Ngon miệng, bổ dưỡng cùng với cách làm vịt tiềm hạt sen
Ngày hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu tới các bạn cách làm vịt tiềm hạt sen không những ngon lại giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho những người muốn tẩm bổ cơ thể. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
I. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 con vịt cỏ khoảng 1 – 1,2 kg.
- 2 gram thịt nạc vai xay nhỏ.
- 1 gram hạt sen tươi đã bỏ vỏ xanh.
- 1 gram cốm.
- 1 chén nhỏ miến đã ngâm sơ nước.
- Nấm tai mèo, nấm hương khô vừa đủ.
- Muối, tiêu, ngũ vị hương và các gia vị cần nêm khác.
Video đang HOT
- Một chút gừng tươi.
II. Các bước của cách làm vịt tiềm hạt sen.
Bước 1:
- Vịt cỏ làm sạch, nên chọn con vịt hơi già một chút cùng vì khi tiềm vịt sẽ mềm dai vừa phải. Nếu chọn vịt non hay vịt tơ, thì sau khi tiềm xong, thịt vịt sẽ bở, không ngon. Nếu không làm vịt được ở nhà bạn có thể mua loại vịt đã làm lông sẵn ngoài chợ về nhé.
- Vịt đã được làm thịt, rửa sạch lại với nước muối, đập dập gừng, băm nhỏ pha xát bên ngoài để khử mùi hôi của vịt, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Bước 2:
- Hạt sen bạn cũng rửa sạch và cho vào nồi luộc sao gần chín thì vớt ra để ráo nước. Hạt sen ăn vẫn còn sột sột.
Bước 3:
- Nấm tai mèo thái sợi nhỏ, nấm hương cắt bỏ cuống, miến cắt ngắn.
Công đoạn trộn nhân của cách làm vịt tiềm hạt sen như sau:
- Ta trộn tất cả các nguyên liệu bao gồm cốm, miến, nấm hương, thịt nạc vai, hạt sen, nấm tai mèo lại với nhau. Thêm tiêu và nêm gia vị vừa đủ. Sau đó, nhồi hỗn hợp đã trộn vào bụng vịt rồi khâu lại. Chú ý không nhồi quá lỏng, khiến vịt nhân dễ bung, hay nhồi quá chặt khiến nhân khó chín, vừa phải là được.
- Tiếp đến bạn quét 1 lớp bột ngũ vị hương bên ngoài da con vịt. Sau đó để ngấm trong vòng 10 phút. Rồi đem vịt xối qua 1 lớp dầu cho da hơi săn, chảy bớt mỡ lại.
- Công đoạn cuối cùng của cách làm vịt tiềm hạt sen đó là bạn cho vịt vào nồi áp suất, thêm nước săm sắp vịt. Đậy kín nồi và đun sôi khoảng 10-12 phút, sau đó tắt bếp và tiềm vịt thêm trong nồi 15 phút nữa là được.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành cách làm vịt tiềm hạt sen rồi đó. Món này có thể ăn không hoặc dùng kèm cơm, bún, mì đều rất ngon. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Cách biến tấu 5 món ăn với thuốc bắc lạ miệng, hấp dẫn
Chuẩn bị một nồi hầm nhỏ chứa vừa con chim, cho nấm hương, hạt sen, thuốc bắc vào đổ thêm nước, sau đó nêm gia vị vừa miệng. Đặt chim bồ câu vào và đậy nắp kín. Đun cách thủy khoảng 30-40 phút là được.
Các món ăn với thuốc bắc luôn được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị và giá trị dinh dưỡng của nó với sức khỏe. 5 món ăn sau sẽ khiến bạn mê mẩn.
Thuốc bắc thường được hãm, ninh trong nước để uống chữa bệnh. Những món ăn với thuốc bắc có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người có sức đề kháng yếu hay ốm vặt, để bồi bổ cơ thể và còn rất tốt cho bà bầu.
Món 1: Gà tiềm thuốc Bắc. Nguyên liệu: Gà ác, thuốc bắc, dừa xiêm, muối, đường. Thuốc bắc rửa sạch, để ráo nước. Gà ác sau khi rửa sạch với nước thì rửa qua với rượu trắng, để ráo nước hoặc lau khô sau đó cho vào nồi đất. Cho thuốc bắc và muối, đường vào trong nồi gà. Đổ thêm nước dừa xiêm vào rồi đem chưng cách thủy khoảng 2 tiếng đồng hồ là ăn được.
Món 2: Trứng vịt lộn hầm thuốc bắc. Nguyên liệu: Trứng vịt lộn, thuốc bắc, thịt gà, mì tươi, gia vị. Ngâm thuốc bắc rồi rửa sạch để ráo. Gà chặt thành từng đoạn vừa ăn. Rửa sạch trứng, lau khô. Luộc kỹ trứng, bóc vỏ và giữ lại phần nước có trong trứng. Xào săn thịt gà cùng với thuốc bắc, nêm nếm vừa ăn.
Đun sôi nước lọc, trút phần gà đã xào với thuốc bắc vào nồi, đun đến khi gà mềm, trút thêm phần hột vịt lộn đã bóc vỏ vào. Nêm nếm vừa ăn, tắt bếp. Mì tươi bạn trụng qua nước sôi, để ráo nước và trộn với 1 ít dầu ăn để các sợi mì không dính vào nhau. Dùng nóng với mì tươi.
Món 3: Chân giò hầm thuốc bắc. Nguyên liệu: Chân giò lợn, nấm đông cô, thuốc bắc, cà rốt, nước dừa, gia vị: muối, tiêu, hạt nêm. Chân giò đem cạo sạch lông, rửa sạch, chặt vừa ăn, chần qua nước sôi, vớt ra để ráo. Ướp chân giò với muối, tiêu trong khoảng 1 tiếng. Cà rốt, nấm đông cô và thuốc bắc rửa sạch.
Đun sôi nước dừa xiêm với nước cùng thuốc bắc cho đến khi nồi canh chuyển sang màu nâu đỏ thì cho chân giò đã ướp vào. Hầm nhỏ lửa cho chân giò chín mềm, cho cà rốt và nấm đông cô vào, đun sôi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Món 4: Dạ dày lợn hầm thuốc bắc. Nguyên liệu: Dạ dày lợn, thuốc bắc, gừng, hành lá, muối, tiêu trắng. Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát, hành lá rửa sạch cắt khúc khoảng 2- 3 cm. Dạ dày rửa thật sạch. Đun sôi 1 nồi nước, thêm hành lá, gừng, dạ dày vào luộc trong khoảng 10 phút.
Dạ dày chín thì vớt ra, thái miếng vừa ăn. Cho vào nồi thuốc bắc và dạ dày lợn vào. Đun liu riu trong 30-45 phút. Sau đó thêm muối, hạt tiêu, nấu trong 5 phút thì tắt bếp.
Món 5: Chim bồ câu hầm thuốc bắc. Nguyên liệu: Chim bồ câu, hạt sen, nấm hương khô, thuốc bắc, rượu trắng, gừng, ngải cứu, gia vị. Chim bồ câu đã sơ chế sạch sẽ được thui qua lửa để lớp da có màu vàng, thơm. Đun sôi 1 nồi nước nhỏ, cho rượu và gừng vào, cho chim bồ câu vào, đun sôi. Sau đó vớt chim ra để ráo. Nấm hương, hạt sen rửa sạch. Ngải cứu rửa sạch nhồi vào bụng chim bồ câu.
Chuẩn bị một nồi hầm nhỏ chứa vừa con chim, cho nấm hương, hạt sen, thuốc bắc vào đổ thêm nước, sau đó nêm gia vị vừa miệng. Đặt chim bồ câu vào và đậy nắp kín. Đun cách thủy khoảng 30-40 phút là được.
Học hỏi cách làm gà hầm táo đỏ ngon chuẩn đầu bếp nấu Công thức nấu gà hầm táo đỏ dưới đây sẽ giúp bạn tự tay nấu món ngon bổ dưỡng này cho mọi người trong gia đình mình mà không cần phải ra quán ăn. Bởi món ăn này rất dễ làm, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu cần thiết là có thể tự tay trổ tài làm một...