Ngon miệng với những món ốc miệt đồng
Có thể nói ngay rằng vùng sông nước Cửu Long Giang với đặc điểm địa hình là kênh rạch chằng chịt đồng hoang ngập nước mênh mông, nhiều ao đìa, lung bàu cỏ dại mọc đầy, … đó là môi trường lí tưởng cho các loài ốc sinh sống và phát triển.
Ốc chưa mang nổi thân ốc,
Mà còn đòi làm cọc cho rêu.
Ở miền Tây Nam bộ gần như chỗ nào có nước tự nhiên là có ốc sinh sống. Ốc có nhiều loại: ốc lát màu đen thường sống dưới gốc năng, lát; ốc gạo nhỏ con hơn, ốc đắng lại nhỏ hơn nữa thịt có vị đắng như tên gọi nên nó, ốc len đít nhọn, màu vàng nhạt. Trong số các loài ấy thì ốc lát, ốc đắng là phổ biến và thường được người dân quê lượm về ăn hơn cả. Chiều chiều, xong công việc ruộng đồng chỉ cần cầm cái rổ, cái thao đi lượm ốc đem về. Phụ nữ, trẻ con, người lớn tuổi đều có thể bắt ốc dễ dàng, …
Ốc miệt đồng
Ốc lát nướng muối tiêu
Ốc lượm về trước tiên cho vào thau ngâm với nước vo gạo để ốc nhả bớt chất bẩn. Nếu muốn nhanh có thể cho ngay ốc vào thau nước cùng vài trái ớt sừng trâu chín đập giập. Rồi dùng bàn chải cọ rong rêu, bùn đất cho sạch, để ráo nước.
Bên bếp than bữa cơm chiều chỉ cần kê miếng vỉ sắt lên rổi bỏ ốc lên nướng. Nước trong mình ốc sôi trên than hồng, ốc hả miệng, bung mài. Khi ấy người ta có thể ăn ngay, cũng có người bày vẽ bằng cách cho thêm ít nước mắm có trộn tiêu xay vào miệng ốc, nướng thêm chút thời gian nữa, ốc nướng tiêu có hương vị đậm đà khiến người ăn cơm hết nồi mà chưa muốn thôi.
Ốc luộc
Người dân quê có nhiều cách luộc ốc. Từ đơn giản cho đến cầu kỳ. Nhưng bằng cách nào đi nữa thì điều quan trọng là phải làm cho ốc nhả hết nhớt và chất cặn bả trong mình nó.
Nhanh nhất là cho ốc vào nồi luộc với lá sả. Nước sôi, ốc bung mài thì đổ ra rổ xốc mạnh cho ốc ráo nước và bung hết mài, lượm lá sả bỏ đi, ăn ốc lúc còn nóng. Nhà quê thường bẻ gai chanh đã già để lể phần thịt ốc ra khỏi vỏ cứng. Nước chấm thường là nước mắm ngon pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt cho thêm đậm đà.
Ốc luộc lá gừng
Cũng tương tự như vậy là cách ốc luộc cơm mẻ. Chế biến món này rất nhanh gọn. Ốc sau khi làm sạch cho vào nồi rồi pha loãng một tô cơm mẻ cùng một ít muối, đường, bột ngọt, sả, ớt bằm, thêm vài tép sả để nguyên đập giập, để vô. Bắc lên bếp luộc đến khi sả dậy mùi thơm, cơm mẻ bốc lên, ốc hở mặt là chín.
Ốc luộc sả
Làm một chén nước cơm mẻ pha với sả, ớt để chấm ốc. Ốc chấm cơm mẻ ăn với cơm nóng hoặc lai rai vài chung rượu đế thì thú vị biết dường bao bởi mùi vị hoang dã chốn bừng biền quyện vào món ăn dân dã này.
Video đang HOT
Trong các dị bản của món ốc còn có món ốc luộc hèm. Dân gian gọi bả rượu là hèm. Cái và nước hèm có vị chua bởi gạo đã được lên men trước khi cho vào nồi nấu lấy hơi làm rượu. Nước hèm đó dùng để luộc ốc.
Bắc nồi ốc lên bếp, đổ nước hèm vừa xâm xấp luộc sôi khi ốc bung mài là được. Nước chấm ốc luộc hèm cũng đa dạng, tùy sở thích nhiều nơi, có người thích chấm mắm gừng hoặc chấm với muối ớt đâm chung hoặc chấm với nước mắm chanh, tỏi, ớt,…
Ốc luộc hèm có mùi vị rất riêng, nước hèm lại giúp thịt ốc ngọt hơn so với cách luộc thông thường.
Nói đến ốc luộc không nên quên mấy con ốc đắng luộc kẹp với cơm dừa. Ốc đắng là họ hàng gần với ốc lát. Loài nhuyễn thể này mình tròn, to cỡ đầu ngón tay trỏ, màu nâu thẫm, đuôi nhọn. Chỉ cần xuống sông, dùng rổ thưa xúc phía dưới những giề lục bình, hay mò dưới mương vườn nơi những gốc cây, chà tre mục, những trái dừa bị sóc ăn rụng lâu ngày… người ta có thể bắt được vô số cá thể của chúng. Có lẽ vì thế mà câu ca dao thuở xưa nghe chừng não ruột:
Má ơi đừng đánh con đau,
Để con bắt ốc hái rau má nhờ.
Nhà quê, nhiều khi khách đến viếng thăm không phải lúc nào cũng có sẵn gà vịt để đãi đằng cho phải lẽ. Thôi thì vài con ốc đắng cũng không kém phần xôm tụ.
Ốc đắng rửa sạch cho vào nồi có lá ổi, sả, nhóm lửa lớn chờ nước sôi lên vài lần là ốc chín. Trong lúc này người ta hái dưa khô gọt, cạo rồi nạo lấy phần cơm trắng.
Rau rừng hái ngoài vườn hoang với các loại lá cách, lá cát lồi, đọt sộp, bông điển điển, … rửa sạch. Nước chấm chua cay pha từ chanh ớt, tỏi cho thật đậm đà.
Ốc vừa chín đổ ra rổ xốc nước, lể vài ba con ốc đắng cuộn trong lá rau có kèm ít miếng cơm dừa nạo chấm mắm để nhâm nhi vài chung rượu đế khi có bạn bè thăm viếng. Vị đắng của ốc, vị béo của dừa, mùi hoang dại của rau tất cả hợp thành món ăn ngon phải biết như cách nói của người miền Tây Nam bộ dành để tán thưởng nó.
Nhấp chén rượu cay nhai con ốc đắng,
Dạ thương người giỏi giắn đảm đang.
Gỏi bắp chuối trộn với ốc đắng
Ốc đắng luộc chín rồi lể lấy mình bỏ vào thau nước sạch có pha giấm, rửa sạch, để ráo. Bắp chuối xiêm hoặc bắp chuối hột xắt nhuyễn ngâm nước, vắt một miếng chanh để bắp chuối có màu trắng nhạt, không bị đen. Sau đó, vắt bóp nhẹ bắp chuối cho ráo nước, rưới vào gỏi nửa chén nước giấm có vài miếng tỏi ớt đâm dập và ít gia vị như bột ngọt, đường cát, nước mắm ngon. Cho mình ốc vào trộn đều với gỏi bắp chuối, rải lên dĩa gỏi một ít rau thơm xắt nhỏ cùng đậu phộng rang đâm hơi nhuyễn và ít lát ớt chín đỏ.
Ốc nhồi thịt
Chọn ốc to, làm sạch, rồi luộc lớt lá sả, lá chanh cho chín. Dùng gai nhọn lể lấy thịt ốc ra. Rửa phần thịt ốc với chút giấm có hòa nước muối để tẩy nhớt rồi để ráo. Dùng dao bén bằm nhuyễn thịt ốc. Để tăng thêm độ ngọt và chất dinh dưỡng dưỡng người ta còn bằm thêm ít thịt, gan heo, nấm mèo ngâm mềm, … Hành lá, hành củ xắt thật nhuyễn cùng tiêu xay, bột ngọt, nước mắm ngon,… Tất cả trộn chung lại rồi để một thời gian cho thấm.
Ốc nhồi thịt
Phần vỏ ốc đem luộc lại, rửa sạch, vẩy cho ráo nước. Hái lá gừng tươi lặt, rửa sạch, rồi đặt lá gừng ngang miệng vỏ ốc, cho hỗn hợp thịt ốc đã trộn đặt lên lá gừng, ấn sâu vào vỏ ốc. Có người còn để thêm vào đó hột tiêu sọ, tiêu xanh, … Nhồi thịt vào mình ốc xong thì cho vào nồi hấp cách thủy. Chừng khi ốc chín bày ra dĩa, nước mắm pha chanh đường, tỏi ớt, … Nhẹ tay kéo lá gừng ra khỏi mình ốc. Thịt nhồi đã chín thơm lựng quện với vị tiêu cay, cơm nóng ngào ngạt thì thật thú vị biết dường bao.
Ốc xào sả ớt
Ốc xào sả ớt
Cũng luộc chín ốc, lể thịt ra rửa lại cho hết nhớt, để ráo, chuẩn bị sả bằm thật nhuyễn rồi bắc chảo lên phi tỏi mỡ cho thơm, cho sả vô xào hơi vàng mới cho thịt ốc vô. Xào săn lại, nước rút ráo nêm nước mắm, bột ngọt, ít muối cho vừa ăn, thêm ít lát ớt chín rồi nhắc xuống. Ốc xào sả ớt ăn với cơm nóng, canh tạp tàng thì mồ hôi ra ướt áo, bao mệt nhọc của công việc đồng áng dường như tan biến hết.
Cơm ngon ăn với ốc xào,
Chan tô canh nóng mệt vào sẽ ra – Ca dao
Theo Danviet
Viettheritage - Căn nhà ngõ nhỏ với tình yêu lớn của ẩm thực Sài Gòn
Không phải là tấm biển lớn đặt ở con phố sầm uất, chỉ là một ngôi nhà nhỏ, có biển hiệu nhỏ nhắn, có cánh cổng mái che bằng gỗ màu nâu luôn luôn rộng mở nhưng Vietheritage thực sự là "ngôi nhà" luôn chờ đợi những thực khách tới Sài Gòn hoa lệ.
Nếu không quen đường xá, có thể bạn phải mất đôi chút thời gian để tìm ra nhà hàng Vietheritage. Tìm đến nơi rồi nhiều thực khách sẽ nghĩ "nhà hàng gì nằm trong con hẻm nhỏ xíu, kỳ cục, không bảng hiệu quảng cáo lớn". Nhưng rồi, bạn sẽ lại vẫn tìm đến, vẫn yêu và vẫn mê Vietheritage tự lúc nào. Chủ quán là người Sài Thành, vì tình yêu với ẩm thực Việt và muốn giới thiệu nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của quê hương với thực khách thế giới đã mở quán ăn nhỏ nhỏ xinh xinh này.Và cũng chính từ đó, Vietheritage đã là một địa chỉ thân thương những ai yêu thích các món ăn vùng miền Việt Nam.
Không gian sang trọng...
Nhà hàng giống như căn nhà nhỏ, giản dị, gần gũi, tầng trệt đủ cho khoảng 60 người còn không gian bên trên là những căn phòng nhỏ với thiết kế riêng biệt với từng "Gu" riêng nhưng không gian ấm cúng với những bộ bàn ghế gỗ sơn đen, sắc tường trắng dung dị. Những bài hát về quê hương vọng được dàn nhạc dân tộc hòa nhịp đưa thực khách trở về với những cánh đồng bát ngát thẳng cảnh cò bay, nhưng con đường thơ Thi Sách... của những ngày chưa xa. Rồi lọ hoa sen trên kệ, hồ cá nhỏ đặt ngay ngắn trong góc nhà. Tất cả đều được chăm chút cẩn thận, tỉ mỉ, làm nên nét duyên rất riêng tư của quán, làm cho những thực khách thêm "cảm" cái chất Việt ở nơi này.
... và đầy ấm cúng của Vietheritage
Thực đơn tại Vietheritage là những món ăn không quá cầu kỳ, nhưng mang đúng hương vị Việt gần gũi với bữa cơm hàng ngày. Mỗi mùa đặc biệt của năm, đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp cũng dành thời gian nghiên cứu để cho ra những món ăn mới. Mùa mưa có nấm mối, cuối năm có củ lù, rồi món lạ như Gà nướng nồi đất, Cá xào tay cầm, Gỏi cuốn... Yêu món Việt, mê Vietheritage để rồi mỗi lần bước qua khung cửa gỗ, băng qua khoảng sân nhỏ có cây, có hoa, trong căn nhà vẫn còn lợp mái ngói, thưởng thức món ngon mà ngỡ thực khách xa quê mới bay cả ngàn cây số để về nhà.
Gỏi sứa hải sản
Sườn heo nướng sả
Như một lời cám ơn đến thực khách, những người đã luôn xem VietHeritage như một ngôi nhà nơi họ có thể tận hưởng và giới thiệu ẩm thực Việt với bạn bè,nhà hàng VietHeritage gửi đến quý khách hàng Chương trình thẻ thành viên VietHeritage (tên viết tắt là MVH). Đến với chương trình MVH, khách hàng sẽ nhận được những ưu đãi đặc biệt không chỉ tại Nhà hàng VietHeritage mà còn tại các điểm dịch vụ của các đối tác thuộc chương trình, đồng thời nhận được các phiếu quà tặng sau những lần tích lũy điểm dịch vụ.
Để trở thành hội viên Chương trình Thẻ thành viên, Quý khách có thể tham khảo thông tin và đăng ký tham gia tại trang website www.vietheritage.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số hotline: 0913 020 138.
Địa Chỉ: 48A Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
Điện Thoại: (08) 6-2727-837 / 3930-2306
Hotline: 0914 13 30 38
Facebook: Facebook.com.vn/Vietheritage restaurant
Email: restaurant@vietheritage.com.vn
Vietheritage (Theo Giadinhonline.vn)
Nhớ con cua huỳnh đế Phú Quý Cuối tuần rảnh rỗi, lang thang siêu thị và bất ngờ thấy bán cua huỳnh đế. Dễ chừng hơn 10 năm rồi chưa được ăn lại món cua huỳnh đế hấp chấm muối tiêu chanh ở đảo Phú Quý quê tôi, nơi có hương vị thơm ngon nhất. Không như những loài cua thông thường khác, cua huỳnh đế to lớn đẫy đà,...