sắc làm mê đắm bao thực khách, dù là khó tính nhất vì mỗi món ăn đều là bản hòa ca hài hòa của mùi hương, màu sắc và vị ngon đọng nơi đâu lưỡi. Cùng du lịch, khám phá vẻ đẹp của mỗi vùng miền khắp đất nước và thưởng thức từng món bún Việt Nam ngon tuyệt tại từng nơi đã đi qua, bạn nhé.
Cách làm bún riêu cua ngon chuẩn vị nhà hàng Bún riêu cua là món ăn dân dã ngon nứt tiếng tuy nhiên để làm được món bún riêu cua chuẩn vị ngon chinh phục được lòng người không phải là đơn giản. Mời các bạn tham khảo cách làm bún riêu cua ngon chuẩn vị được hutu giới thiệu một cách đầy đủ nhất bạn nhé. Chuẩn là một món ăn dân...