Ngồi tù, mất chức vì lái xe khi say rượu
Theo luật tại Vương quốc Anh, lái xe trong lúc say rượu là tội hình sự. Giới hạn nồng độ cồn trong máu là 0,08% tại Anh, xứ Wales và bắc Ireland, còn ở Scotland là 0,05%.
Người lái xe chỉ cần ngồi trong xe hoặc đứng gần phương tiện của mình cũng có thể bị truy tố nếu c ảnh sát chứng minh được rằng họ đang lái xe dưới sự ảnh hưởng của cồn.
Hồi tháng 9 vừa qua, thủ môn Hugo Lloris, 31 tuổi, đội trưởng đội tuyển quốc gia Pháp vừa đoạt vô địch World Cup, hiện đang đầu quân cho đội bóng Tottenham Hotspur của Anh bị phạt 50.000 bảng Anh (tương đương 65.130 USD) và cấm thi đấu 20 tháng vì lái xe tại London trong tình trạng say rượu.
Mức phạt lái xe say rượu cao nhất ở Anh là phạt tiền gần 100.000 USD (hơn 2 tỷ đồng) và treo bằng 20 tháng. Đó là trường hợp của ngôi sao truyền hình Ant McParrtlin, 42 tuổi, khi ông lái xe trong lúc say rượu và đâm nát ba chiếc xe hơi, làm bị thương một bé gái 4 tuổi hồi tháng 4 vừa qua. Ngôi sao này thừa nhận cuộc sống của anh đã thay đổi hoàn toàn, sự nghiệp dang dở.
Năm 2017, hãng taxi công nghệ Uber tại Mỹ đối mặt khoản tiền phạt 1,13 triệu USD vì dung túng cho tài xế lái xe trong tình trạng say rượu. Tờ New York Times đưa tin, Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng của bang California, Mỹ phát hiện hãng này vi phạm luật “không khoan nhượng” vì không xử lý nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về tình trạng lái xe say rượu. Theo tài liệu của Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng California, năm 2017, hãng này nhận được 2.047 khiếu nại, nhưng mới chỉ sa thải 574 lái xe. Mức phạt đề nghị này được cho là lớn nhất từ trước tới giờ tại Mỹ.
Tại Đức, những người lái xe chuyên nghiệp tuyệt đối không được uống rượu bia (bao gồm lái xe khách, xe tải). Những người mới lái xe trong vòng hai năm hoặc người lái xe dưới 21 tuổi cũng không được lái xe sau khi uống rượu bia. Thậm chí, người đi xe đạp cũng bị giới hạn nồng độ cồn trong máu là 0,16%. Nếu vượt quá mức 0,16%, người đi xe đạp cũng bị phạt giống như người đi ô tô. Mức phạt thấp nhất là 500 euro (gần 14 triệu đồng) và một tháng treo bằng. Nếu tái phạm thì mức phạt sẽ nặng hơn rất nhiều (thường gấp đôi, ba, bốn lần).
Năm 2016, Aida Hadzialic, 29 tuổi, Bộ trưởng Giáo dục Thụy Điển, bị phạt 5.000 USD khi lái xe trong tình trạng say rượu. Cảnh sát dừng xe của bà khi bà đi xem hòa nhạc trở về với nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép. Bà gọi đây là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình và ngay lập tức đệ đơn xin từ chức. Trước đó, năm 2014, bà trở thành người Hồi giáo gốc Bosnia- Herzegovina đầu tiên làm bộ trưởng tại Thụy Điển.
Hyderabad ở miền Nam Ấn Độ là một trong những thành phố có hình thức phạt nghiêm khắc nhất Ấn Độ đối với các lái xe say rượu. Tính đến cuối tháng 4/2018, ngoài mức phạt tiền, có tới 95 trường hợp lái xe bị phạt tù từ 2 đến 10 ngày vì lái xe trong tình trạng say rượu. Cảnh sát giao thông của Hyderabad cho biết, trong số những người vi phạm này, có 8 trường hợp bị tước bằng lái xe vĩnh viễn, 41 trường hợp bị treo bằng lái. Không những thế, những người bị bắt vì lái xe khi say rượu sẽ còn gặp nhiều rắc rối khi xin việc trong các cơ quan nhà nước hoặc khi xin cấp hộ chiếu, visa.
L.A (TỔNG HỢP)
Video đang HOT
Theo TPO
EU và Anh: Cuộc "thi gan" trước thời khắc "chia ly"
Liên tiếp trong hai ngày qua, cả EU và Anh cũng đưa ra những tuyên bố đầy cứng rắn khiến cho triển vọng vào việc hai bên có thể đạt được thỏa thuận vào tuần sau ngày càng mơ hồ. Giới phân tích nhận định, EU và Anh hiện như hai "tay chơi" trong một cuộc "thi gan", trong đó bên này nhất quyết chờ đợi bên kia nản lòng trước.
Tuần đàm phán cam go
Liên minh châu Âu và Anh đã nối lại đàm phán kể từ ngày 8/10, đồng thời thống nhất sẽ đàm phán liên tục trong tất cả các ngày cho đến khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh EU vào hai ngày 17 và 18/10.
Theo kế hoạch, giới lãnh đạo EU và Anh sẽ cố gắng ký được một thỏa thuận trước hội nghị này trên cơ sở những nhận định khá lạc quan mà Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Junker từng đưa ra cuối tuần trước, đó là "Anh và EU đã tiến rất gần đến thỏa thuận" và "nếu không đạt được thỏa thuận vào tháng 10 thì sẽ vào tháng 11". Trước đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Donald Tusk cũng tuyên bố thỏa thuận Brexit có thể đạt được vào cuối năm 2018.
Anh và EU đang trong tuần đàm phán đầy khó khăn trước Hội nghị thượng đỉnh EU vào tuần sau. Ảnh: News Sky
Giới quan sát từng dự đoán về khả năng phía Anh sẽ đưa ra một vài nhượng bộ nhỏ liên quan đến vấn đề biên giới trên đảo Ireland, bởi sau khi kết thúc Đại hội đảng Bảo thủ, vị thế của bà Theresa May được củng cố nên nữ Thủ tướng Anh có thể mạnh dạn đưa ra các đề xuất mới.
Thế nhưng, mọi việc đã không diễn ra suôn sẻ như dự đoán, thậm chí giới chuyên gia đã nhận định tuần đàm phán quyết định giữa Anh và EU đang dần rơi vào bế tắc. Nhận định này được đưa ra sau khi một quan chức của Anh tuyên bố nước này sẽ không thể tiến tới bất kỳ thỏa thuận nào với EU mà không có một cơ chế định hình quan hệ song phương trong tương lai.
Trong khi đó, EU cũng kiên quyết cho rằng sẽ không tiếp tục đàm phán nếu Anh không đưa ra những đề xuất về vấn đề biên giới Ireland - Bắc Ireland mà EU có thể chấp nhận được. Lẽ ra theo dự kiến, ngày 10/10, Ủy ban châu Âu sẽ công bố một bản dự thảo về Brexit.
Tiếp đến, vào ngày 12/10, đại diện 27 nước thành viên EU sẽ họp để rà soát các bước tiến trong đàm phán Brexit. Đến ngày 15/10, các cố vấn của các nguyên thủ 27 nước sẽ nhóm họp ở Brussels để chuẩn bị lần cuối cho Hội nghị thượng đỉnh EU.
Dù vậy, kế hoạch công bố bản dự thảo vào hôm nay đã bị hủy bỏ. Thay vào đó, 27 nước thành viên còn lại của EU sẽ tập trung vào việc chuẩn bị các kịch bản cho đất nước mình phòng trường hợp Anh và EU không thể đạt được thỏa thuận cuối cùng Brexit.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của EU, Anh là nước đầu tiên đưa ra quyết định rời khỏi khối, và một cuộc đàm phán li hôn chưa từng có tiền lệ sau khi đã gắn bó với nhau 40 năm dĩ nhiên không bao giờ dễ dàng, nhất là khi hai bên có những sự ràng buộc về địa lý, về lịch sử dân tộc, về chính trị....
Dù vậy, trong suốt hơn 2 năm qua, các nhà đàm phán của Anh và EU đã rất nỗ lực để có thể đạt được một thỏa thuận Brexit ít đau đớn nhất cho cả hai. Nhưng đến thời điểm cần nhượng bộ, khi chỉ còn chưa đầy nửa năm nữa là Anh sẽ phải ra khỏi mái nhà chung châu Âu, diễn biến trong hai ngày qua cho thấy cả Anh và EU đều không chấp nhận "xuống nước" trước, đẩy cuộc đàm phán trong tuần quyết định này thành một cuộc "thi gan" mà bên này nhất định chờ bên kia nản lòng trước.
Chuyện "con gà - quả trứng"
Khúc mắc lớn nhất hiện nay giữa Anh và EU và quan hệ thương mại giữa hai bên cũng như vấn đề đường biên giới giữa xứ Bắc Ireland của Anh và Cộng hòa Ireland - một thành viên của EU.
Yêu cầu tiên quyết của Liên minh châu Âu là Anh phải có những sửa đổi trong đề xuất Brexit của mình, theo đó, bất kể thỏa thuận Brexit nào giữa hai bên đều phải đảm bảo duy trì một đường biên giới mở giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, bảo toàn điều khoản cốt lõi nhất của Hiệp ước hòa bình năm 1998 sau nhiều thập kỷ xung đột.
Bà Theresa May đang tỏ ra cứng rắn với EU để giảm sức ép trong nội bộ đảng Bảo thủ. Ảnh: PA
Với quan điểm này, EU kiên quyết tuyên bố rằng sẽ không công bố một đề xuất nào về quan hệ thương mại với Anh trong tương lai nếu như Anh không đưa ra các đề xuất sửa đổi về vấn đề đường biên giới Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, cho dù đã có những thông tin cho rằng EU đã chuẩn bị một bản thỏa thuận thương mại với Anh tương tự như bản thỏa thuận thương mại của khối với Canada.
Trong khi đó, một số nguồn tin nội bộ của Anh cho biết, chính phủ nước này đã tính tới một số phương án nhượng bộ trong vấn đề biên giới Ireland. Ví dụ chính phủ Anh có thể đồng ý duy trì một chính sách khác biệt cho xứ Bắc Ireland với phần còn lại của nước Anh nếu Nghị viện Bắc Ireland chấp nhận, hay việc kiểm tra thông quan hàng hóa giữa Anh và Cộng hòa Ireland có thể được thực hiện ở một điểm sâu trong lãnh thổ Anh thay vì thực hiện ngay tại đường biên giới.
Dù vậy, điều kiện để Anh đưa ra những đề xuất nhượng bộ này là châu Âu phải công bố một tuyên bố chính trị về quan hệ đối tác kinh tế và chính trị giữa Anh và EU trong tương lai. Nói cách khác, Anh đang "đẩy bóng" sang "chân" của EU, cho rằng bước đi quyết định đang phụ thuộc hoàn toàn vào đoàn đàm phán của EU.
Những tính toán của cả Anh và EU đang đẩy tiến trình đàm phán Brexit vào một vòng luẩn quẩn, như cách mà mọi người vẫn nói về câu chuyện "con gà" và "quả trứng" - một câu chuyện không có lối thoát với kịch bản xấu nhất là Anh sẽ ra khỏi EU mà không đạt bất cứ thỏa thuận nào.
Theo giới phân tích, nếu như trước đây, Anh bị đánh giá là bên "lép vế" hơn trong cuộc đàm phán với EU, và nhiều khả năng nước này sẽ phải nhượng bộ trước để có được thỏa thuận với EU.
Nhưng gần đây, những bất đồng trong nội bộ đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh Theresa May đang đẩy vấn đề diễn tiến theo chiều hướng khác. Nhiều thành viên trong đảng Bảo thủ, nổi bật nhất là cựu Ngoại trưởng Boris Johnson đã cáo buộc kế hoạch Brexit của bà Theresa May với những nhượng bộ nhất định trước EU hoàn toàn đi ngược lại nguyện vọng của những cử tri đã bỏ phiếu muốn rời khỏi EU cách đây hai năm.
Có lẽ chính phủ Anh đang tính toán rằng, bằng cách tỏ ra cứng rắn hết mức có thể với EU, bà Theresa May sẽ tranh thủ được sự ủng hộ trong nội bộ đảng, giảm áp lực đối với cá nhân bà Theresa May về việc từ bỏ Kế hoạch Chequers mà nội các đạt được hồi tháng 7, thậm chí là kêu gọi bà từ chức.
Thực tế này cho thấy, thời gian còn lại trước thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh EU vào tuần sau sẽ tiếp tục chứng kiến cuộc "thi gan" đầy căng thẳng giữa hai bên. Dù vậy, theo giới phân tích, cho dù tỏ ra ngoài mặt như thế nào, cả Anh và EU thực sự không mong muốn một kịch bản Brexit không có thỏa thuận, bởi điều đó sẽ mang tới những hậu quả tiêu cực cho cả hai phía.
Vấn đề trong "cuộc chơi" giữa Anh và EU bây giờ là thời gian. Một số nhà phân tích dự đoán rằng, những thỏa thuận quan trọng nhất sẽ được hai bên "găm giữ" tới những thời khắc cuối của tuần đàm phán này, nhiều khả năng là vào đêm cuối cùng trước khi khai mạc Hội nghị thượng đỉnh châu Âu diễn ra vào tuần sau.
Thúy Ngọc
Theo baonghean
Brexit: Kịch bản tồi cho "cuộc ly hôn"? Tương lai của đường biên giới 500 km giữa khu vực Bắc Ireland (thuộc Vương quốc Anh) với Cộng hòa Ireland là một trong những vấn đề lớn nhất chưa được giải quyết. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nhận định, dù các đề xuất mà Thủ tướng Anh Theresa May cùng Nội các của bà đưa ra thời gian gần...