Ngon ngất ngây món hủ tiếu trộn với phần sốt mất 15 tiếng để chế biến
Món hủ tiếu trộn Thái tại quán ăn cùng tên của chị Ngọc Bích được nhiều người sành ăn tại Sài Gòn đánh giá là kỳ công, độc đáo và hấp dẫn.
Văn hóa ẩm thực Sài Gòn không chỉ có sự du nhập các món ăn từ nhiều nơi mà còn tự sáng tạo ra các món ăn lạ, hấp dẫn, đó có thể là một món ăn hoàn toàn mới hoặc một món ăn được kết hợp từ nhiều phong cách ẩm thực lại với nhau và món hủ tiếu Thái là một ví dụ cụ thể.
Chị Ngọc Bích, chủ quán hủ tiếu trộn Thái, cho biết món hủ tiếu trộn này là sự kết hợp của sợi hủ tiếu Việt và phần sốt trộn với nguyên liệu và cách chế biến kiểu Thái, điểm nhấn và là linh hồn của món hủ tiếu này chính là phần sốt trộn.
Các món ăn kèm hấp dẫn trong phần hủ tiếu trộn Thái thập cẩm tại quán NGUYỄN MINH TÂM
Để có thể tạo ra món sốt trộn hấp dẫn được nhiều thực khách yêu thích như vậy chị Bích chia sẻ: “Món sốt này phải mất 15 tiếng để có thể hoàn thành với nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi bí quyết và sự tỉ mỉ”, mỗi khi có khách gọi món chị Bích phải cẩn thận đun nóng phần sốt này lại nhằm tạo ra độ sánh để dễ dàng hòa quyện vào từng sợi hủ tiếu.
Không chỉ cuốn hút về hương vị, màu sắc bên ngoài của món hủ tiếu này cũng rất bắt mắt NGUYỄN MINH TÂM
Không nước lèo ăn cùng cũng không có những miếng xí quách to tướng thế nhưng món hủ tiếu trộn tại quán ăn này vẫn biết cách tạo ra sức hút riêng cho mình bởi sự hấp dẫn của những món ăn kèm cũng như phần sốt với hương vị hấp dẫn rất riêng mà hiếm nơi nào có được.
Video đang HOT
Phần tóp mỡ ăn kèm hấp dẫn trong món hủ tiếu trộn Thái NGUYỄN MINH TÂM
Không gian của quán hủ tiếu này tương đối nhỏ với từ 4 đến 5 chiếc bàn, quán mở bán từ sáng đến tối thế nên thực khách có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này vào nhiều thời điểm trong ngày.
Ăn sáng với món Thái
Cũng là những món hủ tíu, món bún quen thuộc, nhưng người Thái có cách chế biến khác người Việt nên món ăn có phần đậm đà với vị chua cay đặc trưng.
Hủ tíu xào tôm trứng
Nguyên liệu
Bánh hủ tiu khô (ngâm nước cho mềm).
Tôm sú tươi (bốn con cỡ vừa) bóc vỏ, bỏ đầu, chừa phần đuôi cho đẹp.
Trứng gà hai quả; đậu hủ hai lát.
Gia vị: nước cốt me, nước mắm, đường, dầu ăn, tỏi, hành tím băm nhỏ (mỗi thứ một muỗng canh); chanh; ớt bột; giá đỗ rửa sạch; hẹ thái khúc vừa ăn; đậu phộng rang giã giập.
Cách làm
Làm nước xốt: đun sôi hỗn hợp nước cốt me, nước mắm và đường, nêm cho vừa ăn. Khi xốt có vị chua, ngọt, mặn thì tắt bếp, trút xốt ra để riêng.
Cho chảo (1) lên bếp, thêm ít dầu ăn, chiên trứng, sau đó cắt thành miếng rộng khoảng 3cm.
Lấy chảo (2) để phi hành tím tỏi bằm cho thơm. Sau đó, cho tôm tươi vào xào chín, cho tiếp đậu hủ đã chiên vào, đảo đều tay.
Hủ tíu ngâm mềm, sau đó trụng qua nước sôi, đổ ra rổ cho ráo rồi đổ vào chảo (2), từ từ đổ nước xốt vào và đảo đều chừng một-hai phút. Nếu nhạt có thể nêm thêm gia vị, tiếp tục cho giá, hẹ, tôm, đâu hu vào đảo nhanh tay và một muỗng ớt bột (nếu ăn cay) tắt bếp. Sợi hủ tíu mềm, hơi dai cùng hương vị chua cay, mặn ngọt là món ăn thành công.
Đổ hủ tíu xào ra đĩa, xếp trứng lên mặt và rắc đậu phộng lên trên.
Bún Thái hải sản
Nguyên liệu
Tôm tươi (bốn con) bóc vỏ, bỏ đầu (để lại đuôi cho đẹp), trụng với nước sôi.
Mực ống tươi (một con), làm sạch, thái miếng vừa ăn, chần nước sôi (thêm ít gừng và rượu trắng để khử mùi tanh), vớt ra để riêng.
Bún tươi, rau muống bào, hoa chuối, riềng, sả, ớt, lá chanh, mùi tàu, cà chua, chanh tươi, nước cốt dừa, nước mắm, sa tế Thái.
Cách làm
Đặt nồi lên bếp, thêm một ít dầu ăn, sau đó cho sả, riềng, lá chanh vào xào chung tạo mùi thơm, thêm ít nước dùng, nước cốt dừa, nước chanh, một ít sa tế Thái, nêm nếm vừa ăn.
Cho nước dùng nóng hổi vào bát bún cung vơi hải sản, dùng nóng kèm rau.
Hương vị tuyệt vời đến từ điều đơn giản Cùng một món ăn, với thành phần như nhau nhưng đôi khi chỉ cần một chút nêm nếm tinh tế cũng tạo nên sự khác biệt làm ta nhớ mãi. Bạn có biết? Mỗi quốc gia đều có một bí quyết riêng tạo nên sự khác biệt trong ẩm thực, sự khác biệt ấy đều đi từ công thức chế biến, nguyên liệu,...