Ngồi tù vì sửa kết quả kiểm nghiệm thép tàu ngầm Hải quân Mỹ
Một nhà luyện kim người Mỹ đã nhận bản án 2,5 năm tù do sửa kết quả thử nghiệm độ bền của thép sử dụng làm vỏ tàu ngầm Hải quân Mỹ.
Tàu ngầm USS Connecticut của Hải quân Mỹ. Ảnh: AP
Kênh RT (Nga) đưa tin Thẩm phán Tòa án quận tại Tacoma, bang Washington, Benjamin Settle đã kết án bà Elaine Thomas (67 tuổi) vào ngày 14/2. Công tố viên Nick Brown nhận định bà Thomas đã phản bội niềm tin của Hải quân Mỹ trong 32 năm và “cố tình đẩy các thủy thủ cùng chiến dịch quân sự vào rủi ro”.
Bà Thomas từng là giám đốc phòng thí nghiệm của công ty Bradken chuyên cung cấp thép cho quân đội. Điều tra toàn diện của Hải quân Mỹ kết luận bà Thomas đã thông qua việc sử dụng thép kém chất lượng cho tàu ngầm quân sự trong hơn một nửa số đơn đặt hàng bà xem xét.
Trước đó, bà Thomas trần tình với các nhà điều tra rằng thử nghiệm với thép được làm lạnh tới -73 độ C và chịu tác động của lực từ quả lắc là “ngớ ngẩn” bởi tàu ngầm quân sự không hoạt động ở nơi có nhiệt độ như vậy. Trong 3 thập niên qua, bà Thomas đã làm sai kết quả của 240 cuộc thử nghiệm, chuyển từ không đạt điều kiện sang được thông qua.
Video đang HOT
Luật sư của Thomas biện hộ rằng bà là “người tốt đã phải chịu áp lực công việc dẫn đến kết quả sai”. Theo vị luật sư, áp lực xuất phát từ tình trạng bất công bằng giới tính khi phải làm việc ở môi trường chủ yếu là nam giới. Bà Thomas là người phụ nữ đầu tiên nhận bằng luyện kim từ Đại học Washington và nhận giải thưởng quý giá của ngành.
Sai phạm của bà Thomas lần đầu bại lộ vào năm 2017 khi Hải quân Mỹ chi 14 triệu USD để kiểm nghiệm liệu các vỏ tàu ngầm của họ có an toàn hay không. 30 vỏ tàu ngầm sử dụng thép do bà Thomas kiểm nghiệm sẽ được kiểm tra thêm.
Công ty Bradken đã sa thải bà Thomas sau khi phát hiện sai phạm liên quan đến kết quả thử nghiệm. Công ty cũng đạt thỏa thuận dân sự với chính phủ Mỹ và chấp nhận trả 10,9 triệu USD.
Các công tố viên cho biết thép sử dụng để sản xuất tàu ngầm cần phải đạt được một số tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo phần thân tàu hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt của “viễn cảnh chiến tranh”. Các tàu ngầm cũng đối mặt với rủi ro va chạm như vụ việc tàu USS Connecticut va vào ngọn núi ngầm ở Biển Đông vào tháng 10/2021 khiến 12 thủy thủ bị thương.
Mỹ cách chức hạm trưởng tàu ngầm va chạm ở Biển Đông
Mỹ cách chức ba sĩ quan, gồm hạm trưởng, trên tàu ngầm USS Connecticut va chạm núi ngầm ở Biển Đông, cho rằng sự cố có thể ngăn chặn được.
Phó đô đốc Karl Thomas, tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, hôm 4/11 quyết định cách chức hạm trưởng Cameron Aljilani, hạm phó Patrick Cashin và chỉ huy kíp sonar Cory Rogers sau sự cố tàu ngầm tấn công lớp Seawolf va phải núi đá ngầm ở Biển Đông. Những chức vụ này tạm thời được giao cho các sĩ quan khác.
"Sự cố lẽ ra đã được ngăn chặn nếu phán đoán đúng đắn, ra quyết định thận trọng và tuân thủ các quy trình bắt buộc trong lập kế hoạch điều hướng, thực hiện nhóm giám sát và quản lý rủi ro", thông cáo của Hạm đội 7 cho hay.
Tàu ngầm USS Connecticut rời cảng ở Mỹ để làm nhiệm vụ hồi tháng 5. Ảnh: US Navy.
Quyết định được đưa ra hơn một tháng sau khi tàu ngầm USS Connecticut va chạm với núi ngầm không có trên hải đồ khi làm nhiệm vụ ở Biển Đông. 11 thủy thủ bị thương và tàu ngầm phải nổi suốt một tuần để di chuyển về căn cứ Guam.
Hải quân Mỹ cho biết lò phản ứng hạt nhân và không gian bên trong tàu ngầm Connecticut "làm đủ công năng và không bị ảnh hưởng" sau sự cố, trong khi hai quan chức quốc phòng Mỹ tuần trước tiết lộ USS Connecticut đã bị hỏng bể dằn phía trước mũi. Giới chuyên gia ban đầu cho rằng phía trên mũi tàu và vòm thủy âm không có dấu hiệu hư hại, nhưng một cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ nhận định mũi tàu đã được tháo bỏ và hệ thống định vị thủy âm (sonar) của USS Connecticut đang ngâm dưới nước biển.
Sau khi đánh giá thiệt hại ở Guam, tàu sẽ trở lại căn cứ tàu ngầm của Mỹ ở Bremerton, bang Washington để sửa chữa.
Vụ va chạm có thể gây thiệt hại kinh tế rất lớn và ảnh hưởng tới năng lực tác chiến của hải quân Mỹ, do USS Connecticut là một trong ba chiếc thuộc lớp Seawolf, loại tàu ngầm tấn công đắt nhất thế giới với chi phí ước tính tới 8,5 tỷ USD/chiếc.
Tàu ngầm Mỹ đâm núi ngầm ở Biển Đông Mỹ mở hai cuộc điều tra sự cố tàu ngầm ở Biển Đông Ảnh nghi chụp tàu ngầm Mỹ sau va chạm ở Biển Đông
Chuyên gia nói gì về sự cố tàu ngầm Mỹ đâm phải "núi ngầm" ở Biển Đông? Giới chuyên gia nhận định có nhiều nguyên nhân có thể khiến tàu ngầm năng lượng hạt nhân USS Connecticut đâm phải núi ngầm ở Biển Đông, nhưng khả năng xảy ra các sự cố như vậy là khá hiếm. Tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut của Hải quân Mỹ (Ảnh: USN). Đầu tháng trước, tàu USS Connecticut đã gặp sự cố ở...