Ngon mà lạ với Lục Bình
Người miền Bắc là bèo Tây, người miền Nam kêu nó là cây lục bình. Và không biết từ khi nào thứ bèo ấy trở thành món ăn… lạ miệng của người dân phố thị.
Lục bình không chỉ được dùng làm nguyên liệu để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà nhưng lục bình còn là thực phẩm mà người dân miền tây rất ưa thích.
Người miền Tây thường bẻ những ngó non của cây lục bình và hái nguyên cả chùm bông lục bình đem về rửa sạch sau đó chế biến các món ăn. Lục bình nở rộ từ sáng sớm, khi sương đêm còn đọng ướt trên từng chiếc lá xanh và tàn héo lúc mặt trời lăn. Vì vậy muốn hái được nhiều bông, đọt lục bình tươi ngon phải hái chúng vào lúc sáng sớm.
Cánh bông lục bình mỏng như lụa, dễ dập nát nên khi rửa bông phải cẩn thận “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” thì rửa xong bông mới còn nguyên. Vị bông ngòn ngọt, mát mát, nhai vừa mềm và giòn xốp nhờ phần đài hoa. .
Ngó non của cây lục bình hái về rửa sạch, dùng nấu canh chua với cá nóc – một món ngon độc đáo mà đậm chất dân dã của người miền Tây, hay dùng ngó non cây lục bình làm chua sau đó chấm với nước mắm cá nướng.Cầu kỳ hơn có thể làm gỏi từ ngó lục bình. Ngó lục bình sau khi hái về, rửa sạch, dùng dao gọt đi phần vỏ của ngó – nằm ở phần cuối của ngó dùng để nối cây con với cây mẹ. Sau khi làm sạch ngâm với nước dấm, đường, để qua đêm và trộn với thịt gà luộc, ăn kèm với tráng thì ngon tuyệt cú mèo.
Video đang HOT
Ngoài ra, ngó non và bông xào với tóp mỡ, chấm nước mắm ăn cùng cơm nóng cũng tuyệt cú mèo. Nếu “sang” hơn, kiếm mớ tép bạc và xào lục bình. Đĩa lục bình xào tép chấm với nước tương hoặc nước mắm vắt chanh, dầm trái ớt hiểm thì ăn no cơm. Đây là món ăn độc đáo của bà con miệt vườn sông nước.
Với người miền Bắc, giờ đây bèo tây cũng đã trở thành đặc sản, thành món ăn sang khó kiếm. Nấu canh bèo tây, làm nộm bèo hay xào bèo với thịt, bò, tôm… thành đặc sản không phải muốn mà có. Ngày xưa, người dân nghèo khó mới biết đến món ăn từ rau lục bình, nhưng nay, tiếng lành đồn xa. Lục bình đã có mặt ở nhiều quán ăn sang trọng trong thành phố được dân sành ăn ưa thích. Chính vì thế thứ “rau đồng nội” này đã được các nhà hàng sáng tạo chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn níu giữ thực khách gần xa.
Gà hấp bưởi: Món đặc sản độc đáo, ăn là ghiền của người Đồng Nai
Về Đồng Nai mà không ăn món gà hấp bưởi này thì xem như lãng phí cả chuyến đi đấy.
Người miền Nam rất hay trong việc tận dụng những thức ngon, quả ngọt để tạo nên nhiều đặc sản. Bạn sẽ phải thán phục với sự kết hợp tài tình các loại trái cây vào món mặn như chôm chôm xào, canh mít...
Không dừng lại ở đó, về Đồng Nai bạn còn được người dân nơi đây đón tiếp bằng một món ăn vừa độc đáo về hình thức vừa mới lạ trong hương vị, đó chính là gà hấp bưởi. Gà hấp muối, gà hấp ống tre, gà hấp chanh... đã quá quen thuộc nên người dân Đồng Nai đã kết hợp những trái bưởi da xanh thơm ngon để biến tấu một phiên bản hấp dẫn chưa từng thấy.
Gà hấp bưởi - món đặc sản độc đáo của người Đồng Nai. (Ảnh minh họa)
Không hiểu ai đã nghĩ ra món này nhưng chỉ cần nhìn quả bưởi to tròn, "e ấp" bên trong là từng miếng thịt nóng hổi, chắc chắn ai cũng lấy làm tò mò "không biết sao mà người ta có thể để cả con gà chui vào quả bưởi được nhỉ?"
Làm cách nào mà người ta "bắt" con gà chui vừa vào quả bưởi như thế này? (Ảnh minh họa)
Thành phần chính của món ăn này đương nhiên phải có gà và bưởi. Tuy nhiên, cách lựa chọn nguyên liệu cũng phải thật khéo léo và kì công.
Gà hấp bưởi phải là loại gà ta, da vàng, thịt chắc ngọt, kích thước vừa phải. Sau khi làm sạch, chặt thành miếng, thịt gà được ướp cùng với gia vị như đường, muối, tỏi, hành... cho vừa ăn và thấm vị. Để tạo mùi thơm tự nhiên thì lá bưởi là phần phụ liệu được kết hợp cùng.
Thịt gà được ướp gia vị trước khi hấp. (Ảnh minh họa)
Khi chọn bưởi, người ta phải tìm những quả vừa chín tới, da còn độ xanh mướt và kích thước tương đối to. Nhẹ nhàng cắt ngang phần đầu và khéo léo lấy hết phần múi bên trong ra.
Bưởi được chọn phải có độ lớn vừa đủ và vừa chín tới. (Ảnh minh họa)
Vỏ bưởi tròn, rỗng ruột sẽ được tận dụng để nhồi thịt gà vào gọn gàng và đậy phần nắp lại. Hấp cả trái bưởi trong độ 45 phút để tất cả nguyên liệu chín đều và hài hòa cùng nhau. Chỉ cần mở nắp vỏ ra, làn khói nóng hổi dậy lên mùi thơm lừng xộc thẳng lên mũi làm ai cũng ngất ngây. Thịt gà vàng ươm, óng ánh và thấm tháp trong làn nước sốt trông vô cùng kích thích.
Hấp cả trái bưởi trong độ 45 phút để tất cả nguyên liệu chín đều và hài hòa cùng nhau. (Ảnh minh họa)
Điều khiến thực khách ấn tượng mạnh nhất là xớ thịt chín mềm, vừa ngọt vừa lẫn chút đắng thơm nơi đầu lưỡi. Nhấm nháp từ từ, cổ họng như lan tỏa một hương vị của làng quê mộc mạc mà tinh tế đến lạ.
Gà hấp bưởi có thể chấm cùng nước mắm tỏi ớt hoặc muối tiêu chanh để tăng thêm độ đậm đà. (Ảnh minh họa)
Ai cầu kì hơn thì trộn thêm đĩa gỏi ăn cùng để phần ăn giòn tươi, kích thích vị giác. (Ảnh minh họa)
Nhiều người đến Đồng Nai và có cơ hội thưởng thức món ăn này đã tấm tắc khen lấy khen để vì sự thơm ngon, độc đáo của chúng. Khám phá gà hấp bưởi, bạn sẽ hiểu hơn về nền văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng đất này.
4 món gỏi cá ngon dọc miền biển Việt Nam Ở Phú Quốc có món gỏi cá trích trứ danh, còn gỏi cá mai là món ăn du khách dễ tìm thấy tại Nha Trang, Khánh Hòa. Mỗi vùng biển khác nhau đều có những loại cá đặc trưng riêng, người dân miền biển đánh bắt và chế biến chúng thành những món gỏi dân dã. Du khách thử qua và ấn tượng...