Ngon lạ củ cải khô kho riềng, sả
Mỗi mùa nắng đều hiện về với sự rộn ràng nhất. Khi cá trích, cá cơm vào vụ, mạ mua về trước để ủ nắm.
Ngoài khả năng “hao cơm” thì củ cải kho riềng, sả cũng hợp khi ăn với cháo
Cái kho hàng mùa mưa của mạ luôn chứa nhiều ẩn số. Đó là thẩu mắm cà được cất phía dưới cái sập lúa. Đùm măng khô được treo tuốt trên cao. Cạnh đùm măng là đùm củ cải được bọc kỹ mấy lớp. Rồi cả đậu xanh, đậu phụng, ớt khô, bắp hạt… Cứ thế, mùa khó khăn lại trở thành sự đủ đầy theo cách đơn giản nhất. Ẩn số đó chính là những món ăn đầy lạ kỳ mà đôi khi mình không tưởng tượng được.
Mỗi mùa nắng đều hiện về với sự rộn ràng nhất. Khi cá trích, cá cơm vào vụ, mạ mua về trước để ủ nắm. Rồi nhà có đu đủ hay cà pháo thì tranh thủ phơi để ướp cùng với cá. Vậy là đông về có mắm cà mặn mà, để qua mùa rét. Cả mấy búp măng mọc quanh nhà nữa. Măng nhỏ thì ăn ngay, măng to thì cắt nhỏ, luộc rồi phơi. Đến khi mưa, rét thì mang ra nấu xáo với lạc rang giã mịn. Những món mùa đông hiện về, không thể thiếu món củ cải kho riềng sả “hao cơm” mà trong phút ngẫu hứng nào đó, mạ đã nghĩ ra.
Tôi vẫn luôn tự hào về khả năng biến tấu của mạ. Từ cái bắp chuối bình thường để thành “thịt gà chay”. Từ mấy lát măng khô cũng thành món “bò kho” riêng biệt. Thì những lát củ cải khô kết hợp với riềng, sả … khỏi nói anh em chúng tôi ngon miệng đến thế nào.
Thời gian khi còn nhỏ, nhà hay trồng củ cải mỗi khi ra tết. Và khi đến hè thì đã cho thu hoạch. Một phần ăn ngay với các món xào, kho, hầm lấy nước. Phần còn lại, luôn nhiều hơn, mang phơi khô. Củ cải phơi khô làm nên nhiều món đặc biệt. Có hôm mạ kho với nước tương, có hôm làm mềm ra để xào với tóp mỡ. Thế mà, món ấn tượng nhất từ củ cải mà đến giờ được ăn vẫn cảm giác y như lần đầu, đó là củ cải khô kho cùng riềng sả. Bây giờ, nhớ hương vị ngày xưa thì cũng mua đôi ba ký củ cải ngoài chợ về phơi.
Video đang HOT
Riềng, sả là hương vị chính dễ nhận thấy nhất khi ăn món này. Nhưng còn rất nhiều gia vị khác để tạo nên sự đặc biệt cho món ăn như gừng, nghệ, tỏi, ớt, và cả quả thơm nữa. Cũng không hiểu sao mạ có thể kết hợp thật nhiều thứ như vậy, nhưng ngon thì phải nói là “nhức nách”. Phần nguyên liệu cứ đi quanh nhà là có, là quả thơm vừa chín, riềng sả nơi bờ ruộng, gừng tỏi thì có bao giờ thiếu trong bếp.
Tôi đã thấy mạ làm thật tỉ mỉ cho món ăn này. Trước tiên là ngâm củ cải khô cho ngấm nước và mềm ra, rồi vắt ráo. Riềng, gừng thì thái sợi. Sả xắt lát. Tỏi, ớt, nghệ thì giã nhỏ. Thơm thì gọt vỏ, cắt lát mỏng rồi vắt riêng phần nước. Thơm càng ngọt thì món ăn càng ngon. Khi mọi thứ sẵn sàng thì mới bắt đầu xào nấu.
Đầu tiên, mạ cho ít mỡ heo vào chảo để phi cùng với nghệ và sả. Khi sả lên mùi thơm, nghệ hơi róm lại thì cho những phần hương liệu còn lại vào cùng một lúc. Tiếp tục phi lên để tạo mùi thơm. Sau đó cho phần xác thơm và củ cải. Rồi nêm nếm muối, nước mắm. Phần nước thơm cho vào sau để tạo độ ngọt tự nhiên cho món ăn. Có nghĩa là, món ăn sẽ lại thật lành vì các loại nguyên liệu đã sẵn vị ngọt ngon.
Thường thì nấu ăn, phần cảm quan của tay, của mắt thật quan trọng. Thật khó để định đoán chừng nào muối, chừng nào tiêu, chừng nào lửa, chừng nào thời gian. Sự tập trung và tận tâm mới mang đến một món ăn hoàn hảo đúng nghĩa. Mạ cũng chưa bao giờ ghi ra rõ để nói với con mình là 2 muỗng muối, 3 muỗng nước mắm hay bao nhiêu ml dầu. Mọi thứ đều tự nhiên và phù hợp. Những gì mạ nấu đều ẩn hiện những điều rất riêng để mỗi đứa ngon luôn nhận diện được hương vị.
Củ cải khô kho riềng sả là món có phần nguyên liệu được chuẩn bị dài dòng nhất. Nó đi từ mùa nắng tới tận mùa mưa mới được thưởng thức. Bởi thế, có những món ăn không chỉ trong nhất thời muốn là có mà phải ấp ủ từ những giọt sương của mùa xuân, cái nắng của mùa hạ rồi mùa đông mới ngon lành, ấm áp đến thế.
Du lịch Đà Nẵng thưởng thức gỏi cá Nam Ô
Nam Ô là một làng chài nằm ngay dưới chân đèo Hải Vân, thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, nơi từng nổi tiếng với nghề làm nước mắm đã có truyền thống lâu đời và còn được biết đến với món gỏi cá đã thành thương hiệu ẩm thực dân gian.
Gỏi cá Nam Ô đã trở thành một trải nghiệm ẩm thực không thể bỏ qua đối với du khách phương xa khi đến với thành phố biển Đà Nẵng. Do được chế biến từ cá sống mới đánh bắt, còn tươi rói nên phải ăn đặc sản này ngay tại Nam Ô mới đúng điệu.
Để chế biến món ăn, có thể dùng nhiều loại cá: cá mòi, cá trích, cá tớp, cá cơm... nhưng theo những đầu bếp có kinh nghiệm thì thích hợp nhất là cá trích. Cá trích sống gần bờ, thường được đánh bắt vào buổi sáng sớm nên còn gọi là cá trích mai.
Thịt cá tươi ngon, có vị ngọt, săn chắc, trừ những ngày biển động còn thì lúc nào cũng sẵn có nên là nguồn nguyên liệu dồi dào cho món gỏi.
Chọn những con cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, khi rửa thêm chút muối và giấm vào nước để khử mùi tanh. Lóc bỏ xương, tách đôi thân cá, cắt thành từng miếng nhỏ, ép ráo nước rồi ướp gia vị cho thấm, đặc biệt không thể thiếu nước mắm Nam Ô nguyên chất.
Nước cốt ép cá được giữ lại để chế biến nước chấm, đây cũng chính là yếu tố quan trọng làm nên hương vị đặc trưng của gỏi cá Nam Ô.
Cá đã được trộn với thính, đậu phộng, mè rang, bánh tráng bóp vụn...
Gỏi cá Nam Ô có hai loại: khô và ướt. Gỏi khô thường dành cho những thực khách mới thưởng thức món này lần đầu, còn với người đã sành ăn thì gỏi cá ướt đậm đà hơn.
Gia vị để ướp cá là gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính. Với gỏi khô, cá đã ép ráo nước được cho vào hỗn hợp gừng, riềng, tỏi, ớt hiểm giã nhuyễn cùng chanh, giấm gạo rồi trộn đều khoảng 10 phút cho ngấm rồi vớt cá ra cho lên đĩa.
Rắc thính và lăn cá cho thính bám đều - thính được cho là có tác dụng khử vi khuẩn cá sống. Đậu phộng và mè rang cho dậy mùi thơm, giã nhỏ trộn vào cá cùng bánh tráng nướng bóp vụn. Bánh tráng làm cho cá khô ráo hơn, còn mè và đậu phộng làm tăng vị béo, thơm...
Cách ướp gia vị làm gỏi ướt cũng giống như gỏi khô nhưng cá sau khi ướp được ngâm trong chén nước mắm nên đậm mùi vị hơn.
Từng miếng thịt cá mỏng, màu trắng hồng trong veo chỉ nhìn thôi đã rất bắt mắt, muốn động đũa ngay.
Gỏi cá Nam Ô chỉ ngon trọn vẹn khi ăn kèm các loại rau như xà lách, húng lủi, húng quế, dấp cá, dưa leo, chuối chát, trái vả..., đặc biệt là các loại rau hoang dã như đọt xoài non, đinh lăng, lá ổi, đọt sim, ngành ngạch...
Tất cả được cuốn với bánh tráng, chấm với nước chấm được pha chế đặc sánh. Món gỏi cá Nam Ô như chứa đựng hương vị nồng nàn của biển, của rừng và cả cái tình của người làng biển Nam Ô chân chất, ăn một lần là nhớ mãi...
Theo Doanhnhansaigon.vn
Gỏi cá đục đánh gục cơn sầu Ở vùng biển, gỏi là món ăn phổ biến. Có thể lập một 'sơ đồ' gỏi như gỏi cá chuồn, cá hố, cá trích, cá cơm, cá rựa... Gỏi cá đục Nhưng theo các "tín đồ" gỏi vùng ven biển Phổ Châu, Phổ Thạnh (H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) thì không gỏi nào "qua mặt" nổi gỏi cá đục. Sau khi làm sạch, cá...